Mô hình nến Bullish Engulfing là một trong những tín hiệu cho thấy sự biến động giá rõ ràng nhất trên đồ thị nến. Mô hình này được nhiều nhà giao dịch sử dụng để xác định các đợt giá đảo chiều nhằm hỗ trợ các chiến lược giao dịch. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu toàn diện về mô hình này và cách giao dịch hiệu quả.
Bullish Engulfing là một mô hình nến Nhật, gồm hai cây nến, trong đó cây nến thứ nhất là cây nến giảm thân nhỏ, cây nến thứ hai là cây nến tăng mạnh, bao phủ toàn bộ cây nến trước đó. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm hoặc giai đoạn điều chỉnh giảm của xu hướng tăng, cho thấy đà giảm giá đã suy yếu và phe mua đang chuẩn bị đẩy giá lên.
Mô hình nến Bullish Engulfing thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá (Nguồn: Tradervn)
Nến Bullish Engulfing báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng trên thị trường. Trader có thể sử dụng tín hiệu từ mô hình này, kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác, để tìm điểm vào lệnh mua và nhận biết xu hướng sớm.
Để giao dịch hiệu quả với các mô hình nến đảo chiều, trader cần hiểu rõ đặc điểm, vị trí xuất hiện và tín hiệu mà mỗi mô hình cung cấp, nhằm tránh nhầm lẫn và không bỏ lỡ cơ hội giao dịch tiềm năng. Một số điểm cần nhớ về mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing) bao gồm:
Mô hình Bullish Engulfing thường được áp dụng để "bắt đáy" ở cuối xu hướng giảm. Hai cây nến trong mô hình mang những ý nghĩa sau:
Nến đỏ là nến giảm, nến xanh là nến tăng (Nguồn: Takeprofit)
Sau cây nến thứ hai, cổ phiếu xác nhận xu hướng đảo chiều tăng. Nhà đầu tư đã sẵn lòng vào lệnh từ trước và có vị thế tốt. Các nhà đầu tư có thể thực hiện trung bình giá để giảm mức giá vốn.
Để giao dịch mô hình nến Bullish Engulfing một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần tuân theo các bước sau:
Lưu ý: Dù tín hiệu của mô hình có độ mạnh thực sự với khối lượng giao dịch cao, nhà đầu tư cũng cần xem xét xu hướng dài hạn của thị trường. Tín hiệu đảo chiều của mô hình này chỉ tồn tại trong ngắn hạn và có thể bị phá vỡ nếu xu hướng chung của thị trường là giảm. Ví dụ:
Mô hình Bullish Engulfing (Nguồn: DNSE)
Dựa vào hình ảnh phía trên, chúng ta thấy một mô hình nến nhấn chìm tăng. Sau một giai đoạn giảm mạnh, giá cổ phiếu giảm trong biên độ vùng hỗ trợ. Trong 5 - 10 phiên trước đó, giá không giảm nhiều và duy trì sự đi ngang. Sau đó, có 1 - 2 phiên giảm mạnh dẫn đến sự xuất hiện của cây nến thứ nhất trong mô hình nhấn chìm tăng.
Cây nến thứ nhất có thân nến ngắn, thể hiện sự không muốn bán cổ phiếu với giá thấp của nhà đầu tư. Phiên tiếp theo mở cửa ở mức thấp hơn giá đóng cửa của cây nến trước. Sau đó, lực mua tăng dần do giá hấp dẫn; và cây nến thứ hai kết thúc phiên với mức giá cao trong phiên và thân nến bao phủ toàn bộ cây nến thứ nhất, thậm chí cao hơn 3 - 4 lần so với nến thứ nhất.
Trong ví dụ trên, sau khi mô hình nến nhấn chìm tăng diễn ra, giá cổ phiếu tăng khoảng 4 - 5% trước khi quay đầu giảm. Tuy nhiên, mức giảm không vượt quá giá mở cửa của cây nến thứ hai trong mô hình. Sau đó, giá cổ phiếu tăng thêm 12% từ đáy trước khi tiếp tục giảm. Quá trình tăng giá kéo dài trong khoảng 2 tháng từ đáy đến đỉnh. Điều này cho thấy mặc dù tín hiệu của mô hình là mạnh mẽ, nhưng nó vẫn phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.
Khi sử dụng mô hình nến Bullish Engulfing, nhà đầu tư cần hiểu rằng thị trường tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản khác nhau như: Tâm lý nhà đầu tư, môi trường kinh tế vĩ mô, tin tức kinh tế, quy định và sự kiện bất ngờ của công ty.
Mô hình nến Bullish Engulfing có thể không đảm bảo tín hiệu chính xác trong các giai đoạn thị trường biến động nhiều, khi giá đảo chiều thường xuyên và tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong những tình huống tài sản đã trải qua giai đoạn suy thoái đáng kể, mô hình này có thể tạo ra nhiều cơ hội mở rộng xu hướng tăng hơn.
Thông tin về mô hình nến Bullish Engulfing là gì? Cách sử dụng ra sao đã được giải đáp chi tiết trên bài. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung của bài viết để có thể sử dụng mô hình nến Bullish Engulfing một cách hiệu quả.
Xem thêm
Cân đối thu chi hàng tháng dễ dàng với 3 phương pháp quản lý tài chính sau đây