Khi xem thời sự hay đọc các tin tức về tài chính, hẳn bạn sẽ nghe đến thuật ngữ GDP. Chỉ số này không chỉ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong xã hội, đặc biệt là kinh tế.
Vậy cụ thể GDP là gì? Tầm quan trọng của GDP đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước như thế nào?
Tìm hiểu vai trò của GDP đối với sự phát triển kinh tế quốc gia (Ảnh: VnEconomy)
GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Nó biểu thị tổng giá trị hàng hóa và tài sản được sản xuất ra ở một đất nước trong thời gian nhất định.
GDP chỉ thể hiện giá trị các loại hàng hóa được bán hợp pháp trên thị trường, không bao gồm các loại hàng hóa kinh doanh bất hợp pháp và các khâu sản xuất trung gian.
Thông thường, chỉ số GDP được quy ước theo quý hoặc năm. Dựa trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ được đo lường, GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại và tiềm năng phát triển của 1 quốc gia. Khi chỉ số GDP giảm, điều này cho thấy quá trình sản xuất kinh doanh đang đi xuống, lạm phát, thất nghiệp, mất giá ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
GDP chính là tổng sản phẩm trong nước (Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ)
Dựa trên tiêu chí đánh giá khác nhau, chỉ số GDP được chia thành 4 loại chính:
GDP bình quân đầu người được hiểu là kết quả kinh doanh sản xuất bình quân trên đầu người trong một năm. Chỉ số này tỉ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở quốc gia đó. Dựa trên số liệu thu được, các nhà hoạch định có thể đánh giá chất lượng sống cũng như sự phân hóa giàu nghèo để đề xuất những chính sách phù hợp nhằm nâng cao mức sống cho người dân.
Công thức tính GDP bình quân đầu người như sau:
GDP per capita = GDP quốc gia/tổng số dân trung bình
Lưu ý: GDP và tổng số dân trung bình được xác định tại cùng một thời điểm và khoảng thời gian xác định.
GDP danh nghĩa là tổng giá trị sản phẩm nội địa tính theo giá thị trường hiện tại. Chỉ số này thể hiện sự thay đổi về giá cả do lạm phát. Tức là giá cả hàng hóa trên thị trường tăng hay giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn.
GDP danh nghĩa được tính theo công thức:
GDP danh nghĩa = Tổng sản phẩm, dịch vụ X Giá sản phẩm, dịch vụ
Lưu ý: Các giá trị đều được tính trong cùng một thời điểm.
GDP thực tế được xác định dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ nội địa đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Nếu GDP thực tế < GDP danh nghĩa thì kinh tế đang lạm phát, còn GDP thực tế > GDP danh nghĩa chứng tỏ kinh tế giảm lạm phát.
GDP thực tế được tính theo công thức:
GDP thực tế = GDP danh nghĩa/hệ số giảm phát
Đây là phần còn lại của tổng sản phẩm nội địa sau khi đã khấu trừ các chi phí sử dụng cho mục đích cải thiện vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.
Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội được phân thành 4 loại chính (Ảnh: News18)
GDP là chỉ số vô cùng quan trọng được Chính phủ sử dụng để đánh giá và so sánh tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:
GDP là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của 1 quốc gia (Ảnh: Báo Tin tức)
Chỉ số GDP chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố dẫn đến giá trị thay đổi theo từng quý, từng năm.
Tháng 06/2024, tại Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm, Bà Nguyễn Thị Hương - Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết: “6 tháng đầu năm 2024 kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp song Việt Nam vẫn là quốc gia có nền kinh tế được các tổ chức quốc tế dự báo đạt tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024.
GDP quý II/2024 của nước ta ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Con số này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 - 2024.
So sánh với 2 kịch bản theo Nghị quyết 01/NQ-CP dựa trên kết quả tăng trưởng GDP của quý II/2024, mức GDP này đã tăng mạnh hơn (kịch bản thấp: 5,85% và kịch bản cao: 6,32%). Đây là tín hiệu tích cực để Việt Nam theo đuổi “trần trên” của mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024 là 6,5%.” (Nguồn: VnEconomy)
CEBR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh của Anh) cũng dự báo năm 2024 kinh tế Việt Nam sẽ tăng 1 bậc, đứng ở vị trí 33 trên bảng xếp hạng WELT với quy mô GDP theo giá hiện hành đạt 462 tỷ USD.
CEBR đánh giá thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong khoảng 10 năm tới, vươn lên vị trí 24 vào năm 2033 với quy mô kinh tế đạt 1.050 tỷ USD. Đến năm 2038, quy mô GDP Việt Nam dự kiến sẽ đạt 1.559 tỷ USD và sẽ vươn lên vị trí thứ 21. Thứ hạng này vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như: Philippines (1.536 tỷ USD), Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD) để lọt vào nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dự báo quy mô tăng trưởng GDP của Việt Nam đến năm 2038 (Ảnh: Ban Kinh tế Trung Ương)
Trên đây là các thông tin quan trọng về chỉ số GDP và tầm quan trọng của GDP đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hy vọng sẽ giúp bạn biết chính xác thực trạng kinh tế của nước ta và có được cái nhìn tổng quan hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Xem thêm
Tìm hiểu chỉ báo lực Elder (EFI) và cách sử dụng hiệu quả trong giao dịch chứng khoán
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn