Nhiều du khách khi đến du lịch tại Việt Nam thường mong muốn sở hữu một căn nhà tại đây. Vậy trên thực tế, người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam có được không? Bài viết dưới đây của OneHousing chính là câu trả lời.
Việt Nam là một đất nước được biết đến có khí hậu ôn hòa và không gian thanh bình, là môi trường lý tưởng để làm ăn và sinh sống. Yếu tố này đã thu hút nhiều du khách ở các nước khác nhau trên thế giới đến tham quan và trải nghiệm. Bằng chứng cho thấy, suốt nhiều năm qua, lượng người định cư tại Việt Nam và người nước ngoài đến tham quan tăng lên một cách đáng kể.
Tuy nhiên, để học tập, làm việc và sinh sống lâu dài tại đây thì cần phải sở hữu một căn nhà. Vậy người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam khi đến du lịch được không là một trong những vấn đề nóng hổi suốt nhiều năm liền. Vậy thủ tục và điều kiện sở hữu bất động sản đối với người nước ngoài có gì khác so với người Việt?
Căn cứ vào Luật nhà ở năm 2014, người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật. Đồng thời, điều kiện và đối tượng cho người nước ngoài mua nhà và quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài khi mua nhà tại Việt Nam đã được ghi rõ trong Nghị định 99/2015.
Điều này sẽ giúp người nước ngoài hiểu rõ hơn về cơ chế, tránh va vào tình trạng vi phạm Luật hoặc bị lừa gạt do chưa nắm được thông tin. Luật ban hành cụ thể còn giúp quá trình làm thủ tục pháp lý diễn ra trơn tru hơn, tránh gây mất thời gian, tốn công sức cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Có thể thấy, kể từ khi Luật ban hành, số lượng người mua nhà tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.
Theo Luật nhà ở 2014, người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam. (Nguồn: realplus)
Nhu cầu mua nhà ở Việt Nam của người nước ngoài hiện nay ra sao?
Khi muốn mua bất động sản nhà ở Việt Nam, người nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện dưới đây:
Dưới đây là một số cách thức sở hữu nhà ở Việt Nam đối với đối tượng là người nước ngoài:
Lưu ý, người nước ngoài không được phép sở hữu các bất động sản nhà ở thuộc về quốc phòng, an ninh chính trị theo quy định của pháp luật nước Việt Nam. Bên cạnh đó, người nước ngoài không được mua đất nền, nhà trong khu dân cư mà chỉ được phép sở hữu nhà ở đã có xây dựng cơ sở hạ tầng.
Với những cá nhân hoặc tổ chức người nước ngoài muốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam thì cần phải có:
Đối với những tổ chức hay cá nhân nước ngoài muốn sở hữu một căn nhà tại Việt Nam thì cần phải:
Trước khi mua nhà tại Việt Nam, người nước ngoài cần phải tham khảo nơi tư vấn pháp lý. (Nguồn: realplus)
Điều 161 Luật Nhà ở 2014, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP và Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD đã quy định rõ về số lượng nhà ở mà cá nhân nước ngoài được phép sở hữu như sau:
Đối với những cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì số lượng nhà ở sẽ phụ thuộc vào dự án đang trong quá trình đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện.
Còn đối với những cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì số lượng nhà ở được phép sở hữu như sau:
Theo đó, người nước ngoài mua nhà Việt Nam cần phải đi theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Tiến hành lập hợp đồng
Theo đó, trong hợp đồng phải ghi rõ thông tin cá nhân của 2 bên mua và bán. Mô tả về thửa đất sử dụng và loại hình nhà ở. Riêng đối với nhà chung cư thì cần mô tả và nêu rõ về diện tích sở hữu chung, riêng và diện tích sàn xây dựng. Ghi rõ thời hạn bàn giao và thanh toán. Đồng thời, cần phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của cả hai bên. Ghi rõ thời gian hợp đồng có hiệu lực và thời hạn ký kết.
Bước 2: Đem hợp đồng đi công chứng và chứng thực
Có thể nói, đây là bước quan trọng để có sự công nhận về mặt pháp lý cũng như xác minh giá trị của hợp đồng.
Bước 3: Đề nghị được cấp giấy chứng nhận
Cả hai bên sẽ tiến hành bàn bạc, trao đổi với nhau để đưa ra quyết định bên nào sẽ đứng ra xin cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho bất động sản đó.
Khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài sẽ có những quyền sau theo Điều 161 Luật nhà ở 2014:
Như vậy, người nước ngoài đến du lịch có thể sở hữu nhà ở Việt Nam khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện đã nêu trong Luật nhà ở 2014. Hy vọng rằng, các thông tin mà OneHousing đề cập tới đã giúp bạn hiểu hơn về những quy định sở hữu nhà ở Việt Nam dành cho người nước ngoài.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Những kinh nghiệm khi cho người nước ngoài thuê nhà
Người nước ngoài mua căn hộ chung cư Lumiere Boulevard được sở hữu trong bao nhiêu năm?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn