Mối liên hệ giữa 2 chỉ số EPS và P/E | OneHousing

      Mối liên hệ giữa 2 chỉ số EPS và P/E

      Onehousing image
      8 phút đọc
      12/06/2024
      Hai chỉ số tài chính quan trọng EPS và P/E có mối quan hệ như thế nào với nhau? Cùng tìm hiểu và tìm cách tính EPS trong bài viết dưới đây.

      EPS và P/E là hai chỉ số tài chính quan trọng, được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng thường xuyên trong quá trình phân tích tài chính đầu tư. Vậy hai chỉ số này có mối liên hệ như thế nào? 

      Khái quát về chỉ số EPS

      Khái niệm, ý nghĩa của EPS

      Chỉ số EPS là gì?

      EPS, hay Earnings Per Share, là khoản lợi nhuận sau thuế tính trên 1 cổ phiếu mà nhà đầu tư chứng khoán thu được. Theo cách đơn giản, chỉ số này là khoản lợi nhuận của nhà đầu tư, được tính dựa trên một lượng vốn bỏ ra ban đầu.

      moi-lien-he-giua-2-chi-so-eps-va-pe-onehousing-1

      EPS - Earnings Per Share, là khoản lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu (Nguồn ảnh: Seeking Alpha)

      Ý nghĩa của chỉ số EPS

      EPS là chỉ số quan trọng, cho biết kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể so sánh lợi nhuận được tạo ra trên một cổ phiếu của các doanh nghiệp với nhau.

      Đây cũng là một trong các chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư phải tính toán trước khi quyết định đầu tư cổ phiếu. Chỉ số này thường được sử dụng cùng với các chỉ số như P/E hay ROE để tăng độ chính xác.

      Tuy nhiên, EPS không phải chỉ số có thể cung cấp đầy đủ thông tin để nhà đầu tư có thể so sánh các công ty với nhau. Thay vào đó, chỉ số này thường chỉ phản ánh được sự khác nhau về số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành giữa các doanh nghiệp.

      Các loại EPS trên thị trường

      Hiện nay, chỉ số EPS trên thị trường đang được chia thành hai loại chính, cụ thể là:

      • EPS cơ bản (Basic EPS): 

      Đây là khoản lợi nhuận được tính dựa trên mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp.

      • EPS pha loãng (Diluted EPS): 

      Chỉ số này được sử dụng khi công ty phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển đổi hay ESOP nhằm hạn chế rủi ro và pha loãng lợi nhuận của một cổ phiếu. Chỉ số này có thể phản ánh được sự thay đổi lượng cổ phiếu theo các sự kiện và biến cố nên được đánh giá là có tính chính xác cao hơn so với EPS cơ bản.

      Công thức tính EPS pha loãng:

      EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

      Trong thực tế, doanh nghiệp sẽ sử dụng cả hai loại chỉ số trên để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp đo lường lợi tức sau thuế của mỗi cổ phiếu và khái quát biến động thị trường một cách chính xác.

      moi-lien-he-giua-2-chi-so-eps-va-pe-onehousing-2

      Trên thị trường có hai loại EPS chính là EPS cơ bản và EPS pha loãng (Nguồn ảnh: Angel One)

      Cách tính chỉ số EPS như thế nào?

      Trong chứng khoán, các nhà đầu tư thường sẽ quan tâm nhiều hơn đến chỉ số EPS cơ bản để tính toán lợi nhuận của mỗi cổ phiếu phổ thông đang được lưu hành. Trong đó, cách tính chỉ số EPS mà bạn có thể áp dụng là:

      EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

      Trong đó:

      • Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận sau khi khấu trừ các chi phí như thuế, khấu hao tài sản, phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,...
      • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Khoản lợi nhuận nhà đầu tư thu được từ cổ phiếu ưu đãi, được niêm yết theo tỷ lệ cố định trên mệnh giá cổ phiếu.
      • Lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành: Vì số cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ thường xuyên biến động theo thời gian nên rất khó để tính được số lượng cổ phiếu cụ thể. Do đó, với yếu tố này, nhà đầu tư thường sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ.

      moi-lien-he-giua-2-chi-so-eps-va-pe-onehousing-3

      Công thức tính chỉ số EPS (Nguồn ảnh: Finhay)

      Ví dụ: Công ty S có lợi nhuận sau thuế trong 4 quý gần nhất là 1.750 tỷ đồng. Trong cùng kỳ, công ty đã sử dụng 300 tỷ để trả cổ tức ưu đãi. Ngoài ra, tình trạng biến động khối lượng cổ phiếu phát hành bình quân trong kỳ của doanh nghiệp này là:

      Khối lượng phát hành đầu kỳ (1/1/2023): 450.000.000 cổ phiếu

      Ngày 1/7/2023: Phát hành thêm 250.000.000 cổ phiếu

      Ngày 1/9/2023: Mua lại 50.000.000 cổ phiếu quỹ

      Ngày 1/10/2023: Trả cổ tức năm 2022 bằng 50.000.000 cổ phiếu (với tỷ lệ tăng thêm là 10%)

      Như vậy, từ sự biến động trên, có thể tính được số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành vào cuối kỳ là:

      Số lượng cổ phiếu bình quân cuối kỳ = 450.000.000 + 250.000.000 * 6/12 - 50.000.000 * 4/12 + 50.000.000 * 3/12 = 570.833.333,3 cổ phiếu

      Vậy, chỉ số EPS năm 2023 của công ty A được tính như sau:

      EPS = (1.750.000.000.000 - 300.000.000.000)/570.833.333,3 = 3.591,2 (đồng/cổ phiếu)

       

      Khái quát về chỉ số P/E

      Đọc tiếp

      Khái niệm và ý nghĩa chỉ số PE

      Chỉ số P/E là gì? Ví dụ

      P/E, hay Price to Earning Ratio, là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Cụ thể, chỉ số này cho biết mức giá nhà đầu tư sẵn sàng trả để thu về một đồng lợi nhuận từ một cổ phiếu, hay mức giá nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu dựa trên lợi nhuận của cổ phiếu đó.

      Ý nghĩa của chỉ số P/E

      P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận trên một cổ phiếu. Do đó, chỉ số này có thể được dùng để so sánh giá của các công ty trong cùng ngành.

      Một cổ phiếu có mức độ P/E cao hơn thể hiện rằng các nhà đầu tư đang ưa chuộng công ty này hơn. Đồng thời, chỉ số này không thể đại diện cho giá trị thực của một công ty. Bởi vì, EPS không bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp hay lợi nhuận dự kiến,...

      moi-lien-he-giua-2-chi-so-eps-va-pe-onehousing-4

      Chỉ số P/E thể hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận trên một cổ phiếu (Nguồn ảnh: Simplize)

      Các loại chỉ số PE

      Hiện nay, chỉ số P/E trên thị trường đang được chia thành hai loại là:

      • P/E Forward (P/E dự phòng): 

      Chỉ số này thể hiện mức độ kỳ vọng về lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp và thường được dùng ở mức lãi cổ phiếu cơ bản trong 1 năm tiếp theo. Trong trường hợp mức lợi nhuận kỳ vọng có xu hướng tăng thì P/E Forward sẽ thấp hơn P/E hiện tại. Lúc này, giá cổ phiếu ở hiện tại sẽ hấp dẫn hơn so với tương lai. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư mua vào.

      Công thức:  P/E Forward = Giá cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

      • P/E Trailing (P/E tra cứu):

      Đây là chỉ số phản ánh mức P/E trong 4 quý gần nhất của doanh nghiệp với tính khách quan cao nên được các nhà đầu tư đánh giá cao. Tuy nhiên, chỉ số P/E không thể phản ánh chi tiết những thay đổi khi công ty có sự biến động lớn trong quá khứ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.

      Công thức: P/E Trailing = Giá cổ phiếu/ EPS quá khứ

      Cách tính chỉ số PE

      Thực tế, chỉ số P/E được cấu thành bởi hai yếu tố là Price và EPS với công thức tính như sau: 

      P/E = Price/EPS

      Trong đó: 

      • Price cho biết giá thị trường của cổ phiếu
      • EPS cho biết lợi nhuận ròng của một cổ phiếu

      moi-lien-he-giua-2-chi-so-eps-va-pe-onehousing-5

      Công thức tính chỉ số P/E (Nguồn ảnh: OneHousing)

      Ví dụ: 

      Năm 2022, công ty X có EPS trên báo cáo kết quả kinh doanh là 1.600 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/1/2023, giá cổ phiếu của X là 30.000 đồng/cổ.

      Như vậy, dựa vào dữ liệu trên, bạn có thể dễ dàng tính toán được chỉ số P/E năm 2022 của công ty X như sau:

      P/E = 30.000/1.600 = 18,75

      Mối liên hệ giữa hai chỉ số EPS và P/E 

      Có thể thấy, EPS và P/E là hai chỉ số quan trọng, giúp nhà đầu tư phân tích và định hướng tài chính đầu tư một cách hiệu quả. Ngoài ra, công thức tính P/E cũng phần nào thể hiện mối quan hệ của hai chỉ số này. Cụ thể, EPS là một trong hai thành phần cấu tạo nên P/E, đóng vai trò là mẫu số trong công thức tính chỉ số P/E.

      Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu (Price) không bao giờ mang giá trị âm. Do đó, việc công ty đạt được lợi nhuận hay bị lỗ sẽ thể hiện thông qua việc chỉ số EPS mang giá trị âm hay dương. Ngoài ra, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cách tính chỉ số P/E, cụ thể là:

      • Nếu EPS > 0: Nhà đầu tư sử dụng công thức tính P/E như trên và đưa ra những đánh giá cụ thể thông qua việc phân tích cả hai chỉ số EPS và P/E. Trong đó, nếu cả hai chỉ số này đều cao thì công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt và nhà đầu tư có thể đặt kỳ vọng vào cổ phiếu của doanh nghiệp nói trên.
      • Nếu EPS < 0: Trong trường hợp này, chỉ số P/E, nếu tính theo công thức ở mục trên sẽ không có nghĩa. Do đó, lúc này, thay vì dùng P/E, bạn sẽ sử dụng công thức P/B (Price-to-book ratio) để phân tích và đánh giá. 
      • Ngoài ra, chỉ số P/E có thể bị biến động theo sự thay đổi của EPS bởi các yếu tố như biến động về lợi nhuận hay cổ phiếu bị pha loãng,...
      • Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu một cách liên tục, chỉ số EPS sẽ bị giảm đi do tác động của ESOP. Lúc này, dù P/E đạt mức cao rủi ro về tài sản mà nhà đầu tư có thể gặp phải cũng rất lớn.

      Trên đây là các thông tin khái quát nhất về P/E, EPS và mối quan hệ giữa hai chỉ số trong tài chính đầu tư này. Trong đó, EPS là một thành phần cấu tạo nên P/E, có ảnh hưởng đến sự biến đổi của P/E. Ngoài ra, để tiếp tục theo dõi những thông tin hữu ích về phân tích và đầu tư, hãy thường xuyên truy cập OneHousing.

      Xem thêm

      Các “quy tắc vàng” trong đầu tư tài chính nhà đầu tư nào cũng nên biết

      Học thế hệ cha mẹ cách quản lý tài chính để đạt được cuộc sống an nhàn đáng mơ ước

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương