Các bước cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân ai cũng có thể làm được

      Các bước cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân ai cũng có thể làm được

      Onehousing image
      5 phút đọc
      15/03/2024
      Đâu là những bước cần thiết để cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

      Việc quản lý tài chính cá nhân vẫn luôn là một thách thức không nhỏ đối với nhiều người bởi hoạt động không chỉ yêu cầu nhiều về kỹ năng lập kế hoạch mà còn liên quan đến khả năng quản lý và sắp xếp cuộc sống. Vậy làm sao để có thể cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân theo cách đơn giản, hiệu quả nhất. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá các bước chi tiết mà mọi người đều có thể thực hiện để tạo ra một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp với điều kiện và mục tiêu cụ thể.

      Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại

      Trước khi bắt đầu hành trình cá nhân hóa kế hoạch tài chính, việc đánh giá một cách chi tiết tình hình tài chính cá nhân là bước cơ bản và quan trọng nhất. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các yếu tố như thu nhập, đầu tư và nghĩa vụ tài chính. Bằng cách này, bạn có thể xác định rõ những điểm mạnh và yếu trong tình hình tài chính của mình.

      cac-buoc-ca-nhan-hoa-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-ai-cung-co-the-lam-duoc-onehousing-1

      Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại là bước cần thiết đầu tiên (Nguồn: Generali)

      Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các khoản thu nhập hàng tháng, bao gồm cả lương, tiền thưởng, và các nguồn thu nhập khác. Đồng thời, xác định các khoản đầu tư hiện tại và kiểm tra tỷ lệ lợi nhuận. Nếu có các khoản vay, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ điều kiện và lãi suất.

      Bằng cách này, bạn sẽ có cơ sở thông tin chặt chẽ, là nền tảng để xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân linh hoạt và phù hợp với mục tiêu của mình.

       

      Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt được

      Đọc tiếp

      Sau khi đã kiểm tra và đánh giá tình hình hiện tại, bước quan trọng tiếp theo là xác định rõ những mục tiêu tài chính mà bạn muốn đạt được. Điều này không chỉ giúp bạn hình dung được ước mơ cá nhân mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ để tiến triển trên con đường tiết kiệm của mình.

      Bắt đầu bằng việc liệt kê các mục tiêu chi tiêu hàng ngày, đầu tư lâu dài, hay thậm chí là mục tiêu tích lũy dự trữ tài chính. Đối với mỗi mục tiêu, hãy xác định rõ tên cụ thể, giá trị đạt được mong muốn, và khoảng thời gian bạn muốn hoàn thành. Việc này giúp bạn tập trung hơn, đặt ra những mục tiêu cụ thể, đo lường được và dễ theo dõi.

      Việc đặt ra các mục tiêu tài chính không chỉ là bước quan trọng để xây dựng kế hoạch, mà còn giúp bạn theo dõi tiến triển dòng tiền và thúc đẩy ý chí.

      Bước 3: Loại bỏ những khoản chi không thiết yếu

      Trong hành trình cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân, việc giảm bớt những khoản chi không cần thiết là một bước quan trọng giúp tối ưu hóa nguồn lực và tiết kiệm tài chính. Hãy bắt đầu bằng cách ghi chép cẩn thận tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày, từ những chi phí nhỏ đến những khoản chi lớn.

      cac-buoc-ca-nhan-hoa-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-ai-cung-co-the-lam-duoc-onehousing-2

      Cắt giảm các khoản chi không cần thiết (Nguồn: Bota)

      Sau đó, lần lượt đánh giá cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng về những khoản chi mà bạn có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đôi khi, những chi tiêu không thiết yếu chỉ mang tính chất nhất thời hoặc là do cảm xúc, chẳng hạn như việc mua sắm những món đồ giảm giá mà bạn thực sự không cần trong lúc đó.

      Bằng cách loại bỏ những khoản chi không thực sự cần thiết, bạn sẽ có thêm nguồn lực tài chính để hỗ trợ mục tiêu của mình.

      Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

      Việc lập kế hoạch chi tiêu là bước quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính cá nhân một cách hiệu quả và linh hoạt. Dưới đây là một số mô hình kế hoạch chi tiêu bạn có thể tham khảo, giúp tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tài chính của bạn.

      Quy tắc 50/20/30

      Đây là một phương pháp phân chia nguồn thu nhập thành các phần khác nhau, dựa trên mức độ quan trọng của từng loại chi tiêu. Theo quy tắc này, 50% của thu nhập sẽ được phân chia cho các chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt hàng ngày. 20% sẽ được dành cho mục tiêu đầu tư và tiết kiệm, trong khi 30% còn lại sẽ dành cho các chi tiêu cá nhân như giải trí, du lịch và mua sắm.

      Quy tắc 6 chiếc lọ

      Mô hình này chia thu nhập thành 6 lọ khác nhau, mỗi lọ tập trung vào một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, lọ thứ nhất (55%) được sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, trong khi lọ thứ hai (10%) được dành cho tiết kiệm và đầu tư dài hạn. Lọ thứ ba (10%) được dành cho việc đầu tư vào tri thức thông qua việc học hỏi và lọ thứ bảy (5%) sẽ được sử dụng cho các hoạt động từ thiện và chia sẻ với cộng đồng.

      cac-buoc-ca-nhan-hoa-ke-hoach-tai-chinh-ca-nhan-ai-cung-co-the-lam-duoc-onehousing-3

      Quy tắc 6 chiếc lọ trong quản lý tài chính (Nguồn: VPBank)

      Bằng cách lựa chọn một mô hình phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân, bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa nguồn thu nhập và hướng dẫn chi tiêu một cách có tổ chức, đồng thời tạo ra cơ hội cho sự phát triển và đầu tư trong tương lai.

      Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành các mục tiêu

      Mỗi mục tiêu đều cần một kế hoạch thời gian rõ ràng, phản ánh bản chất của nó và tình hình tài chính thực tế của bạn. Hãy chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành các mốc thời gian con để đảm bảo tính thực thi và giữ cho bạn luôn hứng thú và tập trung.

      Ví dụ, nếu bạn dự định cần 10 triệu đồng để thực hiện chuyến du lịch Đà Nẵng trong vòng 3 tháng tới, hãy tạo một lịch trình cụ thể mỗi ngày của mỗi tháng. Điều này giúp bạn biết chính xác mỗi ngày bạn cần tiết kiệm bao nhiêu để đạt được mục tiêu.

      Bước 6: Tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu

      Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong việc cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân là sự tuân thủ. Tính kỷ luật và nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu là chìa khóa quyết định sự thành công của bạn. Nếu bạn không có sự tuân thủ, dù kế hoạch tốt đến đâu cũng trở nên vô nghĩa.

      Để duy trì sự tuân thủ, hãy thiết lập những bước cụ thể và dễ thực hiện hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng. Tính kỷ luật trong việc ghi chép và theo dõi mỗi khoản chi tiêu, đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ chi phí nào. Nếu có những thay đổi trong tình hình tài chính hoặc ước mơ cá nhân, hãy điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt để phản ánh đúng hiện thực.

      Trên đây là 6 bước cơ bản để bất cứ ai có thể cá nhân hóa kế hoạch tài chính cá nhân. Hy vọng rằng nội dung được chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ hữu ích cho bạn đọc trên hành trình quản lý tài chính.

      Xem thêm

      Bí quyết kiểm soát tài chính cá nhân trong vòng 1 tuần

      Dừng ngay 2 sai lầm này để quản lý tài chính hiệu quả

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương