Những điều nhà đầu tư cần biết về cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment)

      Những điều nhà đầu tư cần biết về cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment)

      Onehousing image
      7 phút đọc
      25/06/2024
      Tìm hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế đối với nhà đầu tư, qua đó nhận biết được những cơ hội và rủi ro trong đầu tư toàn cầu.

      Cán cân thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần nắm vững khi tham gia vào thị trường tài chính toàn cầu. Hiểu rõ về khái niệm này sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được xu hướng tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát và các biến động kinh tế. Đặc biệt, việc nắm bắt các thành phần tạo nên cán cân thanh toán quốc tế sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt và chính xác hơn trong việc quản lý rủi ro, tối ưu hóa lợi nhuận.

      Tìm hiểu khái niệm cán cân thanh toán quốc tế

      Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment) là tổng hợp của tất cả các giao dịch kinh tế được thực hiện dưới dạng tiền tệ giữa một quốc gia và các quốc gia khác, bao gồm:

      • Các giao dịch thương mại được thực hiện bởi cá nhân, doanh nghiệp trong nước hoặc chính phủ của quốc gia đó.
      • Các đối tượng giao dịch thương mại bao gồm hàng hóa, dịch vụ, tài sản và vốn.

      Tất cả các giao dịch này được ghi nhận trong một báo cáo của quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

      nhung-dieu-nha-dau-tu-can-biet-ve-can-can-thanh-toan-quoc-te-balance-of-payment-anh1

      Cán cân thanh toán quốc tế là tổng hợp các giao dịch bằng tiền tệ giữa quốc gia này và các quốc gia khác (Ảnh: Exness)

       

      4 loại cán cân thanh toán quốc tế mà nhà đầu tư cần biết

      Đọc tiếp

      Cán cân thanh toán quốc tế được chia thành 4 loại chính như sau:

      • Cán cân thời điểm: Thể hiện các khoản thu và chi ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú tại một thời điểm cụ thể.
      • Cán cân thời kỳ: Thể hiện các khoản thu và chi ngoại tệ của người cư trú và người không cư trú trong một giai đoạn nhất định.
      • Cán cân song phương: Thể hiện các khoản thu và chi ngoại tệ giữa hai quốc gia.
      • Cán cân đa phương: Thể hiện các khoản thu và chi ngoại tệ giữa một quốc gia và toàn bộ các quốc gia khác trên thế giới.

      Tìm hiểu về cấu tạo của cán cân thanh toán quốc tế

      Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 4 thành phần chính như sau: Cán cân vốn (Capital Account), Cán cân vãng lai (Current Account), Sai sót và nhầm lẫn (Errors and Omissions), Cán cân bù đắp chính thức (Official Reserve).

      Cán cân vốn (Capital Account)

      Cán cân vốn là một phần của cán cân thanh toán quốc tế, ghi lại tất cả các giao dịch về tài sản, bao gồm cả tài sản thực và tài sản tài chính, giữa người cư trú trong nước và người cư trú nước ngoài. Tài sản thực gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, thiết bị,... trong khi tài sản tài chính bao gồm tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu,...

      Cán cân vốn thể hiện các giao dịch kinh tế liên quan đến chu chuyển vốn trong đầu tư trực tiếp, vay và trả nợ nước ngoài, đầu tư danh mục, chuyển giao vốn một chiều và nhiều hình thức khác giữa người cư trú và người không cư trú.

      Cán cân vốn gồm có:

      • Cán cân vốn dài hạn: Ghi lại các dòng vốn dài hạn chảy vào và ra khỏi một quốc gia, bao gồm các khoản đầu tư trực tiếp, gián tiếp và các loại vốn dài hạn khác.
      • Cán cân vốn ngắn hạn: Ghi lại các dòng vốn ngắn hạn chảy vào và ra khỏi một quốc gia, bao gồm tín dụng thương mại ngắn hạn, tiền gửi, mua bán có giá trị ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối,...
      • Cán cân vốn chuyển giao một chiều: Gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích đầu tư hay các khoản nợ được xóa.

      nhung-dieu-nha-dau-tu-can-biet-ve-can-can-thanh-toan-quoc-te-balance-of-payment-anh2

      Cán cân vốn là một phần của cán cân thanh toán quốc tế (Ảnh: MISA AMIS)

      Cán cân vãng lai (Current Account)

      Cán cân vãng lai trong cán cân thanh toán quốc tế là mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa, dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Cán cân vãng lai bao gồm 4 mục chính:

      • Cán cân thương mại (Trade Balance): Đây là thành phần quan trọng trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán, ghi nhận những thay đổi trong xuất - nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Cán cân thương mại thể hiện mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
      • Cán cân dịch vụ (Service Balance): Cán cân này ghi lại tất cả các khoản thu chi từ hoạt động dịch vụ giữa người cư trú và người không cư trú trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Các hoạt động này bao gồm dịch vụ vận tải, du lịch, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, và nhiều dịch vụ khác.
      • Cán cân thu nhập (Income Balance): Cán cân thu nhập ghi nhận các khoản thu nhập từ lao động (tiền lương, thưởng) và thu nhập từ đầu tư, cũng như tiền lãi của cả người cư trú và không cư trú.
      • Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Unilateral Transfer): Cán cân này bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, cũng như các chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vật cho mục đích tiêu dùng. Những hoạt động này diễn ra giữa người cư trú và người không cư trú trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

      Sai sót và nhầm lẫn (Errors and Omissions)

      Các khoản mục nhầm lẫn và sai sót có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

      • Giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú rất đa dạng và phong phú. Do đó, quá trình thống kê và sao chép các danh mục thương mại có thể xảy ra sai sót.
      • Các ghi nhận trong cán cân thanh toán có thể được thực hiện vào các thời điểm khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch do tác động kinh tế của các thời gian khác nhau.
      • Một số khai báo có thể có sự khác biệt so với giá trị thực tế nhằm mục đích trốn thuế.
      • Không thống kê được các khoản giao dịch kinh tế ngầm và không chính thức.

      nhung-dieu-nha-dau-tu-can-biet-ve-can-can-thanh-toan-quoc-te-balance-of-payment-anh3

      Errors and Omissions là một thành phần quan trọng của cán cân thanh toán quốc tế (Ảnh: Linkedln)

      Cán cân bù đắp chính thức (Official Reserves)

      Cán cân bù đắp chính thức là khoản cân đối tài khoản kế toán nhằm mục đích đưa các mục ở bên Có và bên Nợ về tổng bằng 0.

      Cán cân bù đắp chính thức bao gồm 3 khoản mục chính:

      • Dự trữ ngoại hối quốc gia: Bao gồm các dự trữ bằng vàng, ngoại tệ mạnh và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ. Quy mô dự trữ ngoại hối nhỏ hay lớn sẽ phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà quốc gia lựa chọn áp dụng, bao gồm chế độ tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định.
      • Vay nợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và từ các ngân hàng Trung ương khác.
      • Thay đổi khoản dự trữ của các ngân hàng Trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập thanh toán.

      Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế là gì?

      Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò như sau:

      • Ở tầm vi mô: Cán cân thanh toán cho thấy mức cung và cầu ngoại tệ, đồng thời giúp dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, cán cân này còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giao dịch ngoại tệ.
      • Ở tầm vĩ mô: Cán cân thanh toán phản ánh chính sách đối ngoại và chính sách thương mại quốc tế của quốc gia. Cán cân giúp điều tiết sự di chuyển của các dòng vốn như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và xuất khẩu vốn. Bên cạnh đó, cán cân thanh toán còn tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ quốc gia và việc điều chỉnh chính sách tỷ giá.

      Ví dụ: Khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt, lượng cầu ngoại tệ vượt quá lượng cung trên thị trường ngoại hối. Khi đó, đồng nội tệ sẽ mất giá. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ thường áp dụng thắt chặt tiền tệ nhằm giảm tiêu dùng và hạn chế nhập khẩu.

      nhung-dieu-nha-dau-tu-can-biet-ve-can-can-thanh-toan-quoc-te-balance-of-payment-anh4

      Cán cân thanh toán quốc tế giúp chính phủ đưa ra chính sách kinh tế phù hợp (Ảnh: VIB)

      Như vậy, hiểu biết về cán cân thanh toán quốc tế là điều vô cùng cần thiết đối với bất kỳ nhà đầu tư nào muốn tham gia thị trường toàn cầu. Cán cân thanh toán quốc tế không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe kinh tế của một quốc gia mà còn giúp nhà đầu tư nhận diện được các cơ hội và rủi ro tiềm ẩn. Thông qua việc phân tích chi tiết các thành phần của cán cân này, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

      Xem thêm 

      Những điều nhà đầu tư cần biết về chỉ số EBITDA

      Lắng nghe câu chuyện của "siêu" nhà đầu tư bất động sản: Cơ hội cho người mới là gì?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương