Cập nhật quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM mới nhất, tầm nhìn dài hạn đến năm 20

      Cập nhật quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM mới nhất, tầm nhìn dài hạn đến năm 2060

      Onehousing image
      7 phút đọc
      06/09/2024
      Cập nhật thông tin và tiến độ quy hoạch đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mới nhất đến năm 2060.

      Căn cứ vào bản đồ quy hoạch đô thị mới nhất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có thể trong thời gian tới 2 thành phố này sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, đặc biệt là phủ sóng mạng lưới đường sắt đô thị. Việc quy hoạch này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, bất động sản và cải thiện đời sống cho người dân. Cùng tìm hiểu thông tin cũng như cập nhật tiến độ quy hoạch đường sắt trong bài viết dưới đây.

      Thông tin mới nhất về quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Báo Thanh niên)

      Tổng quan đề án quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

      Tháng 06/2024, Bộ Giao thông vận tải đã gửi văn bản đến các bộ, ngành để xin ý kiến về Dự thảo Đề án Tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống Metro tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua.

      Đề án đặt mục tiêu đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tốc độ thiết kế 80 - 160 km/h, đường đôi, khổ đường 1.435 mm, điện khí hóa.

      • Đến năm 2035: Dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quyết định phê duyệt quy hoạch chung 2 thành phố với tổng chiều dài khoảng 580,8 km. Trong đó, Hà Nội khoảng 397,8 km; TP. Hồ Chí Minh là khoảng 183 km. Đạt tỷ lệ 35%  - 50% thị phần vận tải hành khách công cộng.
      • Đến năm 2045: Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác thêm khoảng 369,06 km. Trong đó, Hà Nội khoảng 200,7 km; TP. Hồ Chí Minh khoảng 168,36 km. Đạt tỷ lệ 35% - 50% thị phần vận tải hành khách công cộng. 
      • Đến năm 2060: Sẽ xây dựng và hoàn thiện khoảng 158,66 km tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, đạt tỷ lệ 55% - 60% thị phần vận tải hành khách công cộng.

      Tổng nhu cầu vốn để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị này là khoảng hơn 145.000 tỷ USD. (Nguồn: Báo đầu tư)

      Thông tin dự kiến quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2060 (Ảnh: Báo đầu tư)

      Tiến độ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mới nhất

      So với kế hoạch đặt ra, việc xây dựng đường sắt đô thị tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn còn chậm trễ, chưa đạt được so với kỳ vọng.

      Quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội 

      Theo quy hoạch đô thị Hà Nội, 2 tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng là:

      • Tuyến số 2A (đoạn Cát Linh – Hà Đông): Đã chính thức khai thác thương mại từ tháng 11/2021 và đến tháng 06/2024 đã vận chuyển được hơn 25 triệu hành khách.
      • Tuyến số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội): Đã đưa vào khai thác thương mại vào ngày 08/08/2024, dự kiến đoạn đi ngầm đưa vào khai thác vào năm 2027 - 2029.
      • Còn tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo lên kế hoạch vận hành toàn tuyến năm 2029 - 2031 nhưng quá trình xây dựng gặp nhiều khó khăn về tài chính, vỡ tiến độ nên chưa có nhiều tiến triển.

      Theo Ông Dương Đức Tuấn - Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết: “Đến năm 2035 thành phố sẽ phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng, vận hành 10 tuyến đường sắt đô thị (bao gồm tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến số 3.1 Nhổn - Cầu Giấy đã và đang khai thác). Lãnh đạo thành phố Hà Nội đang nghiên cứu, triển khai dự án đầu tư tuyến số 2.1 (Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo), tuyến số 3.2 (ga Hà Nội - Hoàng Mai), tuyến số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc), tuyến số 2A kéo dài (Hà Đông - Xuân Mai).” (Nguồn: Báo Thanh niên)

      Quy hoạch đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh

      UBND TP. Hồ Chí Minh hiện đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động, tích cực giải quyết các vướng mắc, khiếu kiện của các nhà thầu, hoàn thành thủ tục để phấn đấu đưa tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên vào khai thác thương mại trong tháng 11/2024. 

      Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương đang gặp nhiều vướng mắc nên được gia hạn hoàn thành vào năm 2030. Các tuyến còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng tiến độ rất chậm.

      Dự kiến quy hoạch đô thị TP. Hồ Chí Minh đến năm 2035 sẽ hoàn thành khoảng 183 km Metro gồm các tuyến từ số 1 - 6. Đến năm 2045, thành phố sẽ xây dựng thêm khoảng 168,36 km Metro để hoàn thiện các tuyến và thêm tuyến số 7, nâng tổng chiều dài lên khoảng hơn 351km. Tới năm 2060 sẽ hoàn thành thêm các tuyến số 8 (42,8 km), số 9 (28,32 km) và số 10 (87,84 km), nâng tổng chiều dài lên 510km. (Nguồn: Báo Xây dựng)

      Lãnh đạo Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đốc thúc các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án đường sắt đô thị theo đúng kế hoạch (Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam)

      Tác động của hệ thống đường sắt đô thị tới đời sống xã hội và thị trường bất động sản khu vực

      Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị không chỉ mang lại sự thuận tiện cho người dân mà còn là cơ hội phát triển hạ tầng, bất động sản cũng như tái cấu trúc không gian thành phố, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

      Đời sống xã hội

      Quy hoạch đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã xác định hệ thống đường sắt đô thị chính là trục “xương sống” của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Từ đó, không chỉ giúp người dân di chuyển nhanh chóng mà còn hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. 

      Ngoài ra, các tuyến Metro đều nối dài tới những khu vực đông dân cư, thúc đẩy giao thương, tăng cường khai thác thương mại, phát triển cộng đồng dân cư văn minh đến làm việc, sinh sống, đặc biệt là khu vực gần các nhà ga, trạm tàu. 

      Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ ăn theo tuyến đường sắt đô thị sẽ đua nhau mọc lên như hàng ăn, quán nước, bãi gửi xe,... Tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành khai thác.

      Hệ thống các tuyến Metro ngày càng phủ rộng cũng sẽ là cơ hội tái thiết đô thị theo hướng hiện đại. Là tiền đề tất yếu để đưa Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển như nhiều quốc gia trên thế giới.

      Thị trường bất động sản

      Hưởng lợi từ hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, dễ dàng kết nối nên giá các dự án bất động sản gần tuyến Metro đi qua thường cao hơn các khu vực khác và không ngừng tăng giá so với mặt bằng chung.

      Cụ thể, sau khi tuyến Cát Linh – Hà Đông khai thác thương mại, giá nhà mặt phố ở khu vực Cát Linh đã tăng trưởng thấy rõ. Tính đến tháng 12/2021 giá bán những căn mặt tiền kinh doanh được tăng từ mức giá 350 triệu đồng/m2 - 400 triệu đồng/m2 lên mức 380 triệu đồng/m2 - 430 triệu đồng/m2 so với tháng 08/2021. 

      Những căn nhà mặt ngõ lớn có thể kinh doanh giá bán cũng tăng từ 120 triệu đồng/m2 - 130 triệu đồng/m2 lên mức 127 triệu đồng/m2 - 135 triệu đồng/m2. Các tuyến đường lân cận như Hào Nam, Vũ Thạnh cũng tăng giá trị. 

      Tương tự, ở khu vực điểm ga thuộc Hà Đông, tính từ tháng 10/2021 - 12/2021 giá bất động sản thổ cư cũng tăng nhẹ. Nhà mặt phố tại phường La Khê gần điểm ga La Khê tăng từ 150 triệu đồng/m2 - 160 triệu đồng/m2 lên mức 170 triệu đồng/m2 - 190 triệu đồng/m2. Khu vực gần ga Yên Nghĩa, giá nhà ở tăng từ 130 triệu đồng/2 - 140 triệu đồng/m2 lên 137 triệu đồng - 150 triệu đồng/m2.

      Nhiều dự án chung cư gần tuyến Metro như Phú Thịnh Green Park, Hồ Gươm Plaza, CT12 Văn Phú, The Metrolines, Vinhomes Smart City... cũng tăng giá. (Nguồn: Tin nhanh nhà đất)

      Đặc biệt, việc phát triển hệ thống Metro ra khu vực ngoại ô như tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội còn giúp các chủ đầu tư tiếp cận được nguồn đất giá thấp hơn. Từ đó làm nhà ở giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có khả năng tài chính hạn hẹp.

      Quy hoạch đường sắt đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - bất động sản của các thành phố lớn (Ảnh: Báo Thanh niên)

      Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp người dân và nhà đầu tư nắm được quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2060. Đề án này không chỉ giúp giải quyết vấn đề về giao thông tại các thành phố lớn mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội, phát triển du lịch và bất động sản cho khu vực mà hệ thống Metro chạy qua.

      Xem thêm

      Cập nhật thông tin quy hoạch tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái mới nhất

      Tổng quan quy hoạch dự án tổ hợp 19.000 tỷ ga Ngọc Hồi và hệ thống đường sắt tốc độ cao

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương