Không xác định được ngưỡng rủi ro khi đầu tư, hậu quả bạn phải đối mặt là gì?

      Không xác định được ngưỡng rủi ro khi đầu tư, hậu quả bạn phải đối mặt là gì?

      Onehousing image
      8 phút đọc
      12/04/2024
      Hậu quản khi không xác định ngưỡng rủi ro trước khi đầu tư? Cách quản trị rủi ro hiệu quả trong đầu tư là gì? 

      Đầu tư là một con dao hai lưỡi, mang đến tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định. Xác định ngưỡng chấp nhận rủi ro cũng như học cách quản trị rủi ro hiệu quả rất quan trọng, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt, bảo vệ tài sản khỏi những tổn thất không mong muốn.

      Rủi ro trong đầu tư là gì?

       

      Rủi ro trong đầu tư thường xuất phát từ những yếu tố khách quan (Nguồn: Manulife)

      Tính rủi ro trong đầu tư xuất phát từ các yếu tố không mong muốn có thể gây thiệt hại trong tương lai. Đây là điều không thể tránh khỏi trong đầu tư khiến các nhà đầu tư khó dự đoán và kiểm soát hoàn toàn. Để giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro trong đầu tư đến tài chính cá nhân, nhà đầu tư cần hiểu rõ và tìm phương pháp vượt qua.

      Rủi ro được phân thành loại chính sau đây: 

      • Rủi ro hệ thống

      Rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro thị trường, là một "sát thủ thầm lặng" có khả năng tác động đến toàn bộ nền kinh tế hoặc một nhóm lớn các nhà đầu tư. Nó xuất phát từ những yếu tố vĩ mô như bất ổn tài chính, suy thoái kinh tế, lạm phát, biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, hay bất ổn chính trị.

      • Rủi ro phi hệ thống

      Rủi ro phi hệ thống, còn được biết đến là rủi ro cụ thể hoặc rủi ro đặc trưng, là những yếu tố ảnh hưởng đến một ngành hoặc một công ty cụ thể. Các yếu tố này có thể bao gồm sự thay đổi trong quản lý, thu hồi sản phẩm, các biến động trong quy định có thể làm giảm doanh số bán hàng của công ty, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty.

       

      Đầu tư vào lĩnh vực nào cũng sẽ có rủi ro

      Đọc tiếp

      Rủi ro đầu tư xuất hiện trong mọi lĩnh vực (Nguồn: Phương Nam Vina)

      Trước khi bắt đầu hành trình đầu tư, điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ là "đầu tư trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có rủi ro". Rủi ro trong đầu tư có thể đến từ những nguyên nhân sau đây: 

      Thị trường biến động: Thị trường tài chính luôn biến động, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, xã hội, và tâm lý nhà đầu tư. Những biến động này có thể khiến giá trị tài sản tăng hoặc giảm bất ngờ, dẫn đến lợi nhuận hoặc thua lỗ cho nhà đầu tư.

      Yếu tố con người: Khả năng phân tích, đánh giá thị trường và đưa ra quyết định đầu tư của con người không hoàn hảo. Sai lầm trong lựa chọn kênh đầu tư, thời điểm đầu tư, hoặc chiến lược đầu tư có thể dẫn đến thua lỗ.

      Yếu tố bất ngờ: Những sự kiện bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, hay khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và khiến nhà đầu tư thua lỗ.

      Ví dụ, khi đầu tư chứng khoán, dữ liệu từ Blackrock cho thấy rằng cổ phiếu tại thị trường Mỹ có lợi nhuận trung bình hơn 8% mỗi năm trong giai đoạn 20 năm từ 1997 đến 2017. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa mỗi năm đầu tư vào cổ phiếu đều mang lại lợi nhuận 8%. Có những năm mà nhà đầu tư phải chịu mức thua lỗ từ 10 - 15%, nhưng cũng có những năm mà danh mục đầu tư có thể tăng tới 15 - 20% giá trị.

      Hoặc khi đầu tư bất động sản, giá nhà bị đẩy tăng quá cao so với giá thực tế khiến nhà đầu tư lầm tưởng đây là một “món hời” nên dốc hết tiền bạc vào. Tuy nhiên, đến một ngưỡng nhất định, bong bóng bất động sản vỡ tung, nhà đầu tư có thể phải đối mặt với những ảnh hưởng như: 

      • Mất mát tài sản vì đã đầu tư số tiền quá lớn, đặc biệt, những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn ngân hàng) có thể rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất
      • Khi thị trường bất động sản đóng băng, việc bán lại tài sản trở nên khó khăn. Nhà đầu tư có thể phải giảm giá bán để thu hồi vốn, dẫn đến mất mát thêm lợi nhuận… 

      Xác định ngưỡng rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro 

      Có hai yếu tố cần phải cân nhắc thật kỹ trong đầu tư, đó là ngưỡng sẵn sàng chấp nhận rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro:

      Ngưỡng sẵn sàng chấp nhận rủi ro thường phản ánh tâm lý đầu tư của mỗi người. Đánh giá điều này dựa trên tỷ lệ tài sản rủi ro mà nhà đầu tư muốn bao gồm trong danh mục đầu tư của họ.

      Ví dụ, một người muốn phân bổ 60% tài sản vào cổ phiếu được coi là có mức độ sẵn lòng chấp nhận rủi ro cao hơn so với mức trung bình. Trong khi đó, nhà đầu tư chỉ muốn cầm 10% cổ phiếu và 90% trái phiếu chính phủ được xem là có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với mức trung bình.

      Khả năng chịu đựng rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giá trị tài sản cá nhân, thu nhập hàng tháng, tính ổn định của thu nhập, tỷ lệ chi tiêu so với thu nhập, thời gian để đạt được các mục tiêu và kiến thức về đầu tư.

      Ví dụ, một người có thu nhập cao nhưng chi tiêu cũng cao có thể có khả năng chấp nhận rủi ro thấp hơn so với một người có thu nhập tương đương nhưng chi tiêu ít hơn.

      Nhìn chung, mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và khả năng chịu rủi ro sẽ đi đôi với nhau. Người có khả năng chịu rủi ro cao cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn và ngược lại.

      Tuy nhiên cũng có một số người dù sẵn sàng chấp nhận ngưỡng rủi ro cao, nhưng lại không có khả năng chịu rủi ro tương ứng. Trong trường hợp này, ngưỡng sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao sẽ bị giới hạn bởi khả năng chịu đựng rủi ro thấp hơn. Do đó, họ được đánh giá là có mức độ thận trọng, nằm ở ngưỡng thấp hơn so với hai mức độ nói trên.

      Không xác định được ngưỡng rủi ro sẽ đối mặt với hậu quả gì? 

      Mất mát tài sản và tiền bạc là hậu quả lớn nhất nếu không xác định được ngưỡng rủi ro khi đầu tư (Nguồn: MEBO)

      Xác định và quản trị rủi ro hiệu quả là một yếu tố cốt lõi dẫn tới thành công trong đầu tư. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới bắt đầu, khó xác định được ngưỡng rủi ro của bản thân. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

      • Mất mát tiền bạc

      Đây là hậu quả trực tiếp và rõ ràng nhất khi nhà đầu tư không xác định được ngưỡng rủi ro. Khi đầu tư vào những kênh đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân, nhà đầu tư có nguy cơ mất mát một khoản tiền lớn, thậm chí là toàn bộ vốn đầu tư.

      • Mất mát thời gian

      Đầu tư là một quá trình lâu dài, khi đầu tư sai lầm do không xác định được ngưỡng rủi ro, nhà đầu tư có thể mất nhiều thời gian để gỡ gạc. Điều này có thể khiến họ bỏ lỡ những cơ hội đầu tư tốt khác.

      • Tác động xấu tới sức khỏe tinh thần

      Việc mất mát tiền bạc và thời gian do đầu tư sai lầm có thể gây ra stress, lo lắng, và thậm chí là trầm cảm cho nhà đầu tư.

      • Mất niềm tin vào đầu tư

      Nhiều nhà đầu tư sau khi trải qua thất bại do không xác định được ngưỡng rủi ro sẽ mất niềm tin vào đầu tư và từ bỏ lĩnh vực “hấp dẫn” này.

      Cách quản trị rủi ro hiệu quả trong đầu tư

      Xác định mục tiêu đầu tư là bước đầu tiên trong quản trị rủi ro hiệu quả (Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

      • Xác định mục tiêu đầu tư

      Mục tiêu đầu tư là yếu tố then chốt để lựa chọn chiến lược phù hợp và đánh giá mức độ rủi ro chấp nhận được. Xác định rõ ràng mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt hơn.

      • Đa dạng danh mục đầu tư

      Đây là nguyên tắc quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Thay vì tập trung vốn vào một kênh đầu tư duy nhất, hãy phân bổ vốn vào nhiều loại tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ mở, vàng, bất động sản...

      • Nghiên cứu kỹ thông tin trước khi “rót vốn”

      Kiến thức là chìa khóa để đánh giá tiềm năng cũng như các rủi ro trong lĩnh vực đầu tư. Hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin về thị trường, lĩnh vực đầu tư và các sản phẩm đầu tư trước khi quyết định “rót vốn”.

      • Cân nhắc sử dụng công cụ quản trị rủi ro

      Lựa chọn và sử dụng các công cụ phù hợp như lệnh cắt lỗ, bảo hiểm đầu tư... để hạn chế tổn thất khi thị trường biến động bất lợi.

      • Kiểm soát cảm xúc

      Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư. Hãy giữ bình tĩnh và tỉnh táo khi đưa ra quyết định, tránh để cảm xúc chi phối dẫn đến những sai lầm không đáng có.

      • Theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư thường xuyên

      Theo dõi biến động thị trường và hiệu quả của các khoản đầu tư một cách liên tục để có thể điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

      • Tham khảo ý kiến chuyên gia

      Nếu bạn mới bắt đầu đầu tư hoặc cần lời khuyên chuyên môn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính.

      Hiểu rõ tầm quan trọng và xác định ngưỡng rủi ro phù hợp là chìa khóa cho hành trình đầu tư thành công. Bỏ qua bước này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính và tinh thần của bạn. Hãy dành thời gian nghiên cứu, đánh giá bản thân và xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp để tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

      Xem thêm:

      Những ưu và nhược điểm khi giao dịch bất động sản với iBuyers

      Cách giúp môi giới bất động sản thương lượng với khách hàng về giá

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương