Gian lận báo cáo tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư chứng khoán. Những hệ lụy này làm méo mó thông tin tài chính, khiến các số liệu về doanh thu, lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp trở nên không chính xác. Nhà đầu tư dựa vào các thông tin trên có thể đưa ra quyết định sai lầm khi mua bán cổ phiếu. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào cách phát hiện vấn đề nhức nhối này thông qua phương pháp xây dựng mô hình F-score.
Gian lận tài chính có nhiều nguyên nhân, trong đó mục đích nhằm giấu đi kết quả kinh doanh yếu kém thường phổ biến nhất. Doanh nghiệp thao túng số liệu che đậy thua lỗ, thu hút nguồn tiền từ nhà đầu tư và dễ dàng vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lợi dụng cách thổi phồng lợi nhuận và tài sản để nâng cao giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán, thuận lợi thực hiện các thương vụ M&A. Hơn nữa, gian lận còn là cách giúp doanh nghiệp trốn thuế, che giấu hoạt động vi phạm pháp luật. Một số cá nhân trong doanh nghiệp, do tham lam và thiếu đạo đức, cũng có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gian lận báo cáo tài chính nhằm mục đích trục lợi cá nhân, tham nhũng hoặc biển thủ công quỹ.
Hành vi gian lận này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều bên liên quan. Nhà đầu tư chứng khoán mất tiền và niềm tin vào thị trường, dẫn đến tâm lý e dè và hạn chế đầu tư. Ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tài chính. Hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với nền kinh tế, khi gian lận tài chính gây mất niềm tin, cản trở sự phát triển chung và làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Gian lận báo cáo tài chính để che đậy tình hình kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp (Nguồn: Totalenergies)
Mô hình F-score được phát triển bởi Giáo sư Patricia Dechow và các đồng nghiệp vào năm 2011. Đây là công cụ hữu ích để đánh giá mức độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp, từ đó giúp phát hiện nguy cơ gian lận. Mô hình này sử dụng 9 biến số tài chính được tính toán từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm liên tiếp để đưa ra điểm F-score.
Bằng cách xác định những doanh nghiệp có nguy cơ cao, các nhà đầu tư có thể tránh được những khoản đầu tư không an toàn, bảo vệ danh mục đầu tư của mình. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng sử dụng mô hình F-Score để đánh giá rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp đang vay vốn để đưa ra quyết định cho vay hợp lý.
Mô hình F-score bao gồm 9 biến số được chia thành 3 nhóm chính. Các chỉ số dùng để tính toán được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
RSST = Tỷ số dự phòng cho các khoản thu nhập hoãn lại / Tổng tài sản.
Hiện nay cơ sở dồn tích được sử dụng làm phương pháp chính thức để ghi nhận các giao dịch kinh tế. Điều này tạo ra kẽ hở cho các nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kế toán không liên quan trực tiếp đến dòng tiền thực tế trong kỳ.
Phân tích các khoản điều chỉnh dồn tích giúp nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy hành vi thao túng báo cáo tài chính. Theo lập luận của tác giả, sự gia tăng của biến RSST làm tăng khả năng báo cáo tài chính bị gian lận.
ΔREC = Δ Nợ phải thu từ khách hàng / Tổng tài sản.
Việc gia tăng các khoản phải thu của khách hàng có thể giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu trong năm, mặc dù tiền chưa thực sự được nhận lại. Trên thực tế, đây là phương pháp thường được các nhà quản lý sử dụng để đạt được các mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận. Do đó, theo quan điểm của tác giả, sự gia tăng của biến ΔREC có thể làm tăng khả năng gian lận trong báo cáo tài chính.
ΔINV = Tỷ lệ biến động hàng tồn kho / Tổng tài sản.
Mỗi phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng khác nhau đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, giá vốn hàng bán và lợi nhuận biên trong kỳ. Qua đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn thông qua việc chọn phương pháp tính toán hàng tồn kho. Ngoài ra, theo chuẩn mực kế toán, giá hàng tồn kho phải được ghi nhận ở mức cao hơn giá gốc và thấp hơn giá trị bán ra.
Khi giá trị bán ra thấp hơn giá gốc, hàng tồn kho phải được trích lập dự phòng giảm giá. Trích lập dự phòng giảm giá là một công cụ để doanh nghiệp điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ kinh doanh. Theo lập luận của Giáo sư Patricia Dechow, sự gia tăng của biến ΔINV có thể làm tăng khả năng báo cáo tài chính bị gian lận.
SOFTASSETS = (Tổng tài sản - tổng tài sản thuộc Softassets) / Tổng tài sản
Softassets được định nghĩa là các loại tài sản không thuộc nhóm tiền mặt, các khoản tương đương tiền và tài sản hữu hình. Khi tỷ trọng của Softassets cao, các nhà quản lý có nhiều cơ hội hơn để thực hiện các điều chỉnh lợi nhuận ngắn hạn, họ có thể chọn phương pháp và thời gian khấu hao sao cho có lợi nhất. Tác giả cho rằng nếu tỷ trọng Softassets cao, khả năng báo cáo tài chính bị gian lận cũng tăng lên.
ΔCASHSALES = ( (Doanh thu thuần năm hiện tại – Nợ phải thu khách hàng năm hiện tại) / Doanh thu thuần năm hiện tại ) – ( (Doanh thu thuần năm trước – Nợ phải thu khách hàng năm trước) / Doanh thu thuần năm trước)
Theo tác giả, trong một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, doanh thu thực tế thu được bằng tiền sẽ tăng cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu. Nếu một doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể về khoản phải thu trong kỳ kinh doanh, trong khi dòng tiền thực nhận lại thấp, điều này có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đang cố gắng làm đẹp kết quả kinh doanh. Khi biến ΔCASHSALES tăng, khả năng báo cáo tài chính bị gian lận cũng tăng lên.
Mô hình F-score sử dụng 9 biến số từ các báo cáo tài chính trong 2 năm liên tiếp (Nguồn: Dailymail)
ΔROA = (Lợi nhuận sau thuế năm hiện tại/ Tổng tài sản bình quân năm hiện tại) – (Lợi nhuận sau thuế năm trước / Tổng tài sản bình quân năm trước)
ΔROA liên quan đến biến động lợi nhuận trên tài sản ròng. Một doanh nghiệp liên tục cải thiện hiệu suất kinh doanh và có kết quả kinh doanh tốt sẽ có ít động cơ để thực hiện gian lận tài chính hơn. Do đó, theo tác giả, khi biến ΔROA tăng lên, nguy cơ gian lận trong báo cáo tài chính sẽ giảm.
ISSUE là biến về phát hành chứng khoán ròng trong năm.
Công thức tính: ISSUE có giá trị bằng 1 nếu trong năm có thực hiện phát hành chứng khoán. Một trong những lý do khiến doanh nghiệp thao túng báo cáo tài chính là để duy trì mức giá cổ phiếu cao. Để đạt được điều này, các số liệu trên báo cáo tài chính phải đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư. Đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc duy trì giá cổ phiếu cao mang lại nhiều lợi thế. Các doanh nghiệp này sẽ tích cực phát hành thêm cổ phiếu nhằm thu hút vốn để cải thiện tình hình kinh doanh. Điều này làm khả năng gian lận trong báo cáo tài chính tăng khi doanh nghiệp thực hiện phát hành thêm cổ phiếu.
Như trên, công thức của mô hình F-Score bao gồm nhiều biến cần phải tính toán. Nhà đầu tư cần xác định giá trị của từng biến để tính ra kết quả cuối cùng của F-Score:
Giá trị dự đoán = – 7.893 + 0.790 x RSST + 2.518 x ΔREC + 1.191 x ΔINV + 1.979 x SOFTASSETS + 0.171 x ΔCASHSALES – 0.932 x ΔROA + 1.029 x ISSUE
Từ kết quả của phép tính trên, ta có thể đánh giá mức độ rủi ro gian lận của doanh nghiệp như sau:
Mô hình F-score là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư, nhà phân tích và cơ quan quản lý đánh giá mức độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp, từ đó phát hiện sớm nguy cơ gian lận, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.
Tuy nhiên, mô hình F-Score cũng tồn tại hạn chế. Điểm F-score có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bên ngoài. Do đó, việc bổ sung các biến phi tài chính vào mô hình có thể giúp tăng độ chính xác trong việc dự đoán gian lận và sai sót, cũng như giảm tỷ lệ mắc lỗi trong quy trình dự báo.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp doanh nghiệp đã thỏa hiệp với các công ty kiểm toán để xác nhận báo cáo tài chính tốt nhằm đạt được những mục đích khác nhau. Mô hình F-score chỉ là một công cụ hỗ trợ, cần kết hợp với các phương pháp phân tích khác để đưa ra đánh giá chính xác về nguy cơ gian lận báo cáo tài chính.
Mô hình F-score là công cụ đánh giá mức độ tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp (Nguồn: Nationalcreditfoundation)
Bài viết này đã giới thiệu về mô hình F-Score để đánh giá và phát hiện các công ty có gian lận trong báo cáo tài chính. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để bạn đầu tư chứng khoán hiệu quả và an toàn.
Xem thêm:
Các loại rủi ro trên thị trường chứng khoán và cách hạn chế rủi ro khi tham gia đầu tư chứng khoán
Hướng dẫn giao dịch bằng nến Hammer (nến Búa) trong đầu tư chứng khoán
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn