7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền: Chia sẻ từ chuyên gia tài chính cá nhân

      7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền: Chia sẻ từ chuyên gia tài chính cá nhân

      Onehousing image
      5 phút đọc
      03/04/2024
      Để chuẩn bị cho bản thân nền tảng kinh tế vững chắc, bạn cần có khả năng quản lý tài chính cá nhân cũng như tài chính đầu tư. Dưới đây là 7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền từ chia sẻ của chuyên gia tài chính.

      Sau hơn hai năm chống chọi với đại dịch COVID-19, nhiều người đã nhận thấy tầm quan trọng của việc làm chủ đồng tiền và xây dựng kế hoạch quản lý cá nhân trọn đời để dự trù cho những trường hợp khẩn cấp hoặc rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc cân đối ngân sách giữa thu nhập - chi tiêu - tích lũy - đầu tư chưa bao giờ là dễ dàng.

      Bài chia sẻ dưới đây sẽ bật mí 7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền, cân đối tài chính đầu tư từ chia sẻ của các chuyên gia tài chính đầu ngành.

      Giải đáp: Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là gì?

      Kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là kế hoạch về việc sử dụng ngân sách, cân đối dòng tiền bao gồm thu nhập - chi tiêu - tích lũy - đầu tư của cá nhân. Việc này thường gắn liền với tình hình tài chính hiện tại và cần tính đến những rủi ro tài chính hoặc sự kiện có thể xảy ra trong tương lai.

      Thư mục cần có trong bảng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, cụ thể:

      • Khoản thu nhập
      • Mục tiêu
      • Khoản chi tiêu, được tính theo ngày, tháng, quý, năm
      • Khoản tích lũy, được tính theo ngày, tháng, quý, năm
      • Khoản đầu tư, được tính theo ngày, tháng, quý, năm
      • Thời gian hoàn thành mục tiêu

      Các chuyên gia tài chính cho biết, việc lập kế hoạch tài chính làm chủ đồng tiền trọn đời nên được thực hiện ở mọi lứa tuổi và bắt đầu càng sớm càng tốt.

       

      7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền

      Đọc tiếp

      Dưới đây là 7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền, quản lý tài chính cá nhân cũng như tài chính đầu tư từ các chuyên gia tài chính hàng đầu.

      Lập kế hoạch tài chính giúp bạn làm chủ cuộc đời. (Nguồn: Prudetial)

      Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính của bản thân

      Đầu tiên, bạn cần đánh giá tình hình tài chính của bản thân tại thời điểm hiện tại thông qua các bước sau:

      • Trong 6 tháng gần nhất: Thu thập tất cả hóa đơn định kỳ, ghi chú toàn bộ khoản thu nhập.
      • Liệt kê khoản chi tiêu định kỳ và đột xuất thành hai mục riêng biệt. Cụ thể, khoản thuê nhà, điện nước, internet, điện thoại, xăng xe,... là chi phí định kỳ; tiền thuốc chữa bệnh, tiền sửa chữa,... là chi phí đột xuất;
      • Xác định khoản chi tiêu thực sự cần thiết và quá xa xỉ.

      Bước 2: Cắt giảm chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu

      • Tìm kiếm những ưu đãi cạnh tranh hơn cho những sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu như thẻ tín dụng, cước di động, dịch vụ internet, xăng dầu,... Ví dụ, bạn có thể sử dụng Zalo, Facetime, Viber, Skype để liên lạc thay cho di động.
      • Cắt giảm chi tiêu cho những thú vui tiêu khiển tốn kém nhiều như truyền hình vệ tinh hay truyền hình cáp. Thay vào đó, bạn có thể tìm kiếm các dịch vụ giá rẻ hoặc miễn phí, chẳng hạn như xem phim truyền hình trên laptop qua mạng Internet;
      • Tận dụng tối đa phiếu giảm giá trong các dịp mua sắm.

      Bước 3: Xác định mục tiêu trong tương lai

      Xác định mục tiêu trong tương lai sẽ giúp bạn có nhiều động lực hơn để tích lũy và chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn một mục tiêu duy nhất vào từng thời điểm để không tự tạo áp lực quá lớn cho bản thân.

      Bước 4: Tăng thêm thu nhập

      Bên cạnh những biện pháp cắt giảm chi phí thiết yếu, việc tăng thêm thu nhập cũng sẽ góp phần giảm bớt đáng kể gánh nặng tài chính. Số tiền “tăng thu nhập” này có thể được sử dụng để thanh toán các khoản nợ hoặc tăng cường quỹ dự phòng khẩn cấp.

      Bước 5: Lựa chọn mục tiêu giúp hiện thực hóa kế hoạch

      • Không nhất thiết phải tích lũy đủ số tiền để thực hiện hóa được toàn bộ các kế hoạch ngay lập tức. Hãy cân nhắc đến việc mua trả góp hoặc vay mua thế chấp cho những kế hoạch lớn như mua nhà, mua xe ô tô,...
      • Nếu cần một số tiền đáng kể cho kế hoạch, hãy chia thành từng mục tiêu tích lũy nhỏ theo tháng hoặc theo quý để dễ thực hiện hơn.

      Bước 6: Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng kế hoạch

      Ngân sách này bao gồm tất cả những nhu cầu thiết yếu được liệt kê từ bước 1 sau khi cắt giảm tối đa chi phí khác. Tuy nhiên, đừng loại bỏ toàn bộ nhu cầu giải trí hay mua sắm bởi điều này sẽ khiến bạn dễ nản chí với kế hoạch của mình.

      Mở tài khoản tiết kiệm riêng cho việc thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động hàng tháng để tránh tiêu xài vào khoản tiền này.

      Bước 7. Nhận lời khuyên và sự giúp đỡ khi cần

      Hãy nhớ rằng, bạn không phải làm tất cả mọi thứ một mình. Những góc nhìn mới có thể giúp tìm ra lỗ hổng trong quy trình quản lý tài chính cá nhân của bạn. Một chuyên gia tài chính chuyên nghiệp sẽ cho bạn sự tư vấn và hỗ trợ phù hợp; từ đó giúp bạn tiến xa hơn trên hành trình làm chủ dòng tiền và giảm bớt áp lực trong cuộc sống.

      Micro Savings - Tiết kiệm vi mô

      Hiện nay, Micro Savings - tiết kiệm vi mô dần trở thành xu hướng và đón nhận được đông đảo sự quan tâm. Tiết kiệm vi mô là nhánh nhỏ của tài chính vi mô, bao gồm tài khoản tiền gửi nhỏ được cung cấp cho các cá nhân hoặc gia đình có thu nhập thấp như một sự khích lệ để họ tiết kiệm tiền để sử dụng trong tương lai. 

      Tiết kiệm vi mô như một sự khích lệ để người có thu nhập thấp tích lũy tài chính trong tương lai. (Nguồn: Vietnambiz)

      Tài khoản tiết kiệm vi mô hoạt động tương tự các tài khoản tiết kiệm thông thường, nhưng được thiết kế với số tiền nhỏ hơn. Tài khoản này thường không yêu cầu số dư tối thiểu, hoặc nếu có thì rất thấp, cho phép người sử dụng tiết kiệm từ số tiền nhỏ và không thu phí dịch vụ. 

      Sự phát triển của tài khoản tiết kiệm vi mô xuất phát từ nỗ lực thay đổi xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khoản tích lũy và tài chính đầu tư của người dân. Đây cũng là cách giảm bớt rào cản gia nhập còn tồn tại. 

      Trên đây là bật mí 7 bước giúp bạn làm chủ đồng tiền, cân đối tài chính đầu tư từ chia sẻ của các chuyên gia quản lý tài chính cá nhân hàng đầu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích.

      Xem thêm:

      Sự khác biệt giữa iBuyers và môi giới bất động sản

      7 cách môi giới bất động sản chinh phục khách hàng Gen Y

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương