Khế ước nhận nợ: Định nghĩa và kiến thức cần biết cho người mua nhà lần đầu

      Khế ước nhận nợ: Định nghĩa và kiến thức cần biết cho người mua nhà lần đầu

      Onehousing image
      5 phút đọc
      16/03/2024
      Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng cần biết về khế ước nhận nợ qua bài viết hôm nay!

      Khế ước nhận nợ hay hợp đồng nhận nợ là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người cảm thấy mơ hồ về cụm từ này; từ đó dẫn đến nhiều sai phạm không đáng có. Vậy hãy cùng làm rõ định nghĩa cùng các quy định liên quan đến khế ước nhận nợ ngân hàng qua bài viết hôm nay nhé!

      Khái niệm khế ước nhận nợ

      Khế ước nhận nợ (tên tiếng Anh là Debt Acknowledgment Contract) có nhiều tên gọi khác nhau như hợp đồng nhận nợ, giấy nhận nợ,... Đây là một loại giấy tờ tài chính có tính pháp lý khi đã xác nhận bên cho vay đã giao cho bên vay một khoản tiền cụ thể; đồng thời làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả khoản vay của bên vay theo thỏa thuận của hai bên. 

      khe-uoc-nhan-no-dinh-nghia-va-kien-thuc-can-biet-cho-nguoi-mua-nha-lan-dau-onehousing-1

      Khế ước nhận nợ là gì? (Nguồn: Luật Dương gia)

      Trong khế ước nhận nợ thường nêu rõ các nội dung như: khoản tiền cho vay, thời hạn hoàn trả, lãi suất, tần suất trả nợ và một số điều khoản khác theo thỏa thuận của các bên tham gia. Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng được đi kèm với khế ước nhận nợ nhằm đảm bảo lợi ích cho hai bên, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro, tranh chấp tiềm ẩn.

       

      Những quy định về khế ước nhận nợ ngân hàng

      Đọc tiếp

      Khế ước nhận nợ ngân hàng là giấy tờ pháp lý xác nhận ngân hàng là bên cho vay và khách hàng (người vay) có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền cùng lãi suất, thời hạn,... theo thỏa thuận giữa các bên đã xác lập.

      khe-uoc-nhan-no-dinh-nghia-va-kien-thuc-can-biet-cho-nguoi-mua-nha-lan-dau-onehousing-2

      Những quy định liên quan cần phải được nêu rõ trong hợp đồng nhận nợ (Nguồn: Nội thất Cosy)

      Một số quy định về khế ước ngân hàng mà người vay vốn cần lưu ý bao gồm:

      - Quy định về lãi suất: Các ngân hàng khi cho vay đều buộc phải công khai lãi suất vay, cũng như những điều kiện đi kèm cụ thể khi áp dụng với từng trường hợp vay vốn. 

      - Quy định về thời hạn và phương thức trả nợ: Trong hợp đồng vay vốn giữa ngân hàng và khách hàng cần nêu rõ thời hạn hoàn trả khoản vay cùng phương thức trả nợ. Bên vay có nghĩa vụ đảm bảo thanh toán đầy đủ nợ theo đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng. 

      - Quy định về chi phí: Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức chi phí riêng cho các đầu việc như: kiểm duyệt hồ sơ, quản lý khoản vay, phí trả trước, phí phạt trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản được quy định trong hợp đồng như đã thỏa thuận. 

      Như vậy, các quy định về khoản nợ, lãi suất, thời hạn, phương thức trả nợ và chi phí đều phải được minh bạch, công khai cho các bên tham gia quan hệ vay vốn nắm rõ. Quan trọng là bạn cũng cần tìm kiếm một tổ chức tín dụng uy tín để thực hiện các thủ tục này. 

      Thủ tục thiết lập khế ước nhận nợ ngân hàng

      Thủ tục thiết lập khế ước nhận nợ ngân hàng thường bao gồm 5 bước cơ bản như sau:

      Bước 1: Khách hàng cần cung cấp đầy đủ, chính xác một số loại thông tin cá nhân vào mẫu đơn đăng ký khế ước nhận nợ mà ngân hàng đã cung cấp. Qua đó ngân hàng sẽ thẩm định và đánh giá khả năng thanh toán nợ của bạn. 

       

      khe-uoc-nhan-no-dinh-nghia-va-kien-thuc-can-biet-cho-nguoi-mua-nha-lan-dau-onehousing-3

      Một phần mẫu khế ước nhận nợ ngân hàng (Nguồn: Luật Việt Nam)

      Bước 2: Dựa vào những thông tin quan trọng mà khách hàng đã cung cấp trong đơn, ngân hàng sẽ tiến hành bước đánh giá và xác nhận khoản vay của khách hàng. Ngân hàng cũng sẽ trao đổi lại với bạn nhằm đi đến thỏa thuận cuối cùng để quá trình ký kết hợp đồng vay vốn diễn ra tốt đẹp nhất.

      Bước 3: Với những trường hợp có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ đồng thời phải tiến hành bước thẩm định giá trị nhằm xác định mức độ đảm bảo của tài sản. 

      Bước 4: Trong trường hợp khách hàng muốn thay đổi điều khoản trong hợp đồng hoặc muốn thanh toán nợ trước thời hạn thì cần liên hệ với ngân hàng để thực hiện và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

      Bước 5: Khách hàng cần thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng với những điều đã được thỏa thuận ký kết trong hợp đồng vay vốn và nhận nợ. Trong trường hợp khách hàng không thể thực hiện đúng với những quy định trong hợp đồng thì buộc phải đóng phạt hoặc bị tịch thu tài sản đảm bảo.

      Ý nghĩa của khế ước nhận nợ ngân hàng

      Trong khế ước nhận nợ thường nêu rõ khoản tiền cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay, tần suất trả nợ,... Điều này sẽ tạo điều kiện bên cho vay có thể theo dõi khoản vay cũng như quá trình hoàn thành nghĩa vụ của bên vay. Cùng với đó, đây cũng là căn cứ quan trọng để ngân hàng có thể tiến hành giải ngân nhanh chóng cho khách hàng.

      Ngoài ra, khế ước nhận nợ cũng hỗ trợ khách hàng yên tâm về sự ổn định trong lãi suất của khoản nợ, bởi những con số này thường phải cố định và được công khai minh bạch trong hợp đồng đôi bên. Qua đó mà giúp người dân có thể thiết lập các kế hoạch tài chính cá nhân để lựa chọn gói vay vốn phù hợp nhất. 

      khe-uoc-nhan-no-dinh-nghia-va-kien-thuc-can-biet-cho-nguoi-mua-nha-lan-dau-onehousing-4

      Khế ước nhận nợ có vai trò quan trọng với người mua nhà (Nguồn: Luật sư X)

      Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khế ước nhận nợ trở thành căn cứ để các bên tham gia quan hệ vay vốn có thể bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. 

      Giải pháp mua nhà với ngân hàng Techcombank

      Như vậy, trong bối cảnh người dân lựa chọn vay vốn ngân hàng để mua nhà thì khế ước nhận nợ trở thành một vấn đề quan trọng cần lưu tâm. 

      Trong nhiều năm trở lại đây, Techcombank luôn là người bạn đáng tin cậy của người vay mua nhà với một số chính sách ưu đãi như: Áp dụng mức lãi suất cố định từ 10.5%/năm, chi phí trả nợ trước hạn từ 0.5 - 1%/năm (miễn phí từ năm thứ 6) cùng thời hạn vay dài kéo dài tới 35 năm. Điều này cũng nhằm hỗ trợ người dân trong quá trình thiết lập các kế hoạch tài chính cá nhân trong quá trình đầu tư bất động sản. 

      Bài viết hôm nay đã cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản về hợp đồng nhận nợ cùng những quy định liên quan. Mong rằng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho người mua nhà và các chủ đầu tư để có những quyết định phù hợp.

       Xem thêm:

      Tuổi mua nhà trung bình của người Việt ở ngưỡng dưới 40 tuổi

      Mua 5 căn nhà trong vòng 8 năm và câu chuyện mua nhà để "tiền đẻ ra tiền"

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K