Chiến tranh tiền tệ và những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới | OneHousing

      Chiến tranh tiền tệ và những tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới

      Onehousing image
      5 phút đọc
      25/06/2024
      Chiến tranh tiền tệ là cuộc chiến có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Cùng tìm hiểu về hệ lụy của chiến tranh tiền tệ và lịch sử diễn ra những cuộc chiến này.

      Chiến tranh tiền tệ là một khái niệm không mới nhưng thường ít được quan tâm. Đây là một cuộc chiến vĩ mô mang tính chính trị, ít khi xảy ra. Thế nhưng, sau cuộc khi khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra, người ta bắt đầu nhắc đến cụm từ này nhiều hơn. Vậy thế nào là chiến tranh tiền tệ? Nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng thế nào khi cuộc chiến nổ ra? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

      Khái niệm về chiến tranh tiền tệ

      Chiến tranh tiền tệ là một cuộc xung đột. Trong đó, các quốc gia đều cố gắng hạ giá để làm giảm giá tiền tệ của mình. Điều này có mục đích đẩy tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và làm thiệt thòi các nền kinh tế khác. 

      Khi đồng tiền của một nước mất giá, khối lượng hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài sẽ gia tăng. Như vậy họ có thể xuất khẩu nhiều hơn, từ đó làm gia tăng sản xuất và giảm thất nghiệp. 

      Giảm giá tiền tệ chưa bao giờ là chiến thuật của Chính phủ mà dân chúng ưa chuộng. Vì chúng làm giảm mức sống của người dân và khả năng mua sắm đồ nhập khẩu hoặc ra nước ngoài. Bên cạnh đó, việc giảm giá tiền tệ có thể dẫn đến lạm phát. Nó làm cho việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn khi phải trả bằng ngoại tệ. 

      chien-tranh-tien-te-va-nhung-tac-dong-tieu-cuc-den-nen-kinh-te-the-gioi-onehousing-1

      Chiến tranh tiền tệ là việc các quốc gia giảm giá tiền tệ của mình (Nguồn ảnh: Vietnambiz)

      Từ những năm đầu của thập niên 1890, quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đã đề xuất giảm giá tiền tệ như là một giải pháp cho những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên nếu tất cả các nước đều giảm giá tiền tệ của mình thì việc giảm giá sẽ không còn ý nghĩa. 

      Trên nguyên tắc, khi cùng giảm giá tiền, sẽ không có quốc gia nào được lợi. Nhưng hành động này sẽ làm các doanh nghiệp và nhà đầu tư hoang mang, gây tổn hại cho nền thương mại quốc tế. 

       

      Chiến tranh tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

      Đọc tiếp

      Chiến tranh tiền tệ có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực tới nền kinh tế thế giới. Một trong những hệ lụy đáng chú ý nhất là tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế.

      Trong khi đó, các quốc gia có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa để giữ vững sự cạnh tranh trên thị trường, tuy nhiên họ cũng có thể tăng cường những biện pháp bảo hộ thương mại để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Điều này có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại chính sách, gây ra đe dọa đối với sự ổn định của nền kinh tế thế giới.

      Chiến tranh tiền tệ cũng có thể gây ra khủng hoảng tài chính. Chẳng hạn, khi một quốc gia không thể trả nợ, các nhà đầu tư và tổ chức tài chính có thể rơi vào tình trạng khó khăn hoặc phá sản, gây ra sự rủi ro tài chính và khủng hoảng kinh tế.

      chien-tranh-tien-te-va-nhung-tac-dong-tieu-cuc-den-nen-kinh-te-the-gioi-onehousing-2

      Chiến tranh tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế (Nguồn ảnh: Tạp chí tài chính)

      Ngoài ra, chiến tranh tiền tệ còn dẫn đến tình trạng mất độ tin cậy trong nền kinh tế toàn cầu, khi các quốc gia đưa ra những chính sách tăng thuế quan hay giảm giá đồng tiền đột ngột và không thường xuyên. Những hành động này có thể gây ra bất ổn và không chắc chắn trong thị trường, khiến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trên toàn cầu đối mặt với những rủi ro lớn.

      Trong thời đại toàn cầu hóa, chiến tranh tiền tệ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới kinh tế thế giới. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, các quốc gia cần có chính sách tài chính và kinh tế cẩn thận, cùng với đó là hạn chế sự xung đột và tăng cường sự hợp tác trên toàn cầu.

      Lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ từng diễn ra 

      Trong lịch sử, nền kinh tế thế giới đã từng trải qua hai cuộc chiến tiền tệ rất tồi tệ. Chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thương mại toàn cầu. 

      Chiến tranh tiền tệ lần 1

      Cuộc đua phá giá đầu tiên xảy ra giữa những cường quốc kinh tế trong thập niên 1920-1930 là ví dụ kinh điển của chiến tranh tiền tệ. Khởi điểm của cuộc chiến tranh này bắt đầu từ nước Đức.

      Năm 1921, một đợt lạm phát được ngân hàng trung ương Đức Reichsbank thực hiện để tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, cuối cùng, nó đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và phá hủy nền kinh tế. 

      Năm 1922, Reichsbank phải in tiền để trả lương cho nhân viên nhà nước. Hậu quả là tiền 1 USD lúc đó không thể tiêu được trên nước Đức vì các cửa hàng không đủ năng lực để trả lại tiền thừa.

      chien-tranh-tien-te-va-nhung-tac-dong-tieu-cuc-den-nen-kinh-te-the-gioi-onehousing-3

      Chiến tranh tiền tệ lần 1 khởi nguồn từ Đức (Nguồn ảnh: Tạp chí tài chính)

      Trước tình hình hỗn loạn của Đức, những quốc gia khác cũng bắt đầu “ra đòn”. Năm 1925, Pháp phá giá đồng nội tệ Franc trước khi quay lại với chế độ bản vị vàng. Nhờ đó Pháp đã chiếm được lợi thế xuất khẩu so với hai nước Anh và Mỹ. Thời điểm đó, một người Mỹ chỉ với một ít USD có thể đến Pháp và sống như một ông vua. 

      Năm 1931, sau nhiều năm chịu sự suy thoái vì phục hồi chế độ bản vị vàng, Anh đã chính thức từ bỏ chế độ này. Kể từ lúc đó, Anh bắt đầu hạ giá đồng nội tệ để giành lại vị trí xuất khẩu. 

      Năm 1933, Mỹ bắt đầu tham chiến khi phá giá USD cùng với vàng, giành lại lợi thế cạnh tranh giá xuất khẩu đã mất vào tay các nước Anh và Pháp. 

      Chiến tranh tiền tệ lần 2

      Năm 1967, sau một thời gian bình ổn, chiến tranh tiền tệ lần thứ 2 đã nổ ra. Anh được biết đến là nước khơi mào khi đồng bảng Anh đã bị phá giá mạnh. Lượng tiền được phát hành khi đó gấp 4 lần trữ lượng vàng của Anh. 

      Đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, Pháp rút khỏi thỏa thuận ổn định tỷ giá với Mỹ và Anh. Điều này khiến Mỹ chịu áp lực cực lớn khi lượng USD bán ra để đổi lấy vàng quá nhiều khiến đồng USD bị mất giá liên tục. 

      chien-tranh-tien-te-va-nhung-tac-dong-tieu-cuc-den-nen-kinh-te-the-gioi-onehousing-4

      Anh khơi mào cho cuộc chiến tiền tệ lần 2 (Nguồn ảnh: CafeF)

      Năm 1972, đồng bảng Anh lại một lần nữa bị phá giá, khiến Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái. Đến năm 1973, IMF chính thức khai tử hệ thống quan tiền tệ Bretton Woods. 

      Năm 1985, nền kinh tế Mỹ phục hồi, đồng USD tăng giá kỷ lục trở lại. Trước tình cảnh này, hàng hóa của Mỹ bắt đầu mất lợi thế cạnh tranh so với những cường quốc khác. Vì vậy, Mỹ đã buộc các quốc gia thuộc nhóm G7 ký hiệp ước đồng ý giảm giá đồng USD. 

      Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến chiến tranh tiền tệ. Hy vọng bạn đọc đã có thể hiểu rõ về cuộc chiến này cũng như những cuộc chiến tranh tiền tệ đã xảy ra trên thế giới.

      Xem thêm

      Chính sách tài khóa và vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế

      Lạm phát do cầu kéo và những ảnh hưởng của lạm phát do cầu kéo tới kinh tế xã hội

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương