Như Xuân đang được định hướng trở thành một trong những huyện dẫn đầu khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, lãnh đạo địa phương đã và đang huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, cải thiện đời sống cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Để hiểu rõ cơ cấu sử dụng đất trong thời gian tới cũng như các dự án mới được triển khai từ nay đến năm 2030, bạn hãy tham khảo bản đồ quy hoạch huyện Như Xuân mới nhất trong bài viết dưới đây.
Thông tin mới nhất về bản đồ quy hoạch huyện Như Xuân, Thanh Hóa đến năm 2030 (Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Theo bản đồ quy hoạch Thanh Hóa, Như Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh. Đây là mảnh đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.
Địa giới hành chính của huyện Như Xuân cụ thể như sau:
Huyện Như Xuân có diện tích tự nhiên 721,72 km2, chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc (thị trấn Yên Cát và 15 xã). Dân số năm 2022 là 76.827 người, mật độ dân số đạt 106 người/km2. Trên địa bàn huyện có 4 dân tộc sinh sống gồm: Thái, Kinh, Mường, Thổ.
Thống kê từ năm 2020 đến tháng 06/2024, huyện Như Xuân đã đầu tư xây dựng 541 dự án kết cấu hạ tầng. Trong đó, nhiều tuyến đường đã được đồng bộ hóa như: Tuyến đường từ xã Thượng Ninh đi Cát Tân, đường giao thông làng Mải, nâng cấp Quốc lộ 45 đi xã Tân Bình, đường giao thông xã Xuân Quỳ - Thanh Lâm,...
Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn huyện Như Xuân được cứng hóa đạt 78,45% (không tính quốc lộ và tỉnh lộ). Những công trình này đã đáp ứng được nhu cầu di chuyển của người dân cũng như lưu thông hàng hóa với các khu vực, địa phương lân cận.
Toàn huyện Như Xuân có 54 cơ sở giáo dục, trong đó có 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, địa bàn huyện có 18 cơ sở y tế (2 cơ sở tuyến huyện và 16 cơ sở tuyến xã), nhà văn hóa, cửa hàng tạp hóa, kinh doanh khác.
Huyện có thế mạnh về du lịch khi sở hữu nhiều khu di tích, cảnh quan tươi đẹp như: thác Đồng Quan, chùa Yên Cát (Chùa Di Lạc), Đền Chín Gian, thác Cổng trời. Hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, internet tại huyện cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ.
Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân, 6 tháng đầu năm 2024 huyện Như Xuân, Thanh Hóa đã ghi nhận những kết quả tích cực:
(Nguồn: Báo Thanh Hoá, cập nhật tháng 08/2024)
Huyện Như Xuân phát triển toàn diện về mọi mặt trong nửa đầu năm 2024 (Ảnh: Báo Xây dựng)
Huyện Như Xuân sở hữu nguồn đất đai đa dạng, phong phú, nằm gần các khu kinh tế động lực và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng. Trên địa bàn huyện có thác Đồng Quan, chùa Yên Cát (Chùa Di Lạc), Đền Chín Gian, thác Cổng trời, đã thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tìm hiểu, trải nghiệm.
Đây còn là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều phong tục, truyền thống văn hóa, lễ hội dân gian như: Lễ hội dâng trâu tế trời tại đền Chín Gian (dân tộc Thái), lễ hội Đình Thi (dân tộc Thổ). Nhiều bản làng vẫn giữ được những ngôi nhà sàn truyền thống và nghề dệt thổ cẩm.
Xác định rõ những tiềm năng sẵn có, trong những năm qua, địa phương đã và đang kêu gọi, khuyến khích các dự án đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Điển hình như:
Lãnh đạo địa phương đã huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng, hoàn thiện hạ tầng cơ bản, cải tạo cảnh quan tại danh lam, thắng cảnh, nhanh chóng đưa vào khai thác, phát triển thành điểm du lịch. Bên cạnh đó, theo tình hình quy hoạch Thanh Hóa, huyện còn chú trọng đầu tư, tôn tạo các điểm đến văn hóa tâm linh gắn với du lịch cộng đồng.
Với những điều kiện thuận lợi này, huyện Như Xuân đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản. Không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh và đầu tư bền vững trong tương lai mà những dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội cho cả khu vực.
Huyện Như Xuân có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản du lịch (Ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa)
Bản đồ quy hoạch Thanh Hóa, huyện Như Xuân được chia theo tỷ lệ 1:25000. Bao gồm thông tin cơ bản về diện tích, cơ cấu sử dụng đất, định hướng phát triển không gian, cơ sở hạ tầng, giao thông.
Bản đồ quy hoạch huyện Như Xuân, Thanh Hóa đến năm 2030 (Ảnh: Địa ốc Thịnh Vượng)
Căn cứ theo Quyết định số 2216/QĐ-UBND ban hành ngày 23/06/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 của huyện Như Xuân cụ thể như sau:
Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện Như Xuân đến năm 2030:
Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng tại huyện Như Xuân đến năm 2030 gồm:
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại huyện Như Xuân đến năm 2030:
Quyết định số 1303/QĐ-UBND ban hành ngày 03/04/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Như Xuân cụ thể như sau:
Diện tích, cơ cấu các loại đất tại huyện Như Xuân trong năm 2024:
Kế hoạch thu hồi các loại đất tại huyện Như Xuân:
Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại huyện Như Xuân:
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại huyện Như Xuân:
Theo quy hoạch chung, huyện Như Xuân sẽ phát triển theo mô hình “1 hành lang phát triển – 2 trung tâm động lực – 1 dải cảnh quan sinh thái, nông nghiệp, nông thôn”. Hình thành hành lang phát triển chính trên cơ sở các không gian dọc đường Hồ Chí Minh. Phát triển trọng tâm tại 2 khu vực là đô thị Bãi Trành và thị trấn Yên Cát để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Các khu vực còn lại (dải bao quanh dãy núi Bù Mùn) là các khoảng không gian nông nghiệp gắn với các điểm dân cư nông thôn và các khu sinh thái du lịch ven núi Bù Mùn.
Huyện Như Xuân chia làm 3 phân vùng:
Quy hoạch đô thị chia làm 2 giai đoạn:
Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn như sau:
Về thương mại - du lịch định hướng tới năm 2030:
Quy hoạch mạng lưới đường bộ gồm: Đường quốc lộ (Đường Hồ Chí Minh, QL45, Đường Nghi Sơn – Bãi Trành. Đồng thời quy hoạch các tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt quy mô đường cấp IV. Ví dụ như: Đường tỉnh 520B, 520C, 520D, 514, đường Cơ động Cát Vân – Xuân Thắng, đường Cơ động Cát Tân – Xuân Thắng,...
Ngoài ra, lãnh đạo huyện cũng sẽ quy hoạch thêm các tuyến đường bổ sung và mở 5 tuyến đường huyện mới. Quy hoạch 3 bến xe khách (Yên Cát, Bãi Trành, Thanh Quân)
Bên cạnh đường bộ, giao thông đường thủy cũng được chú trọng. Tuy nhiên do địa hình các tuyến sông ngắn và dốc, khó khai thác vận tải đường thủy nên chủ yếu khai thác mặt hồ sông Mực để vận tải du lịch. Cùng với đó là quy hoạch 2 bến thủy nội địa gồm: bến khai thác du lịch lòng hồ Bến En và bến khu vực vùng ngập xã Thanh Hòa kết nối với khu vực tỉnh Nghệ An.
Hy vọng với những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch huyện Như Xuân, Thanh Hóa sẽ giúp người dân và nhà đầu tư hình dung được bức tranh toàn cảnh khu vực tới năm 2030. Những thay đổi về cơ sở hạ tầng, giao thông, thương mại - du lịch không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực bất động sản.
Xem thêm
Cập nhật bản đồ quy hoạch thị xã Nghi Sơn Thanh Hóa mới nhất
Thông tin quy hoạch Thanh Hóa: Đầu tư nghìn tỷ vào các tuyến đường đến Sầm Sơn