Các khoản phát sinh thường gặp khi mua nhà và cách lập kế hoạch để không "lạm phát" chi tiêu?

      Các khoản phát sinh thường gặp khi mua nhà và cách lập kế hoạch để không "lạm phát" chi tiêu?

      Onehousing image
      5 phút đọc
      02/03/2024
      Nhân viên các công ty tư nhân, người trẻ mua nhà thường gặp các khoản phát sinh ngoài ý muốn. Làm thế nào để quản lý rủi ro và chiến lược an toàn để không bị lạm phát chi tiêu sau khi mua nhà?

      Mua nhà luôn là 1 bài toàn tài chính khó khăn đối với nhiều người. Dù cố gắng chi tiết tiết kiệm đến đâu,nhiều người trẻ mua nhà vẫn gặp phải các khoản phát sinh ngoài ý muốn. Vậy làm thế nào để tiết kiệm mua nhà, quản lý rủi ro và chiến lược an toàn để không bị “lạm phát” chi tiêu sau khi mua nhà? Theo dõi bài viết sau để biết thêm những khía cạnh về bài toán mua nhà này.

      Các khoản phát sinh thường gặp khi mua nhà

      Trọng Thuyết (30 tuổi) và vợ ban đầu đặt ngân sách mua nhà từ 3,6 - 3,8 tỷ đồng nhưng sau cùng họ đã mua được căn nhà giá 4,1 tỷ. Trọng Thuyết chia sẻ các phát sinh sau khi mua nhà như sau:

      “Trước đó, tụi mình gặp khó khăn khi mua 2 căn khác do vấn đề pháp lý. Một căn bị từ chối bởi người bán đòi cọc và không chấp nhận thanh toán bằng vay ngân hàng, còn căn còn lại  có vấn đề với người bán chỉ đứng tên để gán nợ. Hiện nay, dù chi phí mua nhà vượt quá dự tính nhưng vị trí và diện tích của căn nhà mới được coi tốt hơn. Ngôi nhà mới còn một sân vườn lớn”.

      Ngoài chi phí mua nhà, cặp vợ chồng này cũng phải đối mặt với chi phí xây sửa. Ngân sách ban đầu cho khoản này 450 triệu đồng nhưng cuối cùng đã lên đến 750 triệu.

      Trọng Thuyết chia sẻ nguyên nhân của việc phát sinh chi phí như sau: “Một phần do diện tích nhà lớn dẫn đến các chi phí tính theo đơn vị m2 tăng cao, phần còn lại do đồ nội thất được đặt riêng”.

      cac-khoan-phat-sinh-thuong-gap-khi-mua-nha-va-cach-lap-ke-hoach-de-khong-lam-phat-chi-tieu-anh1

      Phí phát sinh thường gặp sau khi mua nhà đó là phí sửa chữa nhà cửa (Nguồn: Kenh14)

       

      Chi phí phát sinh ảnh hưởng đến ngân sách chung ra sao?

      Đọc tiếp

      Cũng giống như Trọng Thuyết, Linh Bùi (30 tuổi) cũng gặp phải chi phí phát sinh lớn trong quá trình sửa nhà, đặc biệt ở phần xây thô và nội thất mộc. Cô đã mua một căn hộ trị giá 6,5 tỷ đồng và chi phí cho nội thất 550 triệu.

      Linh Bùi có chia sẻ rằng: “Trong quá trình xây dựng, Linh đã thay đổi ý tưởng và thêm một số công việc như xây bù thêm tường, đổi gạch, sơn lại màu sắc, mua đèn điện mới và thêm thiết kế tủ, kệ bếp khiến cho chi phí phát sinh khoảng 50 triệu”.

      cac-khoan-phat-sinh-thuong-gap-khi-mua-nha-va-cach-lap-ke-hoach-de-khong-lam-phat-chi-tieu-anh2

      Phí phát sinh càng nhiều càng làm eo hẹp nguồn tài chính cho người mua (Nguồn: Cafeland)

      Linh Bùi cho biết, lý do chủ yếu dẫn đến các chi phí phát sinh là do thiếu sự nhất quán ban đầu về phong cách thiết kế. Những thay đổi nhỏ như diện tích thực tế của căn hộ và hạn chế trong tòa nhà đã làm cô phải điều chỉnh thiết kế ban đầu.

      Linh Bùi cũng chia sẻ thêm, cô không lên kế hoạch cụ thể cho chi phí phát sinh trước khi bắt đầu dự án sửa nhà. “Mặc dù chi phí phát sinh không gây ảnh hưởng lớn đến ngân sách chung nhưng điều này đã làm cho mình phải suy nghĩ kỹ, cân nhắc trong việc mua sắm đồ gia dụng cho ngôi nhà mới.

      Nếu không có chi phí phát sinh, tôi có thể thoải mái hơn trong việc mua sắm đồ gia dụng yêu thích. Nếu chi quá mức trong khoản này, tôi sẽ phải điều chỉnh ngân sách ở mục khác để tránh bội chi”,  cô gái chia sẻ.

      Bí quyết để không quản lý tài chính, ko bị lạm phát chi tiêu

      Chi phí phát sinh trong quá trình mua nhà hoặc cải tạo nhà có thể tác động đáng kể đến tình hình tài chính cá nhân của nhân viên các công ty tư nhân, người trẻ mua nhà.

      Nếu không được quản lý cẩn thận, việc này có thể dẫn đến phải giảm bớt một số khoản chi phí cơ bản khác để đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính cho nhà cửa. Tình trạng này có thể khiến người mua nhà hoặc cải tạo nhà phải đối mặt với tình hình nợ nần.

      Từ kinh nghiệm cá nhân, Trọng Thuyết chia sẻ 3 điều cần lưu ý khi chuẩn bị và lên ngân sách cho việc mua nhà:

      • Cố gắng lên ngân sách chính xác nhất có thể vì chi phí cho căn nhà khá “chuẩn” và tính trên mét vuông cũng đã có khung sẵn, tránh chênh lệch không đáng kể.
      • Xác định ưu tiên và kỳ vọng về ngôi nhà để có khả năng điều chỉnh ngân sách nếu cần thiết. Cân nhắc cắt giảm chi phí ở những hạng mục không ưu tiên hoặc không quan trọng.
      • Nghiên cứu kỹ về các trang thiết bị cần mua, đặc biệt trước khi bắt đầu thi công. Dành thời gian tìm hiểu về các thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy lạnh để có kế hoạch ngân sách trước khi bắt đầu dự án.

      Linh Bùi tư vấn nên chuẩn bị một ngân sách đủ lớn, bao gồm cả chi phí phát sinh. Cô khuyến cáo rằng mỗi hạng mục trong kế hoạch mua nhà hoặc cải tạo nhà nên được dự trữ thêm 10% chi phí phát sinh để đối mặt với bất kỳ thay đổi nào trong quá trình thực hiện dự án. Điều này giúp tránh được bất kỳ sự bất ngờ nào và giữ cho ngân sách dự án luôn linh hoạt và có khả năng đáp ứng mọi thách thức.

      cac-khoan-phat-sinh-thuong-gap-khi-mua-nha-va-cach-lap-ke-hoach-de-khong-lam-phat-chi-tieu-anh3

      Cân đối tốt tài chính sau khi mua nhà để không bị “lạm phát” chi tiêu (Nguồn: Cafeland)

      Còn theo ý kiến của các chuyên gia để tiết kiệm mua nhà đối với nhân viên các công ty tư nhân hay những người trẻ mua nhà, việc các bạn cần làm là cân đối chi tiêu và nên tăng thêm nguồn thu nhập cho mình.

      Khi đưa ra quyết định mua nhà cần có thêm một khoản dự phòng để sử dụng cho việc cải tạo, sửa chữa nhà cửa. Bạn cũng nên cân đối, chi tiêu tiết kiệm lại để giúp ổn định nguồn tài chính cá nhân cho mình.

      Sau khi mua nhà, nhân viên các công ty tư nhân, người trẻ mua nhà hay gặp phải nhiều khoản phát sinh làm ảnh hưởng đến tài chính cá nhân. Để đảm bảo đủ tài chính trước khi mua nhà. bạn cần có khoản dự phòng trước. Bạn nên ưu tiên dùng tiền vào mục tiêu quan trọng, tránh dùng tiền để chi trả các khoản không cần thiết khi cải tạo nhà cửa.

      Xem thêm 

      Ngân Hàng Kích Cầu Vay Mua Nhà Đầu Năm Mới Như Thế Nào?

      3 bí kíp quan trọng cho người chuẩn bị mua nhà trong năm 2024

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ ý kiến đánh giá

      Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương