Gửi tiết kiệm sinh lời là hình thức quản lý tài chính an toàn với khoản tiền nhàn rỗi hàng tháng. Tại mỗi thời điểm và tùy theo chính sách của mỗi ngân hàng, khách hàng sẽ được nhận mức lãi suất tiền gửi khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng OneHousing cập nhật lãi suất mới nhất của ngân hàng Techcombank để xem gửi tiết kiệm ngân hàng 1 triệu, mỗi tháng có lời bao nhiêu?
Lãi suất huy động là mức lãi suất được các ngân hàng và tổ chức tín dụng đưa ra nhằm huy động vốn tiền gửi. Khi khách hàng giao tiền cho ngân hàng nắm giữ, ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lời theo quý, tháng hoặc năm đúng thỏa thuận của hai bên, dựa trên mức trần lãi suất (lãi suất thấp nhất và cao nhất) do nhà nước quy định. Lãi suất huy động còn được gọi một cách quen thuộc hơn là lãi suất tiết kiệm.
Lãi suất huy động được ngân hàng dùng để huy động vốn tiền gửi (Nguồn: Bộ Công Thương)
Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất huy động riêng phụ thuộc vào số tiền gửi của khách hàng, kỳ hạn gửi, loại tiền gửi, chính sách lãi suất và tình hình kinh tế thị trường tại từng thời điểm.
Theo thông tin OneHousing cập nhật tháng 2/2024, một số ngân hàng thương mại uy tín trong nước đang có lãi suất tiền gửi như sau:
Ngân hàng |
Lãi suất tiền gửi/12 tháng |
Agribank |
4.8% |
Vietinbank |
4.8% |
Vietcombank |
4.7% |
ACB |
4.8% |
Techcombank |
4.75% |
Seabank |
4.75% |
Sacombank |
5% |
BIDV |
4.8% |
MB Bank |
4.8% |
Trong đó, Techcombank là đơn vị đầu tiên điều chỉnh lãi suất tăng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 vừa qua.
Ngân hàng Techcombank điều chỉnh lãi suất tăng sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn (Nguồn: Topbank)
Đây cũng là ngân hàng thương mại lớn, cung cấp các hình thức gửi tiết kiệm uy tín nhất nhì thị trường thời điểm hiện tại.
Lãi suất tiền gửi được chia thành lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn.
Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, số tiền khách hàng gửi vào sẽ được quy định với một mức kỳ hạn đi kèm và lãi suất tương ứng đã cam kết từ trước. Chỉ khi rút tiền vào cuối kỳ hạn, khách hàng mới được nhận tối đa lãi suất.
Công thức tính lãi suất tiền gửi có kỳ hạn như sau:
Ví dụ bạn gửi ngân hàng 150.000.000 đồng với kỳ hạn 1 năm và lãi suất 4.75%, tất toán cuối kỳ, tiền lãi được nhận là: 150.000.000 x 4.75%/12 x 12 = 7.125.000 đồng.
Khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể tất toán khoản tiết kiệm tại bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, mức lãi suất của hình thức này chỉ thấp dưới 1%/năm.
Công thức tính lãi suất không kỳ hạn như sau:
Ví dụ, bạn có gửi tiết kiệm 150.000.000 đồng không kỳ hạn tại ngân hàng có mức lãi suất là 0.8%/năm. Lúc bạn rút số tiền gửi đó là 9 tháng, tiền lãi nhận được = 150.000.000 x 0.8%/360 x 270 (số ngày gửi của 9 tháng) = 900.000 đồng.
Hiện tại, ngân hàng Techcombank đang triển khai đồng thời cả hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn với điều kiện như sau:
Techcombank triển khai gói tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn (Nguồn: Blog Ngân hàng)
Dựa theo công thức tính lãi suất kể trên, nếu bạn có 1 triệu đồng nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng Techcombank, với lãi suất huy động 4.75%/năm và thời hạn gửi 12 tháng, bạn sẽ có tổng tiền lãi = 1.000.000 x 4.75%/12 x 12 = 47.500 đồng. Số tiền lãi tương ứng mỗi tháng khi đó khoảng 3.958 đồng.
Trường hợp gửi không kỳ hạn, lãi suất 0.1%/năm, số tiền lãi bạn nhận được mỗi tháng sẽ = 1.000.000 x 0.1%/360 x 30 = 83 đồng.
Như vậy, nếu có 1 triệu đồng gửi tiết kiệm ngân hàng Techcombank, mỗi tháng bạn sẽ nhận được lãi 3.958 đồng nếu gửi có kỳ hạn và khoảng 83 đồng nếu gửi không kỳ hạn. Dựa vào nhu cầu gửi tiền của bản thân kết hợp với những thông tin tài chính ngân hàng được OneHousing chia sẻ trong bài, bạn hãy cân nhắc để chọn ra hình thức gửi tiết kiệm phù hợp nhất.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Điều gì sẽ xảy ra khi lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm?
Tham khảo công thức tiết kiệm tiền giúp dân văn phòng mua nhà chỉ trong 5 năm