Mở đầu năm 2024 với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự biến động trong quá trình đô thị hóa, việc đề xuất và quy định giá đền bù đất nông nghiệp trở nên ngày càng quan trọng. Trong bài viết này, OneHousing sẽ cập nhật chi tiết giá đền bù đất nông nghiệp, cách tính giá đền bù đất cho bạn đọc được biết.
Đất nông nghiệp là đất được cấp phép bởi Nhà nước để phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,...
Luật Đất đai hiện nay quy định chi tiết các loại đất được xem là đất nông nghiệp và được áp dụng chính sách đền bù chung. Các loại đất này bao gồm:
Thế nào là đất nông nghiệp? (Nguồn: Thư viện Pháp luật)
Bên cạnh những loại đất đã được đề cập trên, các trường hợp đất khác sẽ không được hưởng mức đền bù đất nông nghiệp mà sẽ được áp dụng mức đền bù do Nhà nước quy định.
Cách tính giá đền bù đất như sau:
Giá đền bù đất nông nghiệp = Giá đền bù (VNĐ/m2) x Diện tích đất bị thu hồi (theo đơn vị m2)
Trong đó:
Giá đền bù (VNĐ/m2) = giá đất (được xác định trong bảng giá đất) x Hệ số tăng hoặc giảm đất nông nghiệp từng năm x Các hệ số điều chỉnh khác (nếu có)
UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan tương đương sẽ ban hành khung giá đất, thường áp dụng theo chu kỳ 5 năm. Sau mỗi chu kỳ này, UBND có thể cập nhật và điều chỉnh giá đất để phản ánh chính xác tình hình thực tế.
Do đó, để xác định khung giá đất đang áp dụng cho một mảnh đất cụ thể cần xác định địa điểm chính xác và tra cứu trong bảng giá mới nhất.
Các địa phương sẽ có bảng giá đền bù đất nông nghiệp đôi nét khác nhau tùy vào nền kinh tế, địa lý và xã hội của từng khu vực. Tuy nhiên, phần lớn các tỉnh thành xây dựng khung giá đền bù dựa trên quy định của Luật Đất đai sửa đổi năm 2013.
Một số ít tỉnh có thể áp dụng bảng giá đền bù cao hơn so với mức trung bình và sẽ thông báo về bất kỳ thay đổi hoặc bổ sung về tiền đền bù tùy thuộc vào biến động của bất động sản địa phương.
Dưới đây, OneHousing sẽ cung cấp bảng giá đền bù đất nông nghiệp năm 2024 của hai khu vực trung tâm kinh tế Việt Nam: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Loại đất nông nghiệp |
Giá đền bù đất nông nghiệp |
Mức giá đền bù tối đa |
Đất chuyên trồng cây thu hoạch hoặc lúa nước hàng năm |
50.000 VNĐ/m2 |
250.000.000 VNĐ/chủ sử dụng đất. |
Đất dùng để trồng cây lâu năm hoăc nuôi trồng các loại thủy hải sản |
35.000 VNĐ/m2 |
250.000.000 VNĐ/chủ sử dụng đất. |
Đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ dưới 1ha |
25.000 VNĐ/m2 |
500.000.000 VNĐ/chủ sử dụng đất. |
Đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ trên 1ha |
7.500 VNĐ/m2 |
500.000.000 VNĐ/chủ sử dụng đất. |
Loại đất nông nghiệp |
Giá đền bù đất nông nghiệp |
Đất chuyên trồng cây lâu năm hoặc hàng năm hoặc |
Từ 40.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/m2 |
Đất nuôi trồng các loại thủy hải sản chuyên canh |
50.000 VNĐ/m2 |
Đất nuôi trồng các loại thủy sản bán chuyên canh |
30.000 VNĐ/m2 |
Đất rừng sản xuất, rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ trên 1ha |
7.500 VNĐ/m2 |
Đất làm muối |
11.400 VNĐ/m2 |
Đất rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất |
25.000 VNĐ/m2 |
Chú ý: Trong trường hợp có chứng từ chứng minh chi phí đầu tư vào đất, UBND địa phương sẽ tiếp tục xem xét và hỗ trợ thêm một khoản tương đương với mức bồi thường đã được nêu ở trên.
Dựa trên Điều 83, Khoản 2 của Luật Đất đai năm 2013, sau khi chủ đất đã nhận được đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi vẫn có khả năng được nhận thêm một số khoản hỗ trợ khác. Những khoản hỗ trợ này là chi phí ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư và được thống kê chi tiết như sau:
Chi phí này áp dụng cho những chủ đất chỉ có thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi. Nhà nước chi trả thêm chi phí này nhằm hỗ trợ bà con trong việc nhanh chóng tái lập hoạt động lao động trên phần đất mới đã được đền bù.
Nhà nước cung cấp thêm khoản hỗ trợ cho người dân (Nguồn: Dân tộc - Tôn giáo)
Các cấp địa phương sẽ xác định mức hỗ trợ hợp lý dựa trên thu nhập bình quân từ đất nông nghiệp bị thu hồi của cộng đồng trong 3 năm liên tiếp gần đây nhất. Mức hỗ trợ tối đa là 30% của thu nhập sau thuế mỗi năm.
Khoản chi phí này áp dụng cho trường hợp người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và không thể tiếp tục sản xuất. Địa phương sẽ xác định mức hỗ trợ cụ thể dựa trên tình hình thực tế, có thể bao gồm cả kế hoạch chuyển đổi nghề và tái định cư.
Theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chi phí hỗ trợ đào tạo và tìm việc làm được tính theo công thức:
Diện tích đất bị thu hồi (đơn vị m2) x Giá đất theo bảng giá địa phương x Hệ số bồi thường
Chú ý: Mức giá bồi thường tối đa không vượt quá 5 lần giá đất cùng loại trên bảng giá địa phương.
Nếu người dân đang trực tiếp sản xuất trên khu đất nông nghiệp bị thu hồi và không đủ điều kiện để nhận bồi thường cho đất, UBND địa phương có thể xem xét hỗ trợ thêm. Số tiền hỗ trợ phụ thuộc vào điều kiện của địa phương. Thông qua hỗ trợ này, những người bị thu hồi đất sẽ được đảm bảo công bằng.
Theo quy định của Điều 82, Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp không được nhận đền bù đất nông nghiệp gồm:
Trên đây, OneHousing đã cập nhật giá đền bù đất nông nghiệp chi tiết nhất cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng những chia sẻ của OneHousing sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cần thiết.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Cập nhật mới nhất về mức đền bù đất nông nghiệp không có giấy tờ
Đất trồng cây lâu năm bị thu hồi có được tái định cư không? Nếu không thì đền bù thế nào?