Khớp lệnh và nguyên tắc khớp lệnh trong đầu tư chứng khoán | OneHousing

      Khớp lệnh và nguyên tắc khớp lệnh trong đầu tư chứng khoán

      Onehousing image
      7 phút đọc
      20/06/2024
      Khớp lệnh là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất về đầu tư chứng khoán. Mời bạn cùng tìm hiểu khái niệm và nguyên tắc khớp lệnh trong bài viết sau.

      Khớp lệnh là một trong những thuật ngữ quan trọng nhất mà nhà đầu tư chứng khoán cần phải nắm rõ trước khi tham gia vào thị trường. Để tìm hiểu chi tiết về khái niệm, nguyên tắc và các loại khớp lệnh, mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết sau đây.

      Khớp lệnh là gì?

      Khớp lệnh là việc bên mua và bên bán cổ phiếu thực hiện xong thỏa thuận trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Nói theo cách khác, đây là tình trạng người mua và người bán đồng ý với một mức giá cụ thể, thông qua hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Trong đó, giao dịch khớp lệnh của các nhà đầu tư sẽ được ghép với nhau dựa trên các nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường theo mức giá.

      khop-lenh-va-nguyen-tac-khop-lenh-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-1

      Khớp lệnh trong đầu tư chứng khoán là tình trạng bên mua và bên bán đồng ý với một mức giá cụ thể thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến (Nguồn ảnh: Báo Người Lao Động)

       

      Các nguyên tắc khớp lệnh

      Đọc tiếp

      Thực tế, trong các giao dịch chứng khoán, quá trình khớp lệnh sẽ được thực hiện dựa trên các nguyên tắc ưu tiên sau đây.

      • Nguyên tắc ưu tiên theo giá

      Với nguyên tắc này, các lệnh (cả mua và bán) có giá tốt hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Cụ thể, lệnh mua có giá cao hơn sẽ được thực hiện khớp lệnh trước. Ngược lại, với lệnh bán, mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên.

      Ví dụ: Có hai lệnh mua cổ phiếu với mức giá lần lượt là 17.000 đồng/cổ phiếu và 15.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, vì có mức giá cao hơn nên lệnh mua 17.000 đồng/cổ phiếu sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

      khop-lenh-va-nguyen-tac-khop-lenh-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-2

      Nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh theo giá sẽ thực hiện khớp các lệnh mua với giá cao hơn và lệnh bán với giá thấp hơn trước (Nguồn ảnh: stockprice)

      • Nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh theo thời gian

      Theo nguyên tắc này, khi các lệnh giao dịch có cùng mức giá, nếu lệnh nào được đưa vào hệ thống trước thì sẽ được khớp lệnh trước.

      Ví dụ: Hai lệnh mua cùng có mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, một lệnh được đặt vào lúc 11 giờ sáng và một lệnh được nhập vào lúc 12 giờ trưa. Như vậy, dựa trên nguyên tắc ưu tiên về thời gian, lệnh được nhập vào lúc 11 giờ sáng sẽ được ưu tiên khớp lệnh khi có lệnh bán với mức giá tương tự.

      • Nguyên tắc ưu tiên khách hàng

      Với các lệnh có cùng mức giá và thời gian nhập lệnh như nhau, việc khớp lệnh sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên là khách hàng trước, rồi mới đến khối tự doanh - các công ty mua bán chứng khoán cho chính mình.

      Ví dụ: Khách hàng A và công ty X cùng nhập lệnh mua cổ phiếu lúc 11 giờ sáng với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, lệnh mua của khách hàng A sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

      khop-lenh-va-nguyen-tac-khop-lenh-trong-dau-tu-chung-khoan-onehousing-3

      Nguyên tắc ưu tiên khách hàng sẽ thực hiện khớp lệnh của khách hàng trước rồi mới đến khối tự doanh nếu các lệnh có cùng mức giá và thời gian nhập như nhau (Nguồn ảnh: Stockbiz)

      • Nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh theo khối lượng

      Nguyên tắc này được sử dụng trong trường hợp đối tượng thực hiện giao dịch đều là khách hàng hoặc khối tự doanh, có cùng mức giá và thời gian nhập lệnh. Lúc này, lệnh mua, bán nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện khớp lệnh trước.

      Ví dụ: A và B nhập lệnh mua cổ phiếu lúc 12 giờ sáng với cùng mức giá là 22.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, khối lượng mua của A và B lần lượt là 1.000 cổ phiếu và 500 cổ phiếu. Lúc này, lệnh mua của A sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước theo nguyên tắc ưu tiên về khối lượng.

      Các loại khớp lệnh được sử dụng trong giao dịch chứng khoán

      Khớp lệnh định kỳ (Phiên và lệnh ATO/ATC)

      Khớp lệnh định kỳ là hình thức giao dịch được thực hiện dựa trên cơ sở so khớp lệnh mua và bán trong cùng một thời điểm xác định, để tìm ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất. Hình thức này thường được Sở giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định mức giá mở cửa và đóng cửa.

      Ví dụ: 

      Cộng dồn

      Nhà đầu tư

      Đặt mua

      Giá

      Chào bán

      Nhà đầu tư

      Cộng dồn

      Khớp lệnh

      9.000

      M1

      4.000

      100.000

      4.000

      B1

      4.000

      4.000

      5.000

      M2

      2.000

      101.000

      2.000

      B2

      6.000

      5.000

      3.000

      M3

      2.000

      102.000

      1.000

      B3

      7.000

      3.000

      1.000

      M4

      1.000

      103.000

         

      7.000

      1.000

           

      104.000

      6.000

      B4

      13.000

      -

      Bảng trên cho biết sổ lệnh có sự tham gia của các nhà đầu tư B1, B2, B3, B4, M1, M2, M3, M4 với mức giá và khối lượng cụ thể. Ngoài ra, bảng cũng cho biết cột cộng dồn khối lượng nếu thực hiện khớp lệnh ở mức giá tương ứng. Theo đó, mức giá 101.000 đồng có khối lượng khớp lệnh cao nhất, đạt 5.000 cổ phiếu. Như vậy, 101.000 đồng sẽ là mức giá được chọn làm giá khớp lệnh định kỳ.

      Quy tắc khớp lệnh: Mức giá khớp lệnh cuối cùng của phiên sẽ là mức giá mà có khối lượng mua bán thành công nhiều nhất. Đồng thời, sàn giao dịch sẽ tự động thống kê bằng tổng lũy kế khối lượng mua và khối lượng bán dựa trên nguyên tắc ưu tiên với giá mua cao hơn và giá bán thấp hơn. Ngoài ra, nếu có nhiều mức giá thỏa mãn nguyên tắc ưu tiên về giá thì giá được chọn sẽ trùng hoặc nằm gần với giá của lần khớp lệnh gần nhất.

      Các loại lệnh trong giao dịch chứng khoán theo phương thức định kỳ bao gồm:

      • Lệnh giới hạn LO: Đây là lệnh mua bán chứng khoán tại các mức giá đã xác định hoặc được cho là tốt hơn. Loại lệnh này thường có hiệu lực từ thời điểm xác nhập vào hệ thống giao dịch đến khi hết phiên, hoặc khi hủy bỏ khớp lệnh.
      • Lệnh ATC/ATO: Đây là lệnh mua, bán chứng khoán với mức giá tại thời điểm đóng hoặc mở cửa phiên giao dịch. Khi so khớp lệnh, các lệnh này thường được ưu tiên thực hiện trước lệnh LO. Tuy nhiên, nếu lệnh hoặc phần mềm không khớp lệnh này sẽ bị loại bỏ.

      Khớp lệnh liên tục

      Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch chứng khoán dựa trên nguyên tắc so khớp lệnh mua và bán ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống.

      Ví dụ: 

      Lệnh mua

      Đặt mua

      Giá mua

      Lệnh bán

      Đặt bán 

      Giá bán

      M1

      1.500

      51.000

      B

      3.000

      50.000

      M2

      1.500

      52.000

           

      Bảng trên cho biết sổ lệnh với sự tham gia của các nhà đầu tư M1, M2, B với khối lượng và mức giá mua, bán cụ thể. Theo đó:

      • Nếu thứ tự nhập lệnh lần lượt là B, M2 và M1 thì sẽ có 3.000 cổ phiếu được khớp lệnh với mức giá 50.000 đồng.
      • Nếu thứ tự nhập lệnh vào hệ thống lần lượt là M1, M2 và B thì sẽ có 1.500 cổ phiếu được khớp lệnh với mức giá 51.000 đồng cho lệnh M1 và 1.500 cổ phiếu được khớp lệnh với giá 52.000 đồng cho lệnh M2.
      • Nếu lệnh được nhập vào hệ thống theo thứ tự là M1, B và M2 thì sẽ có 1.500 cổ phiếu được khớp lệnh với giá 51.000 đồng và 1.500 cổ phiếu được khớp lệnh với giá 50.000 đồng.

      Trong giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục, các loại lệnh tiêu biểu nhất là:

      • Lệnh khớp sau giờ (PLO): Đây là loại lệnh mua, bán được đặt ở mức giá đóng cửa, sau khi lệnh ATC đã kết thúc. Vào cuối phiên giao dịch sau giờ, các lệnh PLO chưa được khớp sẽ bị hủy.
      • Lệnh thị trường (MP): Loại lệnh này được đặt ở mức giá cao nhất với lệnh bán và ở mức giá thấp nhất với lệnh mua. Lệnh MP chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên khớp lệnh chứng khoán liên tục. Đồng thời, nếu lệnh thị trường ở thời điểm xác định không có lệnh giới hạn đối ứng thì lệnh MP sẽ bị hủy.

      Khớp lệnh thỏa thuận

      Đây là phương thức khớp lệnh mà bên mua và bên bán có thể tự thỏa thuận về các điều kiện giao dịch với nhau bao gồm giá, khối lượng, hình thức thanh toán,... Sau đó, thông tin giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống đăng ký để xác nhận và thông báo cho công ty chứng khoán. 

      Đặc biệt, các lệnh giao dịch thỏa thuận không được phép hủy. Vì thế, nếu công ty chứng khoán nhập sai lệnh thỏa thuận của nhà đầu tư thì sẽ được phép sửa nhưng cần xuất trình lệnh gốc và phải được chấp thuận bởi đối tác, cũng như Sở Giao dịch chứng khoán.

      Như vậy, bài viết này đã chia sẻ với bạn những thông tin tổng quan về khái niệm, nguyên tắc và các phương thức khớp lệnh đang được áp dụng hiện nay. Ngoài ra, để không bỏ lỡ các nội dung tương tự về chủ đề đầu tư chứng khoán, bạn đừng quên theo dõi và thường xuyên truy cập website OneHousing nhé!

      Xem thêm

      Điểm Pivot và cách sử dụng điểm Pivot trong giao dịch chứng khoán

      Hướng dẫn sử dụng mô hình nến Bearish Kicking (Đẩy Giá Giảm) đầu tư chứng khoán hiệu quả

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương