Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và tài chính. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân (hoặc tổ chức) tại một quốc gia vào quốc gia khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Để giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về loại hình đầu tư này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về khái niệm, đặc điểm của FDI cùng mối quan hệ giữa FDI và thị trường chứng khoán.
FDI là tên viết tắt của Foreign Direct Investment - hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giải thích một cách đơn giản, đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân (hoặc tổ chức) ở quốc gia A vào quốc gia B, bằng cách lập nhà xưởng sản xuất hoặc cơ sở kinh doanh tại quốc gia B. Khi đó, các cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sẽ có toàn quyền kiểm soát hoạt động và quản lý tài sản của cơ sở kinh doanh mà mình thành lập.
FDI là hình thức đầu tư trực tiếp dài hạn của nhà đầu tư tại thị trường nước ngoài (Nguồn: VIB)
Thông thường, một nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức FDI thường có mục đích:
Để giúp các nhà đầu tư đạt được những mục đích kể trên, FDI sở hữu những đặc điểm nổi bật như:
Bất cứ hoạt động đầu tư nào cũng có những lợi ích và rủi ro nhất định. FDI không phải ngoại lệ.
Lợi ích dễ thấy nhất của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là mang lại cơ hội mở rộng kinh doanh và thu lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể tận dụng lợi thế về đất đai, nguồn lao động giá rẻ tại nước ngoài để phát triển hoạt động mà không cần chi trả quá nhiều chi phí ban đầu.
FDI giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận kinh doanh nhờ cắt giảm vốn đầu tư ban đầu cho nhà xưởng, nhân công (Nguồn: CrmViet)
Bên cạnh đó, FDI cũng ảnh hưởng tích cực đến nước tiếp nhận đầu tư bằng cách tạo việc làm cho người lao động, đóng góp vào hoạt động phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời góp phần phổ biến công nghệ mới và trao đổi mô hình kinh doanh tiên tiến giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, tham gia vào thị trường đầu tư FDI cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải đối mặt với những rủi ro chính trị, thay đổi luật pháp và biến động tài chính của nước tiếp nhận đầu tư.
Có 3 loại hình đầu tư FDI phổ biến hiện nay là FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang và FDI tập trung, trong đó:
FDI có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán của một quốc gia. Mối quan hệ giữa FDI và thị trường chứng khoán khá phức tạp, luôn tác động qua lại lẫn nhau. Các doanh nghiệp FDI có thể đóng vai trò quan trọng khi niêm yết cổ phiếu trên sàn và tăng vốn hóa thị trường.
Chẳng hạn khi một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp vào một công ty trong nước, thị trường chứng khoán thường cũng sẽ đón nhận chuyển biến tích cực. Bởi lẽ sự gia tăng vốn hóa có thể giúp lĩnh vực đầu tư trở nên đáng tin cậy hơn, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường.
FDI đóng một phần quan trọng vào sự biến động của thị trường chứng khoán tại một quốc gia (Nguồn: Báo Nhân Dân)
Mặt khác, vốn FDI cũng phải đối mặt với những rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính nước ngoài. Sự biến động này có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán trong nước, góp phần quyết định sự tăng - giảm trong giá cổ phiếu.
Tóm lại, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ mang lại những lợi ích cho nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế chung của các quốc gia. Bên cạnh lợi ích, FDI cũng có một số rủi ro nhất định. Trước khi quyết định đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư cần đánh giá một cách toàn diện để hiểu rõ về FDI, từ đó đưa ra quyết định đầu tư bền vững và thông minh nhất.
Xem thêm: