Trong khi thế hệ gen X có xu hướng tiết kiệm, tích lũy tài sản hay đầu tư “ăn chắc mặc bền” thì Gen Z hiện nay luôn không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập. Họ quan tâm tới lĩnh vực tài chính đầu tư từ rất sớm với mong muốn “ôm mộng làm giàu” và sớm đạt được cột mốc tự do tài chính. Nếu bạn là một Gen Z đang tìm kiếm giải pháp đầu tư thông minh giúp “tiền đẻ ra tiền”, hãy tham khảo những kinh nghiệm hữu ích dưới đây.
Bài học giúp Gen Z đầu tư sinh lời hiệu quả (Ảnh: Báo Tuổi trẻ)
Thế hệ Gen Z là nhóm dân số được sinh từ năm 1997 - 2012. Độ tuổi của Gen Z hiện tại trong khoảng 27 tuổi trở lại, các Gen Z thế hệ đầu cũng đã đi làm được vài năm.
Sau cuộc khủng hoảng việc làm tại Mỹ năm 2020, phân khúc lao động trẻ từ 15 - 24 tuổi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (Theo báo cáo từ Tổ chức Lao động thế giới - ILO). Bank of America Research cũng chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 đã gây ra một cú hích nặng nề đến sự nghiệp, tình hình tài chính của thế hệ Gen Z tương tự như cú shock do cuộc đại suy thoái vào cuối năm 2000 của thế hệ Y trước đó.
Theo báo cáo của VnExpress cho thấy có tới 46% bạn trẻ Gen Z đang rơi vào trạng thái căng thẳng về mặt tài chính khi thừa nhận rằng mức lương của họ chỉ đủ sống qua ngày. Việc kiếm tiền ngày càng khó khăn hơn sau 2 năm đại dịch diễn ra. Vì vậy, đa số Gen Z đều mong muốn gia tăng thu nhập và đầu tư từ sớm là một trong những lựa chọn của họ.
“Khẩu vị” đầu tư của Gen Z tương đối đa dạng nhưng chủ yếu chia thành 2 nhóm:
Gen Z có xu hướng đầu tư từ sớm với mục đích gia tăng thu nhập, tự do tài chính (Ảnh: aFamily)
Được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ thế hệ số, Gen Z vô cùng nhanh nhạy với công nghệ, mạng xã hội, truyền thông và các nền tảng trực tuyến khác. Với sự thông minh, dám dấn thân của tuổi trẻ, cùng kinh nghiệm được truyền dạy từ thế hệ trước, Gen Z có rất nhiều cách “làm tài chính” khác biệt và hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận, rủi ro cũng là yếu tố quan trọng mà bất kỳ bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nhận diện và đo lường trước. Thông thường, khoản đầu tư có khả năng sinh lời càng cao, mức độ rủi ro càng lớn. Dưới đây là “bài học xương máu” đúc rút từ trải nghiệm thực tế của cô nàng sinh viên Tài chính thuộc thế hệ Gen Z để bạn tham khảo và áp dụng.
Khi mới là sinh viên năm nhất, ngoài việc học cô nàng đã kiếm việc làm thêm theo giờ để gia tăng thu nhập. Nhờ tích lũy từ việc ở ghép và chi tiêu hợp lý, với tiền lương từ việc làm thêm, sau 3 tháng cô đã có một số tiền nhất định để đầu tư chứng khoán.
Thời điểm đó là năm 2018, thị trường chưa sôi động, kiến thức hạn chế, thấy ai mở tài khoản, đầu tư mã nào cô nàng cũng nhảy vào chốt mua nốt với hi vọng sinh lợi càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, ngân sách có hạn, cô chỉ mua được 2 mã cổ phiếu có mức giá trung bình từ 13.000 – 20.000 đồng/cổ phiếu mà chưa nghiên cứu gì cả.
Tuy nhiên, sau khi khớp lệnh, thị trường đỏ toàn tập, VN-Index và VN-30 giảm điểm liên tục. Mã cổ phiếu mà cô sinh viên mua cũng giảm đáng kể, và mất đi khoảng 30% - 40% số tiền đã đầu tư. Tâm trạng hoang mang, mất ăn mất ngủ.
Bài học: Đừng quá liều lĩnh đầu tư khi chưa xác định được hiệu quả, rủi ro. Thay vì chỉ bỏ tiền và đợi sinh lời, bạn cần bổ sung kiến thức, am hiểu thị trường, biết cách quản lý cảm xúc, tỉnh táo, tránh hiệu ứng tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out - sự sợ hãi bị bỏ lỡ) khiến bản thân đưa ra quyết định sai lầm.
Rút kinh nghiệm, cô nàng dè chừng hơn. Sau khi cắt lỗ chứng khoán và tiếp tục làm thêm, tích cóp một khoản mới, cô sinh viên Tài chính mở sổ tiết kiệm với tâm thế “ăn chắc mặc bền”. Lãi suất hằng năm dao động từ 5% – 5,5%/năm. Nếu nền kinh tế hay thị trường biến động, tiền sẽ không mất đi. Còn nếu lãi thấp hơn kỳ vọng, tiền gốc vẫn còn đó.
Bên cạnh đó, được người nhà tư vấn mua vàng bởi giá vàng luôn có những đợt biến động nên cô cũng đã mua sợi dây chuyền vàng 1,5 chỉ.
Tuy nhiên, với hình thức sổ tiết kiệm, dù tiền không mất đi, nhưng số lãi sinh lời hạn chế. Ngân hàng yêu cầu gửi tiền theo kỳ hạn tối thiểu từ 6 - 12 tháng nên khó rút ra nếu cần gấp. Còn với hình thức đầu tư vàng, vì là trang sức nên các tiệm vàng thường tính thêm một khoản tiền phí thủ công (phí thợ). Chi phí khấu hao khá nhiều, không được lời mà còn mất luôn khoản phí thủ công.
Bài học: Nên lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu và ngân sách. Đừng “cố đấm ăn xôi” ở những hình thức đầu tư mà bạn có cơ hội kiếm lời từ nó.
Khi có 10 triệu trong tay, cô nàng quyết định quay lại thị trường chứng khoán, phân tích thị trường và lựa chọn những mã cổ phiếu bluechip (loại cổ phiếu do các công ty có vốn hóa thị trường lớn phát hành). Sau khi chắc chắn điểm mua vào, cô quyết định rót hết tiết kiệm vào một mã bluechip duy nhất (giá hơn 90.000 đồng/cổ phiếu).
Sau 3 tuần, cô phát hiện nhiều mã cổ phiếu penny (loại chứng khoán có mệnh giá nhỏ, do các công ty có vốn hóa nhỏ tung ra thị trường) có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn mà giá bình quân chỉ từ 7.000 – 40.000 đồng/cổ phiếu. Đáng nói là cô đã đổ hết tiền tiết kiệm chỉ với một mã duy nhất.
Bài học: Nên phân bổ tài khoản đầu tư hợp lý theo tỷ lệ đầu tư 60-40 hoặc 50-50 (cổ phiếu bluechip – penny).
Kinh nghiệm còn non nớt và chưa có cái nhìn tổng quan về thị trường, rất nhiều bạn trẻ đã đánh mất tiền bạc, công sức và thời gian chỉ để mong chờ từng đồng lợi nhuận mà mình đã đầu tư. Qua nhiều lần thất bại, cô nàng đã học được nhiều bài học đắt giá về quản lý tài chính, vòng xoay dòng tiền và biết cách xử lý nếu gặp phải trường hợp tương tự. Quan trọng nhất, đầu tư là một con đường dài, cần chịu khó học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và biết nắm thời cơ đúng lúc.
Bài học và kinh nghiệm đầu tư tài chính thực tế từ cô nàng sinh viên Tài chính (Ảnh: University of Kent)
Hiện nay, có rất nhiều kênh đầu tư với cơ hội sinh lời cho Gen Z:
Dù là kênh nào, hình thức đầu tư ra sao, nếu bạn không nắm rõ cơ chế và cách thức đầu tư thì vẫn có thể phải đối mặt với rủi ro tài chính cá nhân. Nhằm giúp các nhà đầu tư không chuyên giảm thiểu được tối đa các rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư chứng khoán, TechcomSecurities (TCBS) ra mắt nền tảng đầu tư cộng đồng Social Investing - iCopy. Đây là nơi những nhà đầu tư mới, non trẻ có thể kết nối, học hỏi cách thức đầu tư của chuyên gia, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán.
iCopy đang được TCBS áp dụng cho 2 sản phẩm: Chứng khoán phái sinh (iCopy Phái sinh) và cổ phiếu (iCopy Cơ sở). Khách hàng cá nhân (iCopier) có thể tự động sao chép tức thời các giao dịch của một iTrader - Nhà đầu tư tài năng mà mình chọn lựa. Hệ thống sẽ sao chép theo các lệnh của iTrader mỗi khi iTrader đặt lệnh và giao dịch (mua hoặc bán) chứng khoán thành công.
Tham gia vào cộng đồng iCopy, nhà đầu tư cá nhân sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, được tiếp cận và gợi ý danh sách các Nhà đầu tư tài năng (iTrader) tại TCBS, được xem hiệu quả đầu tư và danh mục của các Nhà đầu tư tài năng (iTrader), được sao chép (Copy) các giao dịch mua bán cổ phiếu/ chứng khoán phái sinh, hưởng lợi nhuận như nhà đầu tư tài năng (iTrader) mà mình linh hoạt lựa chọn, thay đổi một hoặc nhiều Nhà đầu tư tài năng (iTrader) bất kỳ lúc nào.
Các nhà đầu tư tài năng hoàn toàn yên tâm về lợi nhuận khi gia nhập nền tảng iCopy (Ảnh: TCBS)
Với những bài học quý giá trong lĩnh vực tài chính đầu tư trên đây, hy vọng sẽ giúp Gen Z đứng vững trước những thách thức và tận dụng cơ hội trong thế giới đầu tư, ngày càng tiến xa trên con đường tự do tài chính trong tương lai.
Xem thêm
Đang là "thời" để đầu tư bất động sản, tiến tới mua để ở vào năm sau: Lời khuyên từ chuyên gia
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn