Bí kíp tài chính của vợ chồng U40 để không lo thiếu tiền khi nghỉ hưu

      Bí kíp tài chính của vợ chồng U40 để không lo thiếu tiền khi nghỉ hưu

      Onehousing image
      6 phút đọc
      01/04/2024
      Vợ chồng U40 nên quản lý tài chính như thế nào để không lo thiếu tiền khi nghỉ hưu? Cùng  tham khảo một số thông tin hữu ích về tài chính đầu tư qua bài viết sau.

      Hiện nay, việc quản lý tài chính đầu tư đã trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch xây dựng gia đình. Đặc biệt, đối với những cặp vợ chồng dưới 40 tuổi, quản lý hiệu quả sẽ có vai trò quyết định đến cuộc sống khi về hưu. Trong bối cảnh đầy biến động của nền kinh tế, việc thiếu tiền khi nghỉ hưu đang là một lo ngại lớn đối với nhiều người.

      Câu chuyện quản lý tài chính để chuẩn bị cho cuộc sống khi về hưu

      Tâm lý của người dân Việt Nam thường mong muốn có một cuộc sống an nhàn khi về già. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Y học - Xã hội học, một điều khá nghịch lý là chỉ có ít hơn 28% người Việt Nam có kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già độc lập. Trong số đó, nhóm tuổi từ 30 đến 44 cảm thấy thiếu tự tin nhất khi phải chuẩn bị cho cuộc sống ở tuổi già, đặc biệt là về mặt tài chính.

      Nhìn chung, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giống như việc tham gia một cuộc đua marathon. Ở điểm xuất phát, có rất nhiều người tham gia, họ rất hứng khởi và đầy năng lượng. Nhưng đến điểm kết thúc, chỉ có một số ít người đến được. Những người biết cách luyện tập, đặt ra mục tiêu cụ thể và kiên nhẫn sẽ dần dần đạt được tự do tài chính.

      Gần đây, một câu chuyện về chuẩn bị tài chính cho tuổi nghỉ hưu đã thu hút sự quan tâm của mọi người khi được một người dùng mạng chia sẻ trên một nhóm kín trên mạng xã hội.

      Theo chia sẻ của một phụ nữ ẩn danh, cô năm nay đã bước sang tuổi 40, còn chồng thì 44 tuổi, và gia đình có ba đứa con lần lượt là 17, 14 và 6 tuổi. Mỗi tháng, sau khi trừ đi tất cả các chi phí, họ có khoảng 40 triệu đồng dư thừa.

      Người phụ nữ này dự định sẽ tiếp tục làm việc thêm khoảng 6-7 năm nữa trước khi dần giảm bớt công việc để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì vậy, hai vợ chồng đã sử dụng tiền dư thừa để đầu tư sớm nhằm chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu.

      (Nguồn tin: Cafebiz, tháng 3/2024)

      Lập kế hoạch tài chính cá nhân giống như việc tham gia cuộc đua marathon (Ảnh: Prudential)

       

      Tài chính đầu tư: Bảo hiểm, cổ phiếu, vàng,... đều giúp bạn an tâm khi về hưu

      Đọc tiếp

      Mua bảo hiểm Xã hội (BHXH)

      Người phụ nữ ẩn danh đề cập ở trên đã chia sẻ rằng, chồng cô đã làm việc tại một công ty trong suốt 20 năm, vì vậy có đủ điều kiện để hưởng BHXH khi về già. Trong khi đó, dù cô không đi làm nhưng vẫn cố gắng tự nguyện đóng BHXH dựa vào quyền lợi từ công ty cũ của mình.

      Cô nói thêm, tính đến nay, cô đã đóng BHXH được 16 năm, có nghĩa là khi đến tuổi hưởng lương hưu, cả hai vợ chồng đều sẽ được hưởng quyền lợi này. Đây là một khoản tiền dự trữ cho trường hợp khi về già, cô và chồng không thể tự chăm sóc bản thân và con cái cũng không phải lo lắng về chi phí nuôi bố mẹ. Hoặc một phương án khác là sử dụng tiền này để tiếp tục duy trì cuộc sống cho cả hai vợ chồng trong một trại dưỡng lão. Dự kiến khi về hưu, cả hai sẽ có khoản lương hưu 20-25 triệu đồng mỗi tháng.

      Mua bảo hiểm Nhân thọ (BHNT)

      Cô chia sẻ rằng, cô đã mua BHNT cho cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, cô chỉ chọn mua các sản phẩm chính mà không mua các sản phẩm phụ như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cho bệnh nan y, vì cảm thấy rằng sẽ phải trả phí hàng năm mà không thấy cần thiết, rất lãng phí. Một trong những sản phẩm phụ duy nhất mà cô đã mua là thẻ chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên mức đóng cũng không quá cao vì chủ yếu chỉ là để dự phòng.

      Phí hàng năm để đóng BHNT cho cả hai vợ chồng cô lên đến hơn 40 triệu đồng. Đây là một khoản tiền dự phòng rủi ro, nếu gặp phải chuyện không may thì con cái cũng sẽ có thêm một nguồn tài chính để lo ăn học, không bị gián đoạn trên học đường.

      Hiện cô đã tham gia gói BHNT này được 8 năm, và cô khuyên mọi người nên tham gia càng sớm càng tốt vì khi còn trẻ, số tiền bảo hiểm tính mạng sẽ được ước lượng cao hơn và phí cũng thấp hơn. Khi hợp đồng kết thúc (còn 7 năm nữa), cô sẽ có một khoản tiền khá đủ để sử dụng cho mục đích nghỉ ngơi và đi du lịch khắp nơi.

      Bảo hiểm Nhân thọ là một khoản tiền dự phòng cho trường hợp rủi ro (Ảnh: Prudential)

      Mua chứng chỉ quỹ

      Do không hiểu biết về thị trường chứng khoán, cô quyết định đăng ký mua chứng chỉ quỹ định kỳ để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Mỗi tháng, cô dành khoảng 2 triệu đồng để đầu tư vào sản phẩm này. Trong năm nay, với thu nhập tăng lên, cô định tăng số tiền đó lên khoảng 3-4 triệu đồng.

      Cô cảm thấy yên tâm với việc mua định kỳ như vậy vì hàng tháng cô chỉ mua ở mức giá trung bình. Chứng chỉ quỹ của cô được mua từ SSI và đã được giữ trong khoảng 6-7 năm. Dù không dành nhiều thời gian để quản lý, nhưng cô vẫn nhận được báo cáo định kỳ qua email.

      Cô xem việc này giống như bỏ ống tiết kiệm, không cần phải quan sát và chăm sóc nhiều. Khoản tiền này cô dự định để dành, đóng góp vào việc trang trải chi phí học hành cho đứa con út khi tôi nghỉ làm.

      Mua cổ phiếu

      Hàng tháng chồng cô dành khoảng 4-5 triệu đồng để đầu tư vào một số mã blue chip (mua để giữ lâu dài), tức là mua để tích trữ chứ không bán ra, nên mỗi khi thấy một mã nào thuộc nhóm này giảm giá, chồng cô sẽ mua thêm để tích luỹ.

      Ngoài ra, chồng cô cũng dùng khoảng 1-2 triệu đồng để mua một số mã khác dạng "xổ số", dự định sẽ bán khi giá tăng lên. Khoản tiền này sẽ được vợ chồng cô sử dụng trong thời gian giảm thời gian đi làm và chờ đến lúc nghỉ hưu.

      Mua cổ phiếu cũng là một sản phẩm đầu tư nhiều tiềm năng (Ảnh: Prudential)

      Mua vàng

      Theo quan điểm của cô, kể từ khi bố mẹ hai bên gia đình bước sang tuổi 60, mỗi dịp sinh nhật, cô đều mua mỗi người một chỉ vàng làm quà. Bố mẹ cô cho biết, họ sẽ dành lại để trao cho các cháu khi chúng lấy vợ hoặc lấy chồng làm của hồi môn. Từ đó, cô cũng đã nảy ra ý tưởng tích trữ vàng cho các con.

      Do đó, mỗi khi đến dịp sinh nhật của các thành viên trong gia đình, cô sẽ mua thêm 1 chỉ vàng để cất giữ, và như vậy, mỗi năm cũng tích luỹ được 5 chỉ. Cô tin rằng, thói quen này không quá khó để duy trì, và khi đến tuổi nghỉ hưu, cô sẽ có một lượng vàng khá lớn đã tích lũy được.

      Mua bất động sản (BĐS)

      Do 3 đứa con của cô đang tuổi ăn học và bố mẹ hai bên cũng đang bước vào tuổi già yếu, nên vợ chồng cô luôn dành một quỹ dự phòng tiết kiệm trong nhà ít nhất là 200 triệu - 300 triệu đồng. Ngoài ra, khi tích lũy được một khoản tiền đáng kể, cô sẽ đầu tư vào BĐS theo hình thức trả góp hoặc các loại BĐS phù hợp với số tiền hiện có để tránh áp lực về nợ nần.

      Một chiến lược khác để tránh tình trạng vốn đầu tư bị tồn đọng mà cô chia sẻ là chọn các loại BĐS có thể cho thuê ngay, không nên đầu tư vào đất ở vùng xa xôi để đợi giá tăng. Và sau 18 năm kết hôn, hiện tại vợ chồng cô đã có một vài tài sản để ở và cho thuê, tình hình tài chính của gia đình đang ổn định.

      Nếu không có gì thay đổi, khoảng 10 năm nữa khi cô 50 tuổi và chồng 54 tuổi, cả hai có thể an tâm dần dần nghỉ làm, chờ đợi lương hưu như dự tính.

      Mua bất động sản là một hình thức đầu tư phổ biến (Ảnh: Cafeland)

      Như vậy, bí kíp tài chính cho vợ chồng dưới 40 tuổi không chỉ là việc tích lũy tiền hàng tháng, mà còn là cách quản lý tài chính thông minh và đầu tư hiệu quả. Qua những cách làm đã chia sẻ, họ đã xây dựng được nền tài chính đầu tư vững chắc, giúp họ yên tâm hơn về tương lai sau này.

      Xem thêm

      8 cẩm nang "chốt đơn" khách hàng dành cho giới môi giới bất động sản

      Quá trình hình thành và phát triển nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương