Cách tính thị giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức

      Cách tính thị giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức

      Onehousing image
      6 phút đọc
      11/06/2024
      Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thông tin liên quan đến cổ tức, đặc biệt là cách tính thị giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán.

      Đầu tư chứng khoán là một trong những loại hình đầu tư được nhiều người lựa chọn nhằm kiếm thêm thu nhập từ khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu quá trình đầu tư, bạn cần tìm hiểu mọi khái niệm liên quan đến lĩnh vực này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về cổ tức, đặc biệt là cách tính thị giá cổ phiếu khi đầu tư chứng khoán.

      Định nghĩa về cổ tức

      Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần phân chia cho các cổ đông của mình. Khi một công ty có lợi nhuận, họ sẽ sử dụng một phần để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, phần còn lại sẽ được trả cho các cổ đông dưới dạng cổ tức. 

      Cổ tức được định nghĩa là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty cổ phần phân chia cho các cổ đông (Nguồn: VnExpress)

      Thông thường, cổ tức có thể được chi trả theo nhiều khung thời gian và tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào quyết định của Hội Đồng Quản Trị và ý kiến của các cổ đông. Các công ty cũng có thể phát hành cổ tức đặc biệt, không định kỳ, ngoài các đợt chi trả cổ tức theo lịch cố định. Bên cạnh các công ty cổ phần, hiện nay nhiều Quỹ tương hỗ và Quỹ ETF cũng thực hiện việc chi trả cổ tức cho nhà đầu tư.

       

      Các hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông hiện nay

      Đọc tiếp

      Hiện nay, các doanh nghiệp và tổ chức có thể chi trả cổ tức cho các cổ đông thông qua 3 hình thức như sau:

      • Trả cổ tức bằng tiền mặt: Công ty sẽ chi trả trực tiếp tiền mặt cho các cổ đông theo tỷ lệ cổ tức đã được phê duyệt.
      • Trả cổ tức bằng cổ phiếu: Thay vì chi trả bằng tiền mặt, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu và phân chia cho các cổ đông hiện tại.
      • Mua lại cổ phiếu: Công ty thực hiện việc mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường, điều này giúp tăng giá trị cổ phiếu còn lại và mang lại lợi ích gián tiếp cho các cổ đông.

      Những ngày quan trọng liên quan đến cổ tức mà nhà đầu tư cần biết

      Ngày giao dịch không hưởng quyền

      Ngày giao dịch không hưởng quyền là thời gian cụ thể mà các nhà đầu tư sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông khi mua cổ phiếu. Quyền lợi có thể bao gồm quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền bầu cử, hoặc quyền nhận cổ tức. 

      Để tránh những sai sót trong quá trình đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cần chú ý đến các ngày quan trọng liên quan đến việc chi trả cổ tức. Nếu ngày giao dịch cuối cùng để được hưởng quyền là T, thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là T+1. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận quyền cổ đông là T+2. Những người mua cổ phiếu vào ngày T sẽ là những cổ đông cuối cùng có quyền, trong khi những người mua vào ngày T+1 sẽ không được nhận quyền.

      Ngày đăng ký cuối cùng

      Ngày đăng ký cuối cùng là ngày mà Trung tâm Lưu ký chốt danh sách những người đang sở hữu chứng khoán để tiến hành chia cổ tức. Trong ngày này, những người có tên trong danh sách sở hữu chứng khoán sẽ có quyền nhận cổ tức hoặc quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.

      Cách tính thị giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức với những trường hợp khác nhau

      Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt

      Dưới đây là công thức được áp dụng để tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt:

      P’ = (P + (Pa x a) - C) / (1 + a + b)

      Công thức tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt (Nguồn: Topi)

      Ví dụ cụ thể vào ngày 7/1/2016, cổ phiếu của Vietcombank được giao dịch với giá P= 30.000 VNĐ. Ngày 8/1/2016 là ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức, với tỷ lệ cổ tức là 10%, tương đương với 1.000 VNĐ mỗi cổ phiếu.

      Theo nguyên lý bảo toàn vốn hóa và dòng tiền, chúng ta áp dụng công thức tính:

      Giá mới của cổ phiếu (P’) = Giá cũ của cổ phiếu (P) - Tiền cổ tức trên mỗi cổ phiếu (C)

      => P’ = 30.000 - 1.000 = 29.000 VNĐ (với giả định không có phát hành thêm cổ phiếu).

      Kết quả là, mỗi cổ phiếu của Vietcombank, ban đầu được giao dịch với giá 30.000 VNĐ, sau khi chia cổ tức sẽ có giá 29.000 VNĐ và nhận được tiền cổ tức là 1.000 VNĐ. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cơ cấu giá cả và giá trị thực của cổ phiếu sau sự điều chỉnh này.

      Cách tính giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng

      Khi doanh nghiệp quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Trong trường hợp công ty chi trả toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu, giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức được tính bằng công thức:

      Pđc = P0 / (1 + Rctcp + Rcpt)

      Trong đó:

      - Pđc: Giá cổ phiếu sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu (đơn vị: VNĐ).

      - P0: Giá cổ phiếu trước khi chia cổ tức (đơn vị: VNĐ).

      - Rctcp: Tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu so với tổng số cổ phiếu gốc (đơn vị: %).

      - Rcpt: Tỷ lệ cổ phiếu thưởng so với tổng số cổ phiếu gốc (đơn vị: %).

      Khi cổ tức được trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:10 (tức là 10% - hay mỗi 100 cổ phiếu AAA sẽ nhận thêm 10 cổ phiếu AAA sau chia), và thưởng cho cổ đông cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 (tức là 20%), thì toán học cho thấy việc chia hay không chia là không thay đổi.

      Ví dụ, khi giá của 100 cổ phiếu AAA là 17.000 VNĐ, sau khi chia cổ tức và thưởng, ta có tổng cộng 130 cổ phiếu AAA. Tuy nhiên, để tính giá của mỗi cổ phiếu sau khi chia, ta sử dụng công thức:

      Giá mới của cổ phiếu (P’) = Giá cũ của cổ phiếu (P) / (1 + tỷ lệ cổ tức + tỷ lệ thưởng)

      => P’ = 17.000 / (1 + 10% + 20%) = 13.000 VNĐ

      Kết quả là giá của mỗi cổ phiếu AAA sau khi chia là 13.000 VNĐ.

      Cách tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

      Sau ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu thường sẽ điều chỉnh giảm tương ứng với tỷ lệ cổ tức được chia. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng khi nhận được cổ tức, tài sản của họ sẽ tăng lên, nhưng trong thực tế đầu tư chứng khoán không phải lúc nào cũng như vậy. Khi doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu, tài sản của cổ đông hầu như vẫn giữ nguyên.

      Công thức tính giá điều chỉnh sau khi chia cổ tức:

      P’= (P + (Pa x a) - C) / (1 + a + b)

      Công thức tính giá điều chỉnh của cổ phiếu sau khi chia cổ tức (Nguồn: Topi)

      Với cổ phiếu VIC ngày 21/02/2022 có giá là 80.000 VNĐ. Ngày 22/02/2022 là ngày giao dịch không hưởng quyền với tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền là 10% (tức 1.000 VNĐ), tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng là 10%, và phát hành thêm với tỷ lệ 15% với giá 10.000 VNĐ. Giá cổ phiếu VIC vào ngày 22/02/2022 được tính bằng công thức:

      P’=(80.000 + (10.000 x 15%) - 1.000)/(1 + 10% + 10%) = 67.083 VNĐ

      Với những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến cổ tức, cũng như cập nhật những cách tính thị giá cổ phiếu trong từng trường hợp riêng biệt. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về những kiến thức hữu ích trong đầu tư chứng khoán.

      Xem thêm

      Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng CPI và thị trường chứng khoán

      3 cốt lõi của thị trường chứng khoán đồng thuận cao, xu hướng tăng trưởng bền vững được củng cố

      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K