Dấu hiệu cảnh báo nên dừng giao dịch bất động sản kẻo "mất trắng"

      Dấu hiệu cảnh báo nên dừng giao dịch bất động sản kẻo "mất trắng"

      Onehousing image
      6 phút đọc
      12/01/2024
      Quản trị rủi ro bất động sản qua việc nhận diện 4 dấu hiệu cảnh báo nên dừng giao dịch kẻo “mất trắng” trong bài viết OneHousing gửi tới bạn đọc ngày hôm nay.

      Trong quá trình thực hiện giao dịch, hầu hết tâm lí của những nhà đầu tư mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Tuy nhiên, đôi lúc việc dừng giao dịch lại là quyết định sáng suốt trong quản lý rủi ro và chiến lược an toàn để tránh thiệt hại xảy ra. Bài viết của OneHousing ngày hôm nay sẽ đưa ra 4 dấu hiệu cảnh báo bạn nên dừng giao dịch bất động sản kẻo “mất trắng”.

      Giao dịch bất động sản là gì?

      Giao dịch bất động sản bao gồm các hoạt động mua, bán, thuê, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến tài sản bất động sản giữa hai hoặc nhiều bên. Bất động sản bao gồm các loại tài sản như nhà ở, đất đai, căn hộ, văn phòng, cửa hàng, nhà máy và các công trình xây dựng khác.

      Giao dịch bất động sản được tiến hành thông qua việc ký kết các hợp đồng và các giấy tờ pháp lý liên quan. Bên mua và bên bán thường thỏa thuận với nhau những thông tin cơ bản về giá trị tài sản, các điều khoản, điều kiện của giao dịch, phương thức thanh toán và thời gian chuyển nhượng.

      Ngoài bên mua và bên bán, trong quá trình giao dịch bất động sản, những bên tham gia thường thuê các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan như môi giới bất động sản, nhà đầu tư và nhà tài trợ để đảm bảo giao dịch diễn ra hợp pháp và hiệu quả nhất.

      Giao dịch bất động sản là một lĩnh vực phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến thị trường, pháp lý, tài chính và kỹ thuật. Vì vậy, việc quản lý rủi ro và chiến lược an toàn hay quản trị rủi ro bất động sản hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

      Giao dịch bất động sản là gì? (Nguồn: CafeBiz)

       

      Quản trị rủi ro bất động sản được hiểu như thế nào?

      Đọc tiếp

      Quản trị rủi ro bất động sản là quá trình xác định, đánh giá, quản lý, từ đó  giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động trong giao dịch bất động sản. Nó bao gồm việc xác định rủi ro tiềm ẩn, ước tính mức độ rủi ro, thiết lập các biện pháp phòng ngừa và quản lý để giảm thiểu tác động của rủi ro đó.

      Quản trị rủi ro bất động sản đòi hỏi một quy trình hệ thống bài bản và liên tục trong suốt vòng đời của một giao dịch bất động sản. Các bước quan trọng trong quá trình này có thể kể đến như xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, điều chỉnh và theo dõi.

      Vì sao cần quản lý rủi ro và chiến lược an toàn trong giao dịch bất động sản?

      Quản lý rủi ro và chiến lược an toàn trong giao dịch bất động sản giúp đảm bảo rằng các dự án được thực hiện một cách hiệu quả, đồng thời bảo vệ được giá trị và lợi ích của các bên liên quan. Về cụ thể, những lợi ích mà việc quản lý rủi ro trong giao dịch mang lại như sau:

      • Bảo vệ vốn đầu tư: Mua bất động sản là một quyết định tài chính lớn yêu cầu vốn đầu tư đáng kể. Quản lý rủi ro sẽ giúp bảo vệ vốn đầu tư khỏi các yếu tố không mong muốn, giảm thiểu nguy cơ mất vốn và bảo vệ lợi nhuận của mình.
      • Đảm bảo tính khả thi của giao dịch: Quản lý rủi ro sẽ xác định những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của giao dịch bất động sản, tăng  khả năng thành công của dự án.
      • Tối ưu hóa lợi nhuận: Bằng cách xác định và quản lý các rủi ro một cách hiệu quả, bạn có thể xây dựng mô hình tài chính ổn định và đảm bảo lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi các biến động xung quanh.
      • Tăng tính bền vững của giao dịch: Từ việc giúp bảo vệ vốn đầu tư, đảm bảo tính khả thi của giao dịch, xây dựng mô hình tài chính ổn định, tính bền vững của giao dịch sẽ được nâng cao.

      Quản lý rủi ro và chiến lược an toàn đảm bảo giao dịch diễn ra hiệu quả (Nguồn: Viện FMIT)

      4 dấu hiệu cảnh báo nên dừng giao dịch bất động sản kẻo “mất trắng”

      Xuất hiện vấn đề mới phát sinh trong quá trình giao dịch

      Trước khi quyết định tiến hành giao dịch, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng bất động sản để biết rõ tình trạng của tài sản mình đang giao dịch. Việc xem xét và đánh giá bất động sản rất quan trọng, giúp bạn biết được những phần cần sửa chữa hoặc cải tạo của bất động sản.

      Ví dụ, đối với một căn nhà, bạn cần xem xét các vấn đề cơ bản như hệ thống điện, nước, nền móng, cấu trúc chung của ngôi nhà,... Nếu có bất thường phát sinh như nền móng không ổn định hay tường nhà có nấm mốc, bạn nên dừng giao dịch do chi phí để giải quyết vấn đề khá lớn.

      Bất động sản giao dịch đang bị tranh chấp

      Hãy cân nhắc đến việc dừng giao dịch khi phát sinh những tranh chấp liên quan đến bất động sản hay quyền sở hữu bất động sản như sau:

      • Vấn đề chia thừa kế liên quan đến bất động sản chưa rõ ràng: Hãy chỉ giao dịch khi bên bán đã được chuyển quyền thừa kế đầy đủ để tránh các vấn đề pháp lý trong tương lai.
      • Bất động sản bị thế chấp: Trường hợp này xảy ra khi bên bán vẫn chưa thanh toán xong các khoản thế chấp trước khi tiến hành giao dịch.
      • Tranh chấp liên quan tới ranh giới bất động sản: Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến ranh giới nhà ở, đất đai thường phức tạp và rất tốn thời gian.

      Khả năng sinh lời thấp

      Trước khi quyết định giao dịch bất cứ loại hình bất động sản nào, các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng đến khả năng sinh lời thông qua việc tìm kiếm thông tin, nghiên cứu về bất động sản, đặt ra mục tiêu và chiến lược đầu tư, ước tính doanh thu và chi phí khi đầu tư,... Nếu bất động sản có khả năng sinh lời thấp, khó bán lại hoặc tạo ra dòng tiền âm thì bạn nên dừng giao dịch.

      Nên dừng giao dịch khi bất động sản có khả năng sinh lời thấp (Nguồn: Báo Dân trí)

      Chi phí sở hữu và duy trì tài sản lớn

      Nếu chi phí để nắm giữ và duy trì tài sản quá lớn trong khi bất động sản chưa tạo ra được thu nhập, bạn cũng nên cân nhắc tới phương án dừng thực hiện giao dịch. Các chi phí này có thể bao gồm thuế, phí bảo hiểm tài sản, phí dịch vụ,... và đều là những chi phí sẽ tăng dần theo thời gian. Ngân sách hiện tại chỉ đủ để sở hữu bất động sản nhưng chưa thể chi trả cho những chi phí đó thì bạn hãy tìm kiếm một bất động sản có tiềm năng hơn.

      Có thể thấy, quá trình đầu tư và thực hiện giao dịch bất động sản thường khá phức tạp, bao gồm nhiều quy trình và có thể có những dấu hiệu phát sinh không mong muốn. Với 4 dấu hiệu cảnh báo nên dừng giao dịch bất động sản được OneHousing tổng hợp trên đây, hy vọng bạn đọc có thể đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt và phù hợp với nhu cầu của bản thân.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

      Xem thêm

      Những điều cần biết về lập vi bằng mua bán đất

      Tại sao giấy tờ mua bán bất động sản đã được công chứng nhưng lại bị văn phòng đất đai trả lại hồ sơ xin cấp sổ đỏ?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương