Cái Mép - Thị Vải đã và đang khẳng định vị thế của Việt Nam trên danh sách cảng biển thế giới. Giờ đây, bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh lại tiếp tục gây chú ý với quy hoạch siêu cảng Cần Giờ. Cùng tra cứu quy hoạch để nắm bắt cơ hội đầu tư sinh lời trong bài viết sau đây.
Siêu cảng quốc tế Cần Giờ đang từng bước vượt qua những rào cản pháp lý để tiến tới đích. Dưới đây là đôi nét tổng quan về dự án.
Theo bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh, Cảng quốc tế Cần Giờ dự kiến đặt tại cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Vị trí này nằm trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển nhưng không xâm phạm vùng lõi. Dự án tuy nằm biệt lập nhưng lại có kết nối thuận lợi với các tuyến đường thủy và hàng hải, tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển hàng hóa.
Ảnh phối cảnh siêu dự án cảng Cần Giờ (Nguồn: Dân Việt)
Dự án cảng quốc tế Cần Giờ có quy mô 571 ha. Cầu cảng chính dự kiến dài 7 km, cùng với đó là 2 km bến sà lan. Ngoài ra, dự án còn bao gồm các công trình phụ trợ như kho bãi, hệ thống giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở cho công nhân và cán bộ quản lý, cùng với các hạng mục hạ tầng khác.
Theo kết quả tra cứu quy hoạch, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được thiết kế để tiếp nhận các loại tàu biển hiện đại, bao gồm tàu container siêu lớn có tải trọng lên đến 250.000 DWT (tương đương 24.000 TEU), tàu trung chuyển từ 10.000 đến 65.000 tấn và sà lan tải trọng 8.000 tấn.
Dự báo, sản lượng hàng hóa qua cảng trong năm đầu tiên có thể đạt 2,1 triệu TEU và tăng lên 16,9 triệu TEU vào năm 2047, tương đương một nửa sản lượng của cảng Singapore hiện nay.
Khi đi vào hoạt động, dự án Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển hiện có. Đồng thời, tạo hiệu ứng lan tỏa cho cụm cảng biển số 4 và khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm trung chuyển hàng hải quốc tế tầm cỡ khu vực và thế giới.
Trên bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh, cụm cảng biển số 4 tập trung ở khu vực phía Nam, bao gồm các cảng biển trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An.
Tháng 8/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn tất báo cáo thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Dự án này là đề xuất của Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A-TIL, thuộc Tập đoàn MSC.
Liên danh Cảng Sài Gòn - TIL đã trình bày một kế hoạch đầu tư khả thi cho dự án, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 4,8 tỷ USD (tương đương 113.531,7 tỷ đồng), chưa bao gồm chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình xây dựng.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án ở mức tối thiểu 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ cũng đề xuất yêu cầu nhà đầu tư phải góp vốn chủ sở hữu tương ứng ít nhất 15% tổng mức đầu tư đã phê duyệt.
Sáng ngày 28/8/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để thảo luận về dự thảo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển thời kỳ 2021-2030, đồng thời nghe báo cáo về chủ trương đầu tư dự án.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Xuân Sang, Việt Nam sẽ tập trung đầu tư vào các cụm cảng quy mô lớn như Nam Đồ Sơn, Con Ong - Hòn Nét, Liên Chiểu, Cần Giờ, Cái Mép Hạ, Cái Mép Hạ hạ lưu và Trần Đề để thu hút đầu tư.
Quy hoạch siêu cảng Cần Giờ đặt mục tiêu đến năm 2030, hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ có khả năng thông qua khoảng 1.249 đến 1.493 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Trong đó có 46,3 đến 54,3 triệu TEU container, đồng thời phục vụ 17,382 đến 18,845 triệu lượt hành khách.
Hướng trung chuyển của cảng Cần Giờ tới các quốc gia lân cận (Nguồn: Saigon Villas)
Định hướng, tầm nhìn đối với quy hoạch siêu cảng Cần Giờ bám sát bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh:
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch đầu tư sắp tới. Về mặt quy hoạch kết cấu hạ tầng, cảng này được xếp vào bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh hạng mục cảng biển.
Bên cạnh đó, dự án được định hướng phát triển cùng với cảng Cái Mép, hình thành một cụm cảng trung chuyển quốc tế lớn tại cửa sông Cái Mép. Cụm cảng này sẽ phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cho cả nước và khu vực.
Theo quá trình tra cứu quy hoạch và “Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ” được Thủ tướng Chính phủ giao cho Thành phố Hồ Chí Minh:
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2045 (Nguồn: Báo Nông Nghiệp)
Tra cứu quy hoạch cho thấy, việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng, mà còn là một phần trong tầm nhìn xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế, kết nối chặt chẽ với kinh tế thế giới.
Với vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng hiện đại, cảng sẽ thu hút mạnh mẽ các hãng tàu quốc tế, doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới. Từ đó đưa thành phố trở thành một hành lang logistics quốc tế quan trọng.
Quy hoạch siêu cảng Cần Giờ góp phần đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế (Nguồn: VietNamNet)
Bên cạnh đó, cảng tạo ra hiệu ứng lan tỏa lớn đến các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm logistics hậu cần, tạo ra hàng chục nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp. Ước tính, cảng sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước nguồn thu lên tới 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi hoạt động hết công suất.
Việc xây dựng cảng Cần Giờ cũng là một giải pháp cấp thiết để giải quyết tình trạng quá tải của các cảng biển hiện hữu tại thành phố. Theo Sở Giao thông Vận tải, nhu cầu về dịch vụ cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình hơn 5% mỗi năm, đặc biệt là đối với hàng container (tăng khoảng 6% mỗi năm).
Trong khi đó, hệ thống cảng container hiện hữu chủ yếu tập trung tại khu vực nội đô và đã quá tải. Để giải quyết tình trạng này, quy hoạch siêu cảng Cần Giờ là hết sức cần thiết.
Cảng mới không chỉ giúp giảm tải cho các cảng hiện có mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hồ Chí Minh nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế biển.
Quy hoạch siêu cảng Cần Giờ trên bản đồ quy hoạch TP. Hồ Chí Minh là một dấu ấn quan trọng trong quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế của thành phố. Với tầm nhìn chiến lược và sự đầu tư mạnh mẽ, dự án này hứa hẹn sẽ mang đến những cơ hội mới cho thành phố và cả nước.
Xem thêm
Thông tin quy hoạch TPHCM mới nhất: Lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch 930ha khu trung tâm
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn