Trước tình hình thiếu hụt nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã đề xuất triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá 100.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Đề xuất này dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2030 với nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu Chính phủ.
Bộ Xây dựng vừa đề xuất gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội (Ảnh: Thư Viện Pháp Luật)
Theo dự thảo nghị quyết, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ như sau: từ năm 2025 đến 2029, mỗi năm giải ngân khoảng 16.500 tỷ đồng; riêng năm 2030, giải ngân 17.500 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở xã hội trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và thanh khoản.
Mức vay tối đa lên đến 80% giá trị hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội. Đối với xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, mức vay tối đa là 70% chi phí nhưng không vượt quá 1 tỷ đồng. Lãi suất cho vay sẽ bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ (hiện tại là 6,6%/năm). Thời hạn vay tối đa là 25 năm.
Đối tượng được vay vốn từ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng bao gồm những người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo tại khu vực nông thôn và đô thị cũng như người thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Ngoài ra, công nhân và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp cũng được xem xét hỗ trợ.
Các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ cùng với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật cũng thuộc nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Bên cạnh đó, học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và trường chuyên biệt, các doanh nghiệp và hợp tác xã hoạt động trong khu công nghiệp đều có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.
Nhà ở xã hội hỗ trợ cho người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp (Ảnh: Báo Lao Động)
Để đủ điều kiện vay vốn, người đăng ký không được sở hữu nhà ở tại tỉnh, thành phố nơi có dự án nhà ở xã hội. Người mua chưa từng mua, thuê mua hoặc nhận bất kỳ hình thức hỗ trợ nhà ở xã hội nào tại địa phương đó. Trong trường hợp đã có nhà ở, diện tích bình quân đầu người phải thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
Đồng thời, người vay cần đáp ứng các điều kiện về thu nhập, trong đó, người độc thân không được có thu nhập hàng tháng vượt quá 15 triệu đồng. người đã kết hôn, tổng thu nhập của cả hai vợ chồng không vượt quá 30 triệu đồng/tháng.
Thị trường bất động sản hiện nay tại các tỉnh thành có khá nhiều dự án nhà ở xã hội đang và sắp sửa được triển khai. Theo thông tin từ các sàn giao dịch, thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 có thêm 15.500 căn, Bắc Ninh dự kiến hoàn thành 21.000 căn nhà trước năm 2025, tỉnh Bình Dương khởi công hơn 1.300 căn nhà ở xã hội,...
Việc triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển nhà ở xã hội, góp phần đạt mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030.
Nguồn vốn ưu đãi này sẽ hỗ trợ các chủ đầu tư giảm chi phí, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Người thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận nhà ở hơn. Gia tăng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ góp phần ổn định thị trường bất động sản hiện nay, giảm áp lực về nhà ở tại các đô thị lớn và khu công nghiệp.
Gói tín dụng ưu đãi này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người mua nhà ở xã hội, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Lãi suất thấp và thời hạn vay dài, gói tín dụng giúp giảm áp lực tài chính, tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội sở hữu nhà ở với mức chi phí hợp lý.
Gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng góp phần ổn định an sinh xã hội (Ảnh: Thư Viện Pháp Luật)
Việc hỗ trợ này không chỉ giúp người dân tiếp cận nhà ở dễ dàng hơn mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định an sinh xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo người mua thực sự được hưởng lợi, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại để trục lợi. Nếu không có sự kiểm soát hợp lý, những chính sách ưu đãi có thể bị lợi dụng, khiến người có nhu cầu thực sự khó tiếp cận nhà ở xã hội, nhât là khi thị trường bất động sản hiện nay có nhiều biến động khó kiểm soát.
Mặc dù gói tín dụng 100.000 tỷ đồng mang lại nhiều triển vọng nhưng việc triển khai cũng đối mặt với một số thách thức:
Trên đây là thông tin chung về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng đề xuất trong giai đoạn 2025 - 2030. Nếu được triển khai hiệu quả, gói hỗ trợ này không chỉ góp phần ổn định an sinh xã hội mà còn tạo động lực cho thị trường bất động sản hiện nay phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo chính sách thực sự phát huy tác dụng, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch.
Xem thêm
Thông tin quy hoạch Hải Phòng mới nhất: Định hướng quy hoạch 42 điểm thực hiện dự án nhà ở xã hội
Thông tin quy hoạch 9 khu nhà ở xã hội tập trung tại ngoại thành Hà Nội mới nhất