Theo Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất và nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở,…) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp chuyển nhượng mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức kinh doanh bất động sản.
Việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có đất.
Căn cứ điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được tính như sau:
TT |
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
Mức thu |
1 |
Dưới 50 triệu đồng |
50.000 đồng |
2 |
Từ 50 - 100 triệu đồng |
100.000 đồng |
3 |
Từ trên 100 - 1 tỷ đồng |
0.1 % giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch |
4 |
Từ trên 1 - 3 tỷ đồng |
1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch vượt quá 1 tỷ đồng |
5 |
Từ trên 3 - 5 tỷ đồng |
2.2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch vượt quá 3 tỷ đồng |
6 |
Từ trên 5 - 10 tỷ đồng |
3.2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 |
7 |
Từ trên 10 - 100 tỷ đồng |
5.2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng |
8 |
Trên 100 tỷ đồng |
32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản/ hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng nhưng không được vượt quá mức thu tối đa là 70 triệu đồng/ trường hợp. |
Lưu ý:
+ Trường hợp công chứng tại văn phòng công chứng thì mức thu phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
+ Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thỏa thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước quy định.
>>> Điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai <<< |
Các khoản thu mà tổ chức hành nghề công chứng (văn phòng công chứng/ phòng công chứng) được thu bao gồm:
Ngoài tiền phí công chứng theo chuẩn quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC nêu trên, một khoản tiền nữa mà người yêu cầu công chứng sẽ phải nộp cho tổ chức hành nghề công chứng đó là thù lao công chứng.
Bởi khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch, căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Công chứng năm 2014, phí và thù lao công chứng là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng được phép thu từ người yêu cầu công chứng.
Trong đó, theo khoản 1 Điều 67 Luật Công chứng năm 2014, thù lao công chứng có thể bao gồm việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến công chứng: Thù lao ký hồ sơ ngoài giờ, ký hồ sơ ngoài trụ sở.
Mức thù lao này sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại địa phương. Đặc biệt, mức phí và thù lao công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đều phải niêm yết công khai tại trụ sở của mình.
Nếu không niêm yết hoặc không niêm yết đầy đủ phí, thù lao công chứng, tổ chức hành nghề công chứng có thể bị xử phạt từ 03 - 07 triệu đồng theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Nếu thu thù lao công chứng cao hơn mức trần hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết, thu các khoản chi phí cao hơn mức phí đã thoả thuận thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ bị phạt từ 7 - 10 triệu đồng theo điểm đ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 82 năm 2020 nêu trên.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Luật công chứng 2014: Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
Theo quy định này, người nộp phí công chứng mua bán nhà đất là người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà đất. Và người này thường là người ghi thông tin, ký, ghi rõ họ tên trong phiếu yêu cầu công chứng.
Tuy nhiên, pháp luật quy định người yêu cầu phải nộp phí và thù lao công chứng nhưng không cấm các bên thỏa thuận về người nộp. Hay nói cách khác, các bên chuyển nhượng được phép thỏa thuận về người nộp.
Do đó, các bên có thể thỏa thuận quyết định người nộp phí và thù lao công chứng. Nếu không có thỏa thuận thì người nộp là người yêu cầu công chứng.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Các bên chuyển nhượng, tặng cho phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng.
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ:
Bước 2: Thực hiện công chứng
Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng
* Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy, phí công chứng nhà đất là một trong những loại phí bắt buộc phải đóng khi thực hiện giao dịch mua bán chuyển nhượng BĐS. Để tiết kiệm thời gian công chứng giá trị tài sản hoặc hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất, bạn có thể lựa chọn giao dịch cùng OneHousing - hệ sinh thái bất động sản với quỹ hàng dồi dào hơn 2 triệu căn và được kiểm chứng bởi ngân hàng Techcombank. Bên bán sẽ không mất thời gian công chứng giá trị tài sản và bên mua cũng được hưởng lợi từ những gói vay phù hợp với tài chính cá nhân. Ngoài ra, đội ngũ chuyên viên môi giới Pro Agent sẽ cùng đồng hành với bạn kể từ giai đoạn tiếp cận khách hàng cho đến khi căn nhà của bạn được bán thành công. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập tại đây hoặc liên hệ hotline 1800 646 466 để được tư vấn trực tiếp.