Cặp vợ chồng mua nhà đầu tiên trên 2 tỷ: Chiến lược quản lý tài chính để tránh áp lực nợ nần

      Cặp vợ chồng mua nhà đầu tiên trên 2 tỷ: Chiến lược quản lý tài chính để tránh áp lực nợ nần

      Onehousing image
      5 phút đọc
      11/03/2024
      Vợ chồng trẻ mua nhà lần đầu tiên có thể gặp phải những khó khăn gì và đâu là cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để giảm gánh nặng trả nợ vay mua nhà? 

      Sở hữu một tổ ấm riêng cho gia đình nhỏ của mình là điều mà cặp vợ chồng trẻ nào cũng muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tài chính cá nhân dư dả để thoải mái mua căn nhà yêu thích. Chính vì thế, nhiều người đã chọn cách vay nợ mua nhà trước sau đó trả dần. Nhưng nếu không có kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả, các cặp vợ chồng trẻ rất dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng vì áp lực trả nợ lớn, nhất là trong trường hợp mới mua nhà lần đầu. 

      Khó khăn vợ chồng trẻ có thể gặp phải khi mua nhà

      Mua nhà là một trong những quyết định quan trọng và đầy thách thức đối với các cặp vợ chồng trẻ. Khó khăn đầu tiên có thể gặp phải là làm sao để tìm được ngôi nhà phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. 

      Việc cân nhắc chọn lựa ngôi nhà có vị trí ở đâu, diện tích bao nhiêu, giá cả trong khoảng nào và nên ưu tiên những tiện ích gì chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vấn đề này còn đặc biệt khó khăn tại thời điểm thị trường bất động sản biến động mạnh như hiện nay. Nguồn cung nhà ở khan hiếm, giá bán lại leo cao khiến các cặp vợ chồng trẻ có ngày càng ít khả năng tìm được ngôi nhà ưng ý.   

      Các cặp vợ chồng trẻ có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mua nhà lần đầu (Nguồn: CafeF) 

      Sự phức tạp của các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng quyền sở hữu hay đàm phán giá cả cũng có thể khiến các cặp vợ chồng trẻ mua nhà lần đầu cảm thấy bối rối. Điều này đòi hỏi các cặp đôi phải có sự hiểu biết nhất định về pháp luật mới có thể xử lý gọn gàng.  

      Khó khăn cuối cùng cũng là khó khăn lớn nhất mà hầu hết các cặp vợ chồng trẻ phải đối mặt khi mua nhà là vấn đề tài chính. Để tích lũy đủ tiền cho khoản đặt cọc ban đầu đã khó, duy trì khả năng trả nợ vay sau khi nhận nhà lại càng khó hơn. Nếu không có chiến lược quản lý tài chính phù hợp, các cặp vợ chồng trẻ rất dễ gặp khủng hoảng tài chính khi vừa phải chăm lo cho sinh hoạt gia đình, vừa phải tìm cách giải quyết khoản nợ khổng lồ. 

       

      Chiến lược quản lý tài chính để giảm áp lực nợ nần khi mua nhà 

      Đọc tiếp

      Mua nhà trong khả năng cho phép 

      Áp lực tâm lý đến từ kỳ vọng của gia đình và những người xung quanh khiến không ít cặp vợ chồng trẻ muốn mua nhà chỉ để chứng tỏ bản thân hoặc chạy theo chuẩn mực xã hội. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu mua nhà vượt quá khả năng tài chính, gánh nặng nợ nần lớn sẽ ảnh hưởng đến việc chăm lo cho các nhu cầu cơ bản khác. 

      Nên mua nhà phù hợp với nhu cầu ở thực và khả năng tài chính (Nguồn: REVER) 

      Các chuyên gia tài chính và bất động sản khuyên rằng chỉ nên mua nhà phù hợp với nhu cầu ở thực và nằm trong mức tài chính cho phép. Như vậy, các cặp vợ chồng trẻ vừa có tổ ấm riêng để an cư, lạc nghiệp, vừa không cần cắt giảm chi tiêu quá mức, thậm chí vẫn còn dành ra được khoản dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ. 

      Lập ngân sách thực tế

      Lập ngân sách thực tế hiểu đơn giản là việc ghi chép để cân đối giữa các khoản thu, chi và đầu tư mua nhà sao cho hợp lý. 

      Khi lập ngân sách để mua nhà, các cặp vợ chồng trẻ nên xem xét một số yếu tố sau: 

      • Xác định khả năng tài chính của gia đình: Bằng cách thống kê tổng thu nhập hàng tháng, các cặp vợ chồng trẻ có thể tính toán chính xác cần bỏ ra bao nhiêu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và tiết kiệm được bao nhiêu để trả nợ mua nhà. 
      • Áp dụng quy tắc phân chia tài chính 28/36: Theo quy tắc này, chi phí dành cho việc trả nợ vay mua nhà không nên vượt quá 28% thu nhập hàng tháng và tổng tất cả các khoản nợ không nên vượt quá 36% thu nhập. 
      • Tính toán kỹ lưỡng chi phí mua nhà: Ngoài tiền đặt cọc và khoản thanh toán cho giá trị thực của ngôi nhà, chi phí mua nhà còn bao gồm cả phí giao dịch, thuế, bảo hiểm nhà ở và các chi phí bảo trì dài hạn khác. 
      • Xây dựng quỹ khẩn cấp: Hãy đảm bảo luôn dành ra một phần thu nhập để tạo quỹ dự phòng vì các tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khoản tiền này sẽ giúp các cặp vợ chồng tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng khi kế hoạch trả nợ ban đầu bị xáo trộn.  

      Ưu tiên tiết kiệm và đầu tư 

      Tiết kiệm và đầu tư luôn là những phương án quản lý tài chính cá nhân thông minh. Tiết kiệm ở đây là việc cắt bớt các khoản chi cho những nhu cầu không thiết yếu như đi du lịch, mua sắm quần áo, giày dép phục vụ sở thích cá nhân,... Nhờ vậy, khoản tích lũy để trả nợ mua nhà sẽ được tăng lên, giảm tỷ lệ gặp phải rủi ro tài chính trong dài hạn. 

      Tiết kiệm và đầu tư hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi trả nợ vay mua nhà (Nguồn: Thông tin Dự án) 

      Mặt khác, đầu tư lại là cách để các cặp vợ chồng gia tăng thu nhập và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc. Một số kênh đầu tư hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao hiện nay có thể kể đến vàng, chứng khoán hay bất động sản. Tuy nhiên, hãy chỉ đầu tư khi đã tự tin về kiến thức và độ am hiểu thị trường vì bất cứ hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận lớn nào cũng đi kèm với rủi ro cao. 

      Có phương án vay vốn thông minh 

      Cuối cùng, để đảm bảo khả năng trả nợ, hãy chỉ vay vốn tại những ngân hàng uy tín, có lãi suất và chính sách cho vay minh bạch. Hầu hết mọi ngân hàng thương mại trong nước hiện nay đều đang cung cấp các gói vay mua nhà với lãi suất điều chỉnh theo từng thời kỳ. So sánh thông tin gói vay của nhiều ngân hàng sẽ giúp các cặp vợ chồng trẻ tìm ra địa chỉ vay vốn với lãi suất ưu đãi nhất. 

      Chẳng hạn như tại Techcombank, ngân hàng này đang triển khai gói vay mua nhà dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất cố định chỉ từ 10.5%/năm, thời gian vay lên đến 35 năm, phí trả nợ trước hạn thấp (0.5%-1%/năm cho 5 năm đầu và miễn phí từ năm thứ 6 trở đi). 

      Vay vốn tại ngân hàng uy tín giúp giảm tỷ lệ gặp rủi ro tài chính khi vay mua nhà (Nguồn: Techcombank) 

      Bất cứ chính sách ưu đãi về lãi suất nào cũng có thể hỗ trợ các cặp vợ chồng trẻ một khoản chi phí không nhỏ khi vay mua nhà với số tiền lớn. 

      Như vậy, bài viết đã gợi ý một số chiến lược quản lý tài chính để tránh áp lực nợ nần khi mua nhà. Hy vọng những chiến lược kể trên sẽ hiệu quả trong việc giúp các cặp vợ chồng trẻ sớm sở hữu được tổ ấm trong mơ.  

      Xem thêm

      Các con giáp được tuổi mua nhà, đầu tư bất động sản năm 2024

      Ngân hàng kích thích nhu cầu vay vốn mua nhà

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương