Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 3.000 người nước ngoài đã sở hữu nhà ở Việt Nam. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 4 triệu người nước ngoài có nhu cầu mua nhà tại Việt Nam trong tương lai. Vậy hiện nay, nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài ra sao? Người nước ngoài có quyền lợi và nghĩa vụ gì khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Hãy cùng OneHousing tìm hiểu về những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, hiện nay, cả nước có khoảng 3.035 cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Đa số tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội có 1.765 căn hộ được sở hữu bởi cá nhân tổ chức nước ngoài; TP.HCM có 850 căn hộ; tỉnh Bình Dương có 210 căn hộ; Bắc Ninh là 110 căn hộ và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 50 căn hộ,.... Số lượng cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu mua nhà Việt Nam ước tính sẽ tăng lên khoảng 4 triệu người trong tương lai.
Nhu cầu sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài đang ngày càng tăng (Nguồn: Nhà đầu tư)
Cũng theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoERA), trong 5 năm từ 2015 - 2020, ước tính có khoảng 16.000 căn nhà đã được bán cho khách quốc tế. Trong đó phần đa là khách hàng đến từ các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,...
Từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực, mở rộng phạm vi, đối tượng, số lượng nhà ở, loại nhà ở,... mà các cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép sở hữu. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy số lượng các cá nhân, tổ chức nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển ngành du lịch, dịch vụ cũng như thị trường bất động sản nói riêng và kinh tế cả nước nói chung.
Giải đáp: Căn hộ condotel có được cấp sổ đỏ không?
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm các đối tượng:
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 5, Luật Đất đai 2013 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các cá nhân, tổ chức nước ngoài không được phép sử dụng đất tại Việt Nam. Và trường hợp người Việt Nam có nhu cầu bán lại căn hộ chung cư cho người nước ngoài cũng không nằm trong hình thức sở hữu nhà ở được phép với người nước ngoài tại Việt Nam.
Về quyền lợi, theo quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là người người ngoài tại Luật Nhà ở năm 2014, các cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được tiến hành mua, thuê mua, nhận cho tặng, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong 1 toà chung cư. Với loại hình nhà đất (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà riêng) không được sở hữu quá 250 căn nhà trong khu vực số dân tương đương đơn vị hành chính cấp phường.
Thời gian sở hữu sẽ không quá 50 (tính từ ngày cá nhân nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận). Cá nhân nước ngoài có thể xin gia hạn thêm thời gian sở hữu theo quy định của Chính phủ Việt Nam nếu vẫn có nhu cầu và thời hạn sở hữu nhà ở sẽ được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Với trường hợp người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài sẽ được phép sở hữu nhà ở lâu dài và có các quyền như với công dân Việt Nam.
Các cá nhân, tổ chức nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được nhận các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (Nguồn: Nhà đầu tư)
Thời gian sở hữu nhà ở và thời gian được phép gia hạn sẽ được ghi rõ trong giấy chứng nhận. Thời hạn sở hữu này sẽ được tính từ ngày cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp chưa hết hạn sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu là người nước ngoài muốn tặng cho hoặc bán thì được phép thực hiện giao dịch cho các đối tượng nằm trong nhóm được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Về nghĩa vụ, các cá nhân nước ngoài trước khi tiến hành cho thuê nhà ở phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở theo quy định và phải tiến hành nộp thuế từ hoạt động cho thuê.
Trong trường hợp chủ sở hữu là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được sử dụng nhà ở để cho thuê, làm văn phòng hoặc các mục đích khác ngoài mục đích ở. Ngoài ra, cá nhân này cũng phải tiến hành thanh toán chi phí mua, thuê mua nhà qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Có thể thấy nhu cầu mua nhà của người nước ngoài ở Việt Nam không hề nhỏ. Tuy nhiên, muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam các cá nhân, tổ chức này cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm:
Hiện tại Hà Nội có bao nhiêu dự án chung cư cấp sổ đỏ cho người nước ngoài?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn