Ngày nay, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân không chỉ là yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi người mà còn cả sự ổn định và hạnh phúc của gia đình. Và để đảm bảo rằng mọi khoản thu nhập của gia đình đều được sử dụng một cách thông minh, việc lựa chọn người “cầm trịch” tài chính cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn đọc sẽ có thể tìm hiểu về vai trò của người quản lý tài chính trong gia đình tong bài viết dưới đây.
Quản lý tài chính cá nhân là khái niệm mô tả cách mỗi cá nhân và gia đình sử dụng nguồn tiền sao cho hợp lý dựa trên nhu cầu hàng ngày, mục tiêu và dự định tương lai. Quá trình này yêu cầu bạn phải hiểu rõ tình hình tài chính cá nhân, việc quản lý đúng cách cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn cho gia đình của bạn. Và người quản lý tài chính gia đình chính là người có trách nhiệm nhiều nhất trong những công việc này.
Người “cầm trịch” tài chính không chỉ là người quản lý tiền bạc, mà còn là người giúp định hình và dẫn dắt gia đình sớm đạt được mục tiêu tài chính, khiến cho mọi thành viên cảm thấy an tâm hơn về tương lai. Quản lý tài chính càng rõ ràng, gia đình càng có thể chủ động hơn trong việc thay đổi kế hoạch tương lai khi có mục tiêu mới như sinh con, mua nhà, mua xe,... Tài chính gia đình ổn định là một trong những nền tảng góp phần duy trì một tổ ấm hạnh phúc. Bởi vậy, việc có người quản lý tài chính là vô cùng quan trọng để giảm thiểu những căng thẳng và mâu thuẫn liên quan tài chính cá nhân trong đời sống hàng ngày.
Nhìn chung, người “cầm trịch” tài chính không chỉ có vai trò giúp ổn định ngân sách ngắn hạn mà còn định hình cả tương lai của gia đình.
Người quản lý tài chính là “trụ cột” trong mọi kế hoạch chi tiêu gia đình (Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam)
Khi xây dựng kế hoạch tài chính và lựa chọn người quản lý, các cặp vợ chồng hiện nay cân nhắc nhiều yếu tố như thu nhập, tính cách và thói quen chi tiêu của mỗi người, hoàn cảnh gia đình hiện tại,... Dù vậy, các chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân khuyên rằng nên tập trung vào 3 yếu tố chính như sau: kỹ năng, kinh nghiệm của người quản lý tiền; mục tiêu ngắn và dài hạn của gia đình; nguyên tắc bình đẳng giữa hai vợ chồng.
Quá trình quản lý tài chính gia đình bao gồm nhiều giai đoạn như lập kế hoạch, quản lý dòng tiền hàng tháng, xác định chiến lược đầu tư, tiết kiệm, quản lý nợ,... Vì vậy, năng lực quản lý của người giữ tiền là một trong những yếu tố quyết định. Một người có khả năng quản lý tiền sẽ hiểu rõ về các giải pháp tài chính hơn và có thể tối ưu hóa dòng tiền sẵn có của gia đình để nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính. Người giữ tiền cũng cần có thói quen chi tiêu hợp lý và tính trách nhiệm để giúp gia đình luôn cân bằng ngân sách, từ đó dành ra được một khoản tiết kiệm dự phòng về sau.
Ngoài ra, người được lựa chọn cũng nên có kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân để có thể thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng hơn nếu xảy ra rủi ro tài chính nghiêm trọng.
Người giữ tiền nên có hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm về quản lý tài chính (Nguồn: Monkey)
Mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn là định hướng chính cho các quyết định về tiền bạc của gia đình, đồng thời là khung đo lường sự tiến triển và thành công của quá trình quản lý tài chính.
Người “cầm trịch” tài chính gia đình sẽ phải có khả năng lập kế hoạch một cách rõ ràng và phù hợp với tình hình của gia đình qua từng giai đoạn. Mục tiêu ngắn hạn thường bao gồm việc thanh toán các khoản nợ, tiết kiệm cho các chuyến du lịch gia đình hoặc mục tiêu lớn hơn; trong khi mục tiêu dài hạn có thể là tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, chi trả cho việc du học của con cái,... Người giữ tiền sẽ phải biết kết hợp hài hòa giữa hai loại mục tiêu này để đảm bảo rằng mỗi quyết định tài chính được đưa ra đều hướng tới kế hoạch của gia đình. Đặc biệt khi các gia đình đang có xu hướng vay tiêu dùng từ ngân hàng, những khoản tiền này có thể trở thành bẫy nợ nếu người giữ tiền không có kế hoạch chi trả chi tiết.
Bên cạnh đó, người quản lý nguồn tiền cũng cần có quan điểm chung phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra để có trách nhiệm luôn nhắc nhở, thúc đẩy mọi người trong gia đình làm việc cùng nhau và đạt được sự ổn định lâu dài.
Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng trong quản lý tài chính không chỉ đảm bảo mọi quyết định chi tiêu đều công bằng mà còn đảm bảo một môi trường hòa thuận trong gia đình. Việc đặt áp lực quản lý tài chính lên một người sẽ dễ dàng dẫn đến những vấn đề về lâu dài như: mâu thuẫn về mục tiêu, các quyết định chi tiêu thiếu sự đồng thuận, thiếu sự tự chủ về tài chính và thiếu kiến thức về quản lý tài chính ở một phía.
Vì vậy, người quản lý tài chính gia đình phải hiểu được rằng vai trò của mình không phải là người chiếm ưu thế trong các quyết định tài chính, mà là một người đồng hành và lắng nghe, cân nhắc ý kiến của cả hai bên. Một người giữ tiền phù hợp là người sẽ khuyến khích đối phương tham gia vào mọi quyết định quan trọng về tài chính gia đình, dù là ít hay nhiều. Nguyên tắc bình đẳng có thể được thể hiện qua việc phân chia trách nhiệm quản lý tài chính. Thay vì chiếm trách nhiệm hoàn toàn, người giữ tiền cần có tính chủ động trao đổi thường xuyên và thống nhất với đối phương về các khía cạnh trong kế hoạch tài chính như:
Trên đây là những tiêu chí chính để lựa chọn người “cầm trịch” tài chính phù hợp cho gia đình của bạn.
Hãy luôn trao đổi và tạo ra sự đồng thuận khi quản lý tài chính gia đình (Nguồn: Manulife)
Để đảm bảo sự ổn định trong quản lý tài chính cá nhân, các gia đình có thể lập ra ngân sách cụ thể hàng tháng bằng cách phân chia thu nhập theo các chi phí cố định và biến động. Có thể kể đến một số cách quản lý chi tiêu trong gia đình được nhiều người áp dụng hiện nay như:
Những phương pháp này giúp người giữ tiền theo dõi và kiểm soát chi tiêu hàng tháng dễ dàng và cụ thể hơn, từ đó có thể tự điều chỉnh dần kế hoạch sao cho phù hợp.
Các cặp vợ chồng cũng có thể tìm hiểu những ứng dụng với tính năng mục tiêu đôi - quỹ chung để thiết lập và theo dõi mục tiêu tài chính chung hiệu quả hơn. Những ứng dụng này cho phép người dùng xây dựng thói quen tích lũy vào tài khoản chung một cách kỷ luật nhờ có thông báo nhắc nhở định kỳ, đồng thời theo dõi tiến độ tiết kiệm của gia đình thuận tiện hơn nhờ các bảng, biểu đồ quản lý tài chính trực quan.
Tận dụng các tính năng lập quỹ chung của ngân hàng (Nguồn: Prudential)
Bài viết trên đây là thông tin về bí quyết chọn người “cầm trịch” tài chính gia đình, cũng như các phương pháp quản lý tài chính cá nhân để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Hy vọng đây là nguồn tham khảo hữu ích giúp cho bạn đọc xây dựng kế hoạch tài chính và đạt được mục tiêu chung trong tương lai.
Xem thêm
Lựa chọn của người trẻ khi mua nhà: "Liều" vay tiền hay chờ tích lũy đủ?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn