Hợp đồng đặt cọc là một trong các yếu tố cần thiết và thường gặp trong nhiều giao dịch pháp lý khác nhau, kể cả giao dịch mua bán nhà đất. Vậy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần có những gì? OneHousing sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này và một số câu hỏi liên quan trong nội dung bài viết dưới đây.
Khái niệm đặt cọc được nước ta quy định rất rõ tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, đặt cọc là hành động một bên (gọi là bên đặt cọc) giao cho bên còn lại (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong thời hạn nhất định để đảm bảo thực hiện hoặc giao kết hợp đồng.
Trong khi đó, khái niệm hợp đồng lại được quy định ở Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Như vậy, với những căn cứ trên, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là một loại hợp đồng dân sự, đề cập đến việc thỏa thuận giữa các bên để xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đối với nhà đất. Trong đó, một bên sẽ giao cho bên kia một khoản tiền, đá quý, kim khí quý hoặc vật có giá trị khác trong thời hạn nhất định để đảm bảo thực hiện hoặc giao kết hợp đồng mua bán nhà đất.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất được xếp vào loại hợp đồng dân sự (Nguồn ảnh: Hieuluat)
Để hợp đồng có tính pháp lý, các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc phải phù hợp, không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Thông thường, loại hợp đồng này sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
Mức đặt cọc là một trong các nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất (Nguồn ảnh: Tạp chí Luật sư)
Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đặt cọc nhà đất nói riêng và hợp đồng đặt cọc nói chung, bạn có thể theo dõi một số câu hỏi phổ biến về nội dung này trong phần dưới đây.
Không. Đặt cọc không phải yêu cầu bắt buộc với các bên khi mua bán nhà đất. Đây chỉ là một biện pháp để đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nếu các bên thỏa thuận đặt cọc thì đây sẽ là bước đầu tiên, được tiến hành trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhằm giao kết/thực hiện hợp đồng. Thực tế, đặt cọc là quan niệm làm tin, để người bán không chuyển nhượng, bán cho người khác và người mua không từ bỏ sản phẩm.
Không. Theo quy định của pháp luật, các bên tham gia không bắt buộc phải công chứng hợp đồng đặt cọc. Bởi vì cả Luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013, cũng như Luật Công chứng 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đều không có quy định nào bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng đặt cọc.
Các văn bản quy phạm pháp luật này chỉ quy định bắt buộc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng nhà đất và các tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên, để tránh trường hợp có rủi ro hoặc tranh chấp không đáng có, các bên nên tiến hành công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng khi thực hiện hợp đồng đặt cọc nhà đất.
Nên công chứng, chứng thực hoặc có người làm chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất để đảm bảo quyền lợi các bên (Nguồn ảnh: LuatVietnam)
Điều 123 đến Điều 133 và Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rất rõ về các trường hợp hợp đồng được cho là vô hiệu. Như vậy, hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu khi:
Thực tế, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về mức đặt cọc khi mua bán nhà đất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đặt cọc một số tiền từ 2% đến hơn 10% giá trị nhà đất là hợp lý. Số tiền này vừa giúp người đặt cọc tránh được rủi ro không đáng có, vừa đủ lớn để người này không bỏ cọc, từ đó, giúp hạn chế rủi ro cho người bán. Đặt biệt, mức đặt cọc từ 20 - 30% giá trị bất động sản tương đối lớn và có quá rủi ro.
Hiện nay, do công nghệ ngày càng phát triển nên người mua và người bán có thể dễ dàng tìm thấy nhiều mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất trên mạng và tải về để sử dụng. Tuy nhiên, khi tải hợp đồng trên mạng, bạn cần phải chọn lọc và lựa chọn mẫu hợp đồng có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 398 Luật Dân sự 2015.
Có thể tải mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất trên mạng có nội dung theo quy định tại Điều 398 Luật Dân sự 2015 (Nguồn ảnh: FlexJobs)
Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra khi đặt cọc mua bán nhà đất, bạn cần lưu ý một số nội dung như sau:
OneHousing đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần những nội dung gì?” và các thắc mắc có liên quan. Nếu có bất kỳ băn khoăn hoặc ý kiến đóng góp về chủ đề trên, bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này của OneHousing.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Nên coi đầu tư bất động sản là nghề chính hay nghề phụ?
Có nên đầu tư bất động sản thời điểm này để đón đầu 3 luật có hiệu lực
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn