Trong bối cảnh ngành hàng không Việt Nam đang mở rộng không ngừng, thông tin quy hoạch sân bay đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản. Quy hoạch sân bay không chỉ cho thấy sự phát triển về hạ tầng giao thông mà còn tác động đến giá trị và tiềm năng sinh lợi của các dự án bất động sản trong khu vực. Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về quy hoạch hệ thống sân bay trên cả nước, giúp nhà đầu tư cập nhật những thông tin quan trọng, dự đoán xu hướng thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận từ các dự án bất động sản liên quan.
Ngành hàng không được đánh giá là một lĩnh vực quan trọng và liên tục nhận được sự đầu tư từ quốc gia qua các thời kỳ. Với sự phát triển không ngừng, số lượng sân bay tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và cơ sở hạ tầng của các sân bay được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách.
Tất cả các sân bay ở Việt Nam đều đã trải qua quá trình cải tạo, mở rộng và nâng cấp nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu di chuyển và du lịch của cả khách nội địa và quốc tế. Hiện nay, Việt Nam sở hữu gần 40 sân bay, được phân loại thành hai nhóm chính:
Ngành hàng không liên tục nhận được sự đầu tư từ quốc gia (Ảnh: Ego Express)
Danh sách các sân bay quốc tế ở Việt Nam:
STT |
Tên sân bay |
Tỉnh/ thành phố trực thuộc |
Công suất |
1 |
Sân bay Nội Bài |
Hà Nội |
30 triệu lượt khách/năm |
2 |
Sân bay Tân Sơn Nhất |
Thành phố Hồ Chí Minh |
28 triệu lượt khách/năm |
3 |
Sân bay Phú Quốc |
Kiên Giang |
10 triệu lượt khách/năm |
4 |
Sân bay Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
6 - 15 triệu khách/năm |
5 |
Sân bay Cam Ranh |
Khánh Hòa |
8 triệu lượt khách/năm |
6 |
Sân bay Phú Bài |
Thừa Thiên Huế |
5 triệu lượt khách/năm |
7 |
Sân bay Cần Thơ |
Cần Thơ |
3 - 5 triệu lượt khách/năm |
8 |
Sân bay Vinh |
Nghệ An |
8 triệu lượt khách/năm |
9 |
Sân bay Cát Bi |
Hải Phòng |
7-8 triệu lượt khách/năm |
Danh sách các sân bay phục vụ nội địa ở Việt Nam:
STT |
Tên sân bay |
Tỉnh/thành phố trực thuộc |
Công suất |
1 |
Sân bay Chu Lai |
Quảng Nam |
1,2 triệu lượt khách/năm |
2 |
Sân bay Thọ Xuân |
Thanh Hóa |
5 triệu lượt khách/năm |
3 |
Sân bay Đồng Hới |
Quảng Bình |
500.000 lượt khách/năm |
4 |
Sân bay Điện Biên Phủ |
Điện Biên |
75.000 lượt khách/năm |
5 |
Sân bay Tuy Hòa |
Phú Yên |
550.000 lượt khách/năm |
6 |
Sân bay Pleiku |
Gia Lai |
1 triệu lượt khách/năm |
7 |
Sân bay Buôn Ma Thuột |
Đắk Lắk |
1 triệu lượt khách/năm |
8 |
Sân bay Rạch Giá |
Kiên Giang |
200.000 lượt khách/năm |
9 |
Sân bay Cà Mau |
Cà Mau |
200.000 lượt khách/năm |
10 |
Sân bay Côn Đảo |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
2 triệu lượt khách/năm |
11 |
Sân bay Vân Đồn |
Quảng Ninh |
5 triệu lượt khách/năm |
12 |
Sân bay Phù Cát |
Bình Định |
2,5 triệu khách một năm |
13 |
Sân bay Liên Khương |
Lâm Đồng |
5 triệu lượt khách/năm |
Theo quy hoạch tổng thể về phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, kèm theo Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quy hoạch các cảng hàng không được thực hiện theo các giai đoạn cụ thể như sau:
Về kế hoạch xây dựng: Xây dựng kế hoạch đầu tư để phát triển, cải tạo và mở rộng các cảng hàng không với sự chú trọng vào các dự án có ảnh hưởng lớn và lan tỏa rộng rãi. Ưu tiên nguồn lực cho các cảng hàng không đầu mối, có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đặc biệt tại khu vực Thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Long Thành).
Về kế hoạch sử dụng đất: Dự báo tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển hệ thống cảng hàng không được xác định theo quy hoạch tương ứng với Nghị quyết 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia cho giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Theo dự kiến, nhu cầu sử dụng đất cho giai đoạn 2021 - 2030 sẽ vào khoảng 23,83 nghìn ha, trong khi tầm nhìn đến năm 2050 là khoảng 26,09 nghìn ha.
Về nguồn vốn đầu tư: Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng hàng không (không tính các công trình do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tự đầu tư) cho giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 422,64 nghìn tỷ đồng.
(Nguồn: Thư Viện Pháp Luật)
Bản đồ quy hoạch sân bay đến năm 2050 (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Đối với việc nghiên cứu và đề xuất bổ sung quy hoạch các cảng hàng không mới từ các địa phương, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đã đề xuất phân loại thành 2 nhóm cảng hàng không mới để đưa vào quy hoạch.
Ngoài ra, dựa trên kết quả rà soát và nghiên cứu bổ sung của đơn vị tư vấn, Cục HKVN đã nhất trí kiến nghị bổ sung quy hoạch cho hai cảng hàng không quốc nội là Thành Sơn và Biên Hòa, cụ thể:
Điều kiện để thực hiện việc chuyển đổi các sân bay quân sự Thành Sơn và Biên Hòa thành các cảng hàng không lưỡng dụng theo mô hình mới là phải thu hút được các nhà đầu tư và thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất phân loại thành hai nhóm cảng hàng không mới để đưa vào quy hoạch (Ảnh: Mytour)
Quy hoạch sân bay đóng vai trò then chốt trong việc định hình giá trị và sự phát triển của bất động sản xung quanh. Việc nắm được thông tin quy hoạch chi tiết và có chiến lược phát triển rõ ràng sẽ giúp các nhà đầu tư nhận diện được các cơ hội và điều chỉnh chiến lược phù hợp với biến động của thị trường.
Xem thêm
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn