Bỏ túi kinh nghiệm thuê nhà ở ghép với bạn dành cho sinh viên

      Bỏ túi kinh nghiệm thuê nhà ở ghép với bạn dành cho sinh viên

      Onehousing image
      7 phút đọc
      30/04/2024
      Thuê nhà ở ghép là gì? Sinh viên có nên thuê nhà ở ghép không? Tham khảo ngay kinh nghiệm thuê nhà ở ghép với bạn dành cho sinh viên trong bài viết dưới đây.

      Trong giai đoạn “bão giá” như hiện nay, khi giá thuê và các chi phí dịch vụ vẫn đang tăng cao, việc thuê nhà ở ghép đang trở thành một xu hướng được nhiều người thuê lựa chọn, đặc biệt là các bạn sinh viên. Tuy nhiên, việc ở ghép với người lạ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro hoặc đem đến sự bất tiện cho cuộc sống của bạn. Vì thế, để có nơi ở an toàn, thoải mái, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm thuê nhà ở ghép trong bài viết sau đây.

      Thuê nhà ở ghép là gì? Có nên thuê nhà ở ghép không?

      Có thể hiểu một cách đơn giản, thuê nhà ở ghép là việc nhiều người không có quan hệ người thân, bạn bè,... cùng thuê một nhà trọ để ở chung. Hiện nay, đây là một trong các phương pháp thuê nhà được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm chi phí thuê trọ cho người thuê.

      Với sinh viên đi học xa nhà và người nhập cư, việc thuê trọ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, không phải người thuê nào cũng có đủ khả năng tài chính để thuê trọ một mình. Lúc này việc thuê nhà ở ghép sẽ là phương pháp được ưu tiên. Bởi vì, như đã đề cập ở trên, ở ghép sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê trọ một cách hiệu quả. Đặc biệt, với sinh viên - người đang bắt đầu hành trình tự lập, việc có thêm người sống cùng sẽ giúp bạn bớt cảm thấy cô đơn và khó khăn hơn.

      bo-tui-kinh-nghiem-thue-nha-o-ghep-voi-ban-danh-cho-sinh-vien-onehousing-1

      Thuê nhà ở ghép giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí và bớt cô đơn trên hành trình học cách tự lập (Nguồn ảnh: VnExpress)

      Thực tế, việc ở ghép có thể xảy ra với cả người thuê trọ là nam và nữ. Trong đó, các bạn nam có thể ở ghép với nhau dễ hơn so với các bạn nữ. Bởi vì, nữ giới thường nhạy cảm hơn và có nhiều yêu cầu hơn so với nam giới khi tìm hiểu về phòng trọ và đối tượng ở ghép. Tuy nhiên, vì con gái, hay kể cả con trai ở trọ một mình tương đối nguy hiểm, nhất là khi phải sống cùng một người xa lạ. Vì thế, việc tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định ở ghép là cần thiết, giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.

       

      Thực trạng nhu cầu thuê ở ghép của sinh viên

      Đọc tiếp

      Thực tế, thời điểm các trường đại học công bố điểm chuẩn và khi các bạn sinh viên nhập học là lúc các dãy nhà trọ, phòng trọ bắt đầu cháy hàng, kể cả khi giá thuê trong thời điểm này tương đối cao. Đặc biệt, các khu trọ gần các trường đại học, bến xe,... thường có giá thuê và dịch vụ cao hơn so với các căn khác có cùng chất lượng và tính năng. Vì thế, đây cũng là thời điểm mà nhu cầu thuê nhà ở ghép của sinh viên có xu hướng tăng cao, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho gia đình và bản thân.

      Bên cạnh đó, nhiều nhà trọ cho sinh viên thuê ở ghép mà vẫn giữ nguyên giá phòng thuê và dịch vụ, với chất lượng phòng trọ không đổi. Điều này giúp sinh viên có thể tiết kiệm một nửa cho đến hai phần ba chi phí thuê trọ và dịch vụ nhưng vẫn được sống trong không gian đủ tiện nghi. 

      bo-tui-kinh-nghiem-thue-nha-o-ghep-voi-ban-danh-cho-sinh-vien-onehousing-2

      Thuê nhà ở ghép là xu hướng được nhiều người lựa chọn vì giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi (Nguồn ảnh: Báo Lao động)

      Tuy nhiên, việc thuê nhà ở ghép với người lạ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và bất tiện. Vì thế, bạn nên thận trọng khi tìm kiếm đối tượng ở ghép. Thậm chí, dù “bạn phòng” có đáng tin tưởng thì bất tiện trong sinh hoạt vẫn là điều khó tránh khỏi như phải sắp xếp thời gian để sử dụng các tiện nghi chung, không thể rủ bạn bè về phòng để ăn uống, không thoải mái khi có người nhà tới thăm, khác biệt về lối sống và thói quen sinh hoạt,...

      Lời khuyên dành cho sinh viên khi thuê ở ghép

      Để lựa chọn đúng đối tượng ở ghép và chọn được phòng trọ phù hợp, sinh viên có thể tham khảo một số kinh nghiệm thuê nhà ở ghép sau đây:

      • Tìm kiếm thông tin ở ghép

      Để tìm được đối tượng ở ghép, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như hỏi thăm bạn bè, người thân, đăng tin trên Facebook, các hội nhóm tìm, cho thuê phòng trọ,... Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin ở ghép trên các website bất động sản uy tín. 

      • Tìm hiểu đối tượng trước khi quyết định ở ghép

      Người ở cùng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của bạn vì thế, bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn đối tượng ở ghép của mình. Trong đó, việc tìm hiểu thật kỹ về thân nhân và tính cách của bạn cùng phòng là hai nội dung quan trọng nhất. 

      Về thân nhân, bạn cần xác định được các thông tin cơ bản của đối phương như tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, thói quen sinh hoạt… Hiện nay, có nhiều trường hợp kẻ gian giả vờ tìm phòng trọ ở ghép để lừa đảo, trộm cắp tài sản. Vì thế, việc nắm rõ thông tin của bạn cùng phòng sẽ giúp bạn chủ động khi có những tình huống ngoài ý muốn xảy ra. Tốt nhất, bạn nên nhờ bạn bè, người quen giới thiệu để đảm bảo được độ tin cậy và hạn chế rủi ro.

      Việc ở ghép cùng người lớn tuổi hơn có thể giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập. Trong khi đó, bạn ở chung cùng tuổi lại khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ có điểm chung hơn trong quá trình sinh hoạt. Với sinh viên, tốt nhất, bạn nên ở ghép cùng bạn cùng trường để đảm bảo thời gian sinh hoạt tương đồng và có thể dễ dàng hỗ trợ nhau học tập, chia sẻ quan điểm, ý kiến cho nhau.

      bo-tui-kinh-nghiem-thue-nha-o-ghep-voi-ban-danh-cho-sinh-vien-onehousing-3

      Sinh viên nên ở ghép cùng nhau để đảm bảo thời gian sinh hoạt tương đồng và có thể hỗ trợ nhau trong học tập (Nguồn ảnh: LuatVietnam)

      • Tìm hiểu kỹ về phòng trọ trước khi dọn vào ở

      Để biết được tình trạng chính xác của phòng trọ, bạn cần đến xem phòng trực tiếp và nhờ sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm nếu đây là lần đầu tiên bạn thuê nhà. Trong quá trình lựa chọn phòng trọ, bạn cần kết hợp tìm hiểu về số người đang thuê phòng, giá cả sinh hoạt, nội quy,... Ngoài ra, tình hình điện nước, mức độ gọn gàng, sạch sẽ và tiện nghi của phòng trọ cũng là những nội dung cần được làm rõ. Đồng thời, bạn nên chọn phòng trọ có đường xá dễ đi, thuận tiện để sử dụng phương tiện giao thông mà bạn hay dùng,... 

      • Thống nhất nội quy khi sống chung

      Để đảm bảo quá trình ở ghép thoải mái và không phát sinh mâu thuẫn, bạn cần thống nhất nội quy chung của phòng, điển hình như:

      • Không tùy tiện sử dụng đồ cá nhân của người khác để đảm bảo sự riêng tư của nhau.
      • Không dẫn bạn bè khác giới, người yêu, rủ bạn bè về phòng nhậu nhẹt,...
      • Không mở nhạc quá to trong phòng để tránh ảnh hưởng đến không gian và việc sinh hoạt, học học của bạn cùng phòng.
      • Quy định về thời gian tắt, bật đèn, việc giữ gìn trật tự tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của nhau.
      • Phân chia lịch vệ sinh phòng…
      • Hạn chế mua đồ chung

      Bên cạnh đồ đạc cá nhân, các bạn có thể sẽ muốn mua một số đồ gia dụng chung như nồi, bếp ga, quạt điện,... Tốt nhất, bạn nên hạn chế mua đồ dùng chung với bạn cùng phòng để tránh bị phiền phức về việc phân chia giá trị sau khi bạn hoặc đối phương muốn chuyển đi do một số lý do bất kỳ. 

      bo-tui-kinh-nghiem-thue-nha-o-ghep-voi-ban-danh-cho-sinh-vien-onehousing-4

      Hạn chế mua đồ chung với bạn cùng phòng để tránh bị phiền phức về việc phân chia giá trị khi có một người chuyển đi (Nguồn ảnh: CellphoneS)

      • Phân chia thời gian “trực” phòng

      Mục đích của việc này là giúp không gian sinh hoạt chung luôn gọn gàng, sạch sẽ và tránh tình trạng đùn đẩy lẫn nhau, gây nên mâu thuẫn không đáng có. Cụ thể, bạn có thể phân chia thời gian rõ ràng cho mọi công việc nhà như vệ sinh bếp, lau dọn nhà cửa, nhà vệ sinh, nấu ăn, đổ rác, đi chợ,... Khi có lịch phân công, cả bạn và đối phương đều có trách nhiệm sắp xếp thời gian để thực hiện lịch trực của mình, đảm bảo được chất lượng cuộc sống, chất lượng bữa ăn và tối ưu hóa chi phí sinh hoạt. Trong đó, lịch cụ thể có thể phụ thuộc vào giờ giấc của mỗi thành viên trong phòng.

      • Xây dựng quỹ phòng riêng

      Trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi các bạn sẽ gặp một số vấn đề chung cần đến tài chính như bóng đèn hay các thiết bị dùng chung bị hỏng, hết đồ vệ sinh,... Lúc này, bạn nên có một quỹ phòng để chi trả cho các vấn đề phát sinh nói trên. Tuy nhiên, bạn không cần góp quá nhiều quỹ phòng, mỗi người chỉ cần đóng khoảng 50.000 - 100.000 đồng/lần là đủ chi trả cho các phát sinh này.

      Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn những kinh nghiệm thuê nhà ở ghép hữu ích dành cho sinh viên để có một phòng trọ tiện nghi, an toàn, tiết kiệm chi phí và cuộc sống thoải mái, hạn chế mâu thuẫn với bạn cùng phòng. Bạn cũng có thể áp dụng các nguyên tắc này một cách linh hoạt với bạn cùng phòng tại ký túc xá. Chúc bạn có một cuộc sống sinh viên tràn đầy nhiệt huyết, thành công và vui vẻ!

      Xem thêm

      Không gian sống xanh chinh phục người trẻ thành đạt: Lý do nên thuê căn studio khu Hawaii Masteri Waterfront

      Bỏ túi top 4 quy tắc quan trọng để tự bảo vệ quyền lợi khi đi thuê chung cư

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ ý kiến đánh giá

      Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương