Bắt đầu hình thành tư duy tiết kiệm cho tương lai khi bước sang tuổi 20

      Bắt đầu hình thành tư duy tiết kiệm cho tương lai khi bước sang tuổi 20

      Onehousing image
      7 phút đọc
      12/04/2024
      Tư duy tiết kiệm nếu được hình thành và thực hiện từ năm 20 tuổi sẽ tác động thế nào đến tài chính đầu tư trong tương lai? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau!

      Trong thời đại hiện nay, tiết kiệm từ sớm đã trở thành một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai. Việc này là “bước đệm” vững chắc để thực hiện các dự định lớn và rèn luyện thói quen quản lý tài chính đầu tư hiệu quả. Vậy cần làm gì để đạt được mục tiêu trên? Liệu tiết kiệm từ sớm khi 20 tuổi có mang lại hiệu quả? 

      Tầm quan trọng của việc tiết kiệm khi còn trẻ

      Đa số các bạn trẻ trong độ tuổi 20 thường “lắc đầu” bỏ qua khi nói về vấn đề tiết kiệm. Nhiều nguyên do được đưa ra để lý giải cho hành động trên như chưa thể tạo ra thu nhập, còn phụ thuộc tài chính từ gia đình, đang đi học, tuổi trẻ nên dùng tiền để trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn...Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh rằng tiết kiệm cho tương lai là việc làm nên bắt đầu càng sớm càng tốt. 

      • Tuổi tác thường tỷ lệ thuận với chi phí cuộc sống. Khi chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành, trách nhiệm và các khoản cần trả hàng tháng sẽ nhiều hơn. Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng nên có một khoản tiết kiệm nhất định để phòng tránh các tình huống khẩn cấp, nhất là khi đã lập gia đình. Vì vậy, tiết kiệm từ sớm là biện pháp cần thiết để chuẩn bị tài chính cho tương lai. 
      • Bắt đầu tiết kiệm từ tuổi trẻ tạo ra cơ hội có thời gian dài để tích lũy và đầu tư.Thông qua việc đầu tư một phần thu nhập hàng tháng, bạn có thể xây dựng một khối tài sản có giá trị dựa trên lợi tức và lợi nhuận tích lũy từ thời gian. Qua các kỳ lưu trữ dài hạn, tiền của bạn có thể sinh lời và tăng trưởng, giúp bạn có một cơ hội lớn hơn để đảm bảo tài chính ổn định.
      • Tiết kiệm từ tuổi trẻ giúp bạn chống lại tác động tiêu cực của thị trường. Đây là một chiến lược thông minh để bảo vệ tài chính của bạn khỏi những biến động không lường trước được. Khi tiết kiệm sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để khắc phục những tổn thất có thể xảy ra và điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo cách phù hợp nhất. Điều này giúp bạn duy trì sự ổn định tài chính và tăng cơ hội phát triển tài sản lâu dài.
      • Ngoài mong muốn có cuộc sống yên bình lúc về già, khi có nhiều thời gian, bạn sẽ muốn đi tham quan nhiều hơn, đi du lịch, bên gia đình nhiều hơn hay tích góp cho con cháu sau này. Tiết kiệm từ sớm giúp bạn có cơ hội biến những ước mơ này thành hiện thực.

      Vậy nên, tư duy tiết kiệm từ tuổi 20 không chỉ là việc quan trọng, mà còn là cách đầu tư cho tương lai. Mặc dù việc chi tiêu cho những thú vui hiện tại có thể mang lại hạnh phúc tức thì nhưng việc dành dụm ngay từ bây giờ sẽ đảm bảo rằng bạn có đủ tài chính để hỗ trợ bản thân trong các giai đoạn tiếp theo của cuộc sống. 

      bat-dau-hinh-thanh-tu-duy-tiet-kiem-cho-tuong-lai-khi-buoc-sang-tuoi-20-onehousing-1

      Hình thành tư duy tiết kiệm từ sớm đảm bảo tài chính đầu tư hiệu quả trong tương lai (Nguồn: Dantri)

       

      Cách tiết kiệm cho tương lai cho độ tuổi 20

      Đọc tiếp

      Thật khó để đưa ra một công thức chuẩn về cách quản lý tài chính phù hợp cho mọi người, bởi mỗi cá nhân có hoàn cảnh và điểm khởi đầu khác nhau. Thế nhưng dù ở bất kỳ độ tuổi nào, việc có một tầm nhìn và mục tiêu tài chính đầu tư cụ thể là rất quan trọng. Mặc dù các mục tiêu có thể thay đổi theo từng năm, nhưng ít nhất cần có một hướng đi và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.

      Để phát triển tư duy tiết kiệm từ sớm, người trẻ cần xây dựng kế hoạch tài chính đầu tư cụ thể và rõ ràng.  Sau đó, hãy xây dựng thói quen để thực hiện và duy trì những mục tiêu đã đề ra. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện điều này:

      • Hình thành thói quen: Xây dựng thói quen tiết kiệm nên bắt đầu từ lập kế hoạch chi tiêu. Việc tiếp theo là tạo dựng những thói quen hàng ngày, đảm bảo bạn có thể tuân theo những gì được đề ra. Để làm được điều này, bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như kiểm soát chi tiêu hàng ngày, tìm kiếm các phương pháp tiết kiệm thông minh, hoặc đầu tư vào các kỹ năng quản lý tài chính. Một số phương pháp hữu ích có thể kể đến như sử dụng ứng dụng quản lý thu chi, thiết lập tài khoản tiết kiệm tự động hoặc tham gia các khóa học về quản lý tài chính cá nhân. Quan trọng nhất là phải kiên trì, vì thói quen thường được hình thành qua thời gian và sự nhất quán.
      • Gửi tiết kiệm tự động: Gửi tiết kiệm tự động là một tính năng ngân hàng thông minh, cho phép khách hàng dễ dàng quản lý tài chính cá nhân của mình. Với việc thiết lập lệnh chuyển tiền định kỳ, số tiền nhất định sẽ được chuyển tự động từ tài khoản giao dịch sang tài khoản tiết kiệm, giúp người dùng tiết kiệm một cách có kế hoạch và đều đặn. Người dùng có thể linh hoạt thiết lập số tiền chuyển nhượng và tần suất, phù hợp với kế hoạch tài chính và mục tiêu tiết kiệm của bản thân. Đây là một phương pháp tiết kiệm hiệu quả, giúp người dùng tối ưu hóa việc quản lý nguồn thu nhập và chi tiêu của mình.
      • Tạo quỹ dự phòng: Đây là khoản tiền dành cho những tình huống bất ngờ như mất việc làm hoặc bệnh tật. Chuyên gia khuyến khích tạo quỹ dự phòng tương đương 6 tháng thu nhập hàng tháng của bạn.
      • Hạn chế chi tiêu không cần thiết: Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua sắm. Tốt nhất là lập danh sách các mặt hàng cần mua trước khi đi mua và tránh mua sắm bất kỳ thứ gì không cần thiết.
      • Gia tăng nguồn thu nhập: Đa dạng hóa nguồn thu nhập giúp bạn có sự ổn định tài chính hơn. Một cách phổ biến là đầu tư, bạn có thể bắt đầu từ những lựa chọn ít rủi ro như tiết kiệm ngân hàng, mua vàng, đầu tư vào trái phiếu hoặc tham gia các quỹ đầu tư.

      bat-dau-hinh-thanh-tu-duy-tiet-kiem-cho-tuong-lai-khi-buoc-sang-tuoi-20-onehousing-2

      Thói quen tiết kiệm nên được duy trì trong thời gian dài (Nguồn: Prudential)

      Micro Saving - Tiết kiệm từ con số nhỏ nhất cùng TCBS

      Nếu bạn chỉ có số tiền ít nhưng vẫn muốn tiết kiệm, thì Micro Saving từ TCBS là một trong những lựa chọn dành cho bạn. Đây là chương trình giúp nắm bắt cách tiết kiệm từ số tiền nhỏ nhất để tích lũy thành một khoản tiền đáng kể sau một khoảng thời gian nhất định.

      Chương trình "Tích Lũy Tiền Lẻ - Micro Saving" của TCBS giúp người dùng tự động tích lũy và đầu tư số tiền tiết kiệm từ việc làm tròn các giao dịch hàng ngày. Số tiền này sẽ tự động được đầu tư vào các quỹ của TCBS để tối ưu lợi nhuận, bao gồm:

      • Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu - TCBF: Tăng trưởng trong dài hạn với mục tiêu lợi nhuận cao hơn so với lãi suất tiết kiệm.
      • Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Linh Hoạt - TCFF: Giúp tăng trưởng tốt trong dài hạn với mức lợi suất mục tiêu cao hơn so với lãi suất tiết kiệm.
      • Quỹ Cổ Phiếu Techcom Top 30 - TCEF: Sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với lợi suất kỳ vọng cao.

      Người dùng có thể tích lũy số tiền từ việc làm tròn các giao dịch hàng ngày. Số tiền làm tròn tối thiểu là 1,000 đồng và tối đa là 1,000,000 đồng  tùy thuộc vào giá trị giao dịch. Điều kiện và điều khoản chương trình được quy định như sau:

      • Cơ chế làm tròn: Áp dụng theo giá trị giao dịch và không bao gồm phí giao dịch.
      • Cơ chế đầu tư: Số tiền tích lũy từ làm tròn giao dịch sẽ tự động được đầu tư vào các quỹ của TCBS.
      • Giá trị giao dịch mua cổ phiếu tính trên số lượng cổ phiếu thực tế khớp cuối phiên.

      Để đăng ký mở tài khoản chứng khoán TCBS hoàn toàn trực tuyến, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

      • Cung cấp thông tin cá nhân: Chụp ảnh 2 mặt của CMND/CCCD và điền thông tin liên quan.
      • Xác thực danh tính: Đảm bảo camera trên thiết bị của bạn hoạt động tốt để quay video xác thực khuôn mặt.
      • Ký hợp đồng: Xác nhận thông tin và kí hợp đồng.

      Với những bước đơn giản này, bạn có thể dễ dàng mở tài khoản chứng khoán TCBS mà không cần phải đến trực tiếp các điểm giao dịch. 

      bat-dau-hinh-thanh-tu-duy-tiet-kiem-cho-tuong-lai-khi-buoc-sang-tuoi-20-onehousing-3

      Chương trình "Tích Lũy Tiền Lẻ - Micro Saving" của TCBS giúp người dùng tang lại lợi ích tài chính dài hạn (Nguồn: TCBS)

      Trên đây là toàn bộ thông tin về  cách hình thành tư duy tiết kiệm sớm từ tuổi 20. Hy vọng từ những gì được cung cấp sẽ giúp bạn xây dựng được kế hoạch tài chính đầu tư hiệu quả và thành công trong tương lai. 

      Xem thêm

      Bài học đầu tư từ Peter Lynch: Lợi nhuận sinh ra từ việc mua rẻ bán đắt và nắm bắt giá trị doanh nghiệp

      Nắm bắt xu hướng tăng mạnh của chung cư cho thuê: Nên đầu tư ngay từ bây giờ

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K