Chủ đầu tư là người có vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm chính cho công trình xây dựng. Vậy chủ đầu tư xây dựng là ai? Quyền và trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị này là gì? Làm thế nào để xác định chủ đầu tư uy tín?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư xây dựng (hay còn gọi là chủ đầu tư) là tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân có sở hữu vốn (vốn riêng hoặc đi vay) hoặc được ủy quyền để quản lý trực tiếp, đồng thời sử dụng vốn để thực hiện xây dựng các công trình.
Có thể nói, chủ đầu tư sẽ bao gồm hai loại:
Cần xác định quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng trước khi thi công công trình (Nguồn: Kiến trúc xinh)
Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng sẽ giúp các bên tham gia xây dựng cảm thấy minh bạch và rõ ràng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để đảm bảo tính pháp lý, uy tín cho dự án.
Chủ đầu tư bất động sản là gì? Gợi ý cách nhận diện chủ đầu tư uy tín
Điều 7 Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 có quy định: Chủ đầu tư cần được xác định trước khi dự án xây dựng được đầu tư hoặc phê duyệt hoặc theo các quy định pháp luật liên quan.
Cũng theo Điều 3, Luật Xây dựng 2014, người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.
Tùy vào nguồn vốn của dự án xây dựng, chúng ta có các cách xác định chủ đầu tư như sau:
Cần xác định rõ chủ đầu tư xây dựng trước khi thi công công trình (Nguồn: Kappel Land)
Một số trường hợp khác cần lưu ý:
Căn cứ theo điều kiện cụ thể của từng dự án có vốn công, người quyết định đầu tư sẽ giao Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực làm chủ đầu tư. Nếu không có Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án không đạt đủ điều kiện, chủ đầu tư sẽ giao cho cơ quan, tổ chức có năng lực.
Chủ đầu tư xây dựng cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu vi phạm quyền, nghĩa vụ khi thi công.
Như vậy đối với các trường hợp cá nhân tự bỏ vốn để xây dựng các công trình riêng lẻ như nhà ở, biệt thự, nhà kho… thì đều được gọi là chủ đầu tư xây dựng. Việc xác định cá nhân, hộ gia đình càng rõ ràng, càng minh bạch trong các vấn đề pháp lý, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư của các bên sau tham gia càng giúp các bên liên quan tránh xung đột nếu có phát sinh.
Theo Điều 112 Luật Xây dựng 2014, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng được quy định như sau:
Quyền của chủ đầu tư:
Chủ đầu tư xây dựng có quyền đàm phán, ký kết, chấm dứt hoặc tạm dừng hợp đồng (Nguồn: Công ty Lê Thành)
Nghĩa vụ của chủ đầu tư:
Nếu bạn có kế hoạch chọn mua, thuê một căn hộ, nhà ở hay văn phòng, hãy tìm hiểu kỹ thông tin về chủ đầu tư của dự án. Việc lựa chọn đơn vị, tổ chức thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối về pháp lý cũng như gia tăng tiềm năng sinh lời nếu đầu tư.
Một số tiêu chí để bạn lựa chọn chủ đầu tư như sau:
Lựa chọn chủ đầu tư uy tín đem lại cảm giác an toàn về pháp lý, đảm bảo chất lượng công trình cho nhà đầu tư (Nguồn: Cafeland)
Trên đây là những thông tin giải đáp khái niệm "chủ đầu tư xây dựng là ai?”, quyền và nhiệm vụ của họ. Nếu bạn đang chưa rõ nội dung khái niệm, hy vọng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Phí quản lý chung cư là gì? Chủ đầu tư có được tự ý tăng phí dịch vụ chung cư không?
Chủ đầu tư không cấp sổ hồng cho người sở hữu nhà ở có bị vi phạm không?