Trong lĩnh vực bất động sản, loại hình đầu tư nhà đất luôn là thị trường có nhiều tiềm năng sinh lời, trong các loại đất đai hiện nay thì đất ODT đang đón nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư đất thổ cư. Vậy đất ODT là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về đất ODT trong bài viết!
Thuật ngữ đất ODT là ký hiệu dành riêng cho đất ở đô thị - thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đất ODT bao gồm: Đất dùng để xây nhà ở, công trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt nằm trong các khu đô thị nội thành ngoại thành thuộc thành phố, thị xã hoặc thị trấn.
Đất ODT vẫn có đầy đủ đặc điểm của loại đất thổ cư thông thường nhưng sẽ thuộc trong phạm vi quản lý của phường, thị trấn, quận, thành phố, thị xã hoặc các khu dân cư quy hoạch của đô thị mới bất kỳ. Bên cạnh đó, đất ODT còn được áp dụng các chính sách khác với loại đất thổ cư nông thôn.
Các vấn đề về mua bán, tặng cho, sử dụng đất ODT đều thuộc quản lý của Nhà nước và được quy định rõ ràng trong Luật đất đai có văn bản hướng dẫn kèm theo. Do đó, nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển đổi quyền sử dụng, chuyển nhượng thì các thủ tục đều được thực hiện tương tự như đất thổ cư.
Đất ODT đang là “nam châm” thu hút của các nhà đầu tư (Nguồn: LuatVietnam)
Trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường đất ODT, cùng khám phá 4 lời giải đáp thắc mắc phổ biến nhất giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại đất này.
Tại Điều 125 của Luật Đất đai đã quy định đất ODT là nhóm đất có thời hạn sử dụng lâu dài và ổn định, nên không có giới hạn cụ thể như đất thương mại hoặc đất nông nghiệp. Nhưng nếu đất nằm trong diện giải tỏa, người sử dụng nên đưa cho cơ quan có thẩm quyền và nhận đền bù ngang với mức giá đất của Nhà nước.
Theo như quy định chung nếu là chủ sở hữu hợp pháp của đất thì đều có quyền xây dựng nhà ở bao gồm các công trình phục vụ đời sống khác, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị chung của địa phương khu vực.
Như bài viết đã đề cập, đất ở đô thị cũng tương tự như đất thổ cư nằm trong nhóm đất phi nông nghiệp. Vì vậy, theo quy định người sở hữu phải có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất theo định kỳ mỗi năm.
Trong đó, số tiền nộp thuế sẽ được tính bằng số thuế phát sinh trừ số thuế đã được cơ quan Nhà nước miễn giảm nếu có. Cách tính thuế phát sinh căn cứ theo Thông tư 153/2011/TT-BTC:
(Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất) x Thuế suất (%)
Với:
Bậc thuế |
Diện tích đất tính thuế (m2) |
Thuế suất (%) |
1 |
Diện tích trong hạn mức |
0,03 |
2 |
Phấn diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức |
0,07 |
3 |
Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức |
0,15 |
Hạn mức giao đất là khái niệm dùng để mô tả tổng diện tích tối đa người có nhu cầu sử dụng do Nhà nước giao hoặc được nhận nhượng quyền từ người khác nhờ quá trình khai hoang có được. Do đó, diện tích đất thổ cư tối đa sẽ do Nhà nước quy định và được giao cho UBND cấp tỉnh, thành phố thẩm định.
Để xác định chính xác diện tích cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tình hình quỹ đất của địa phương, điều kiện kinh tế xã hội và nhân khẩu học hộ gia đình. Từ đó, tiến hành ra quyết định hạn mức giao đất, tùy từng địa phương sẽ có quy định về diện tích đất thổ cư được giao.
Đất ODT có thời hạn sử dụng lâu dài và không có giới hạn cụ thể (Nguồn: Luật Sư X)
Hiện nay, đầu tư vào đất ODT đang được giới đầu tư quan tâm vì lợi nhuận từ đất ODT khá tốt. Vì vậy, ngoài cân nhắc các vấn đề về tài chính đầu tư đối với thị trường đất ODT bạn còn cần phải tìm hiểu và xem xét cẩn thận ưu nhược điểm khi đầu tư. Cụ thể:
Ngoài ra, để trở thành một nhà đầu tư thông minh bạn cần lưu ý nắm rõ các thông tin giấy tờ liên quan đến đất ODT, xác định được mảnh đất có nằm trong trường hợp tranh chấp, kiện tụng hoặc thế chấp hay không để hạn chế rủi ro. Hơn hết, bạn cần chú ý đến các quy định liên quan đến xây dựng nhà ở, chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép hay chưa.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc liên quan đến nhóm đất ODT, mong rằng với những thông tin này đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất giúp ích cho quá trình đầu tư của mình.
Xem thêm