7 cách thực hành có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn tiền tỷ khi mua nhà trên giấy

      7 cách thực hành có thể giúp nhà đầu tư bảo toàn tiền tỷ khi mua nhà trên giấy

      Onehousing image
      7 phút đọc
      09/01/2024
      Mua nhà trên giấy có an toàn hay không? Làm thế nào để bảo toàn tiền khi mua nhà trên giấy? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

      Khi mua nhà trên giấy đang là sự lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư có ít vốn, bởi đây là phân khúc mang lại lợi nhuận cao cũng như khả năng thanh toán linh hoạt. Nhưng bên cạnh đó, nhà trên giấy được xem là loại hình tồn đọng rất nhiều rủi ro. 

      Sau đây, hãy cùng OneHousing tìm hiểu nhà trên giấy là gì và 7 cách thực hành giúp nhà đầu tư bảo toàn tiền khi mua nhà trên giấy nhé!

      Nhà trên giấy được hiểu như thế nào?

      7-cach-thuc-hanh-co-the-giup-nha-dau-tu-bao-toan-tien-ty-khi-mua-nha-tren-giay-n17t-onehousing-1

      Nhà trên giấy là thuật ngữ để chỉ những bất động đang được giao dịch thông qua hợp đồng góp vốn hoặc giấy tờ không đảm bảo tính pháp lý (Nguồn: VnExpress)

      Nhà trên giấy là thuật ngữ không xa lạ đối với những người bước chân vào lĩnh vực đầu tư bất động sản. Nhà trên giấy có ý nghĩa mô tả tình trạng những bất động sản chưa có sổ đỏ, tức chưa hoàn thiện pháp lý. 

      Thông thường, nhà trên giấy dùng để chỉ những dự án bất động sản trong giai đoạn triển khai mở bán. Đây là những tòa nhà chung cư, khu đô thị đang phát triển nhưng chưa đạt tới giai đoạn cấp sổ đỏ. Vì vậy, nhà đầu tư khi giao dịch, mua những bất động sản này sẽ được ký trên hợp đồng góp vốn thay vì hợp chuyển nhượng như nhà đất thông thường.

      Bên cạnh đó, những căn nhà đang trong giai đoạn tranh chấp pháp lý cũng thuộc dạng nhà trên giấy. Những tài sản này có thể bị thu hồi trong quá trình giải quyết tranh chấp tài sản. Do đó, việc giao dịch không thể diễn ra một cách suôn sẻ cho đến khi các vấn đề pháp lý được giải quyết.

       

      7 cách giúp nhà đầu tư bảo toàn tiền tỷ khi mua nhà trên giấy

      Đọc tiếp

      7-cach-thuc-hanh-co-the-giup-nha-dau-tu-bao-toan-tien-ty-khi-mua-nha-tren-giay-n17t-onehousing-1

      7 cách giúp nhà đầu tư đảm bảo tiền khi mua nhà trên giấy (Nguồn: VietNamnet)

      Nắm rõ tình trạng pháp lý

      Nhà đầu tư khi mua nhà trên giấy cần thận trọng khi xem xét các mẫu hợp đồng và nhà mẫu tại dự án. 

      Thủ thuật phổ biến ngày nay khi mua nhà dự án, đó là chủ đầu tư thường sẽ không tích hợp thông tin về nhà mẫu vào hợp đồng, mặc dù khi tư vấn về dự án người mua sẽ được tư vấn trực tiếp trên sa bàn hay còn gọi thiết kế nhà mẫu. Điều này tạo ra kẽ hở trong giao dịch khiến nhà đầu tư, người mua khi nhận nhà không đúng như những gì ban đầu thỏa thuận. 

      Đồng thời, sự chênh lệch giữa thông tin trong hợp đồng và những gì thực sự được bàn giao thường bao gồm các yếu tố kỹ thuật, cụm lối đi và khu vực sinh hoạt. Thực tế cho thấy, các thỏa thuận ban đầu đều không đúng hoặc sai lệch một phần khi được nhận bàn giao nhà. 

      Do đó, khi thực hiện giao dịch mua nhà trên giấy, người mua nên thận trọng trong việc xem xét nhà mẫu và tránh đưa ra quyết định vội vã để đảm bảo tiền cho nhà đầu tư.

      Đủ kiện mở bán công khai

      Hãy đảm bảo rằng dự án đã đủ điều kiện để mở bán công khai theo quy định pháp luật. Để mở bán công khai, dự án cần phải có quy hoạch và giấy phép xây dựng hợp lệ từ cơ quan quản lý. Quy hoạch đảm bảo rằng dự án được phát triển theo đúng quy chuẩn, giảm rủi ro về vấn đề hợp pháp và môi trường.

      Bên cạnh đó, một dự án mở bán công khai phải đảm bảo có đầy đủ hạ tầng như đường, điện, nước, các tiện ích xã hội. Nếu không đạt được những yếu tố về hạ tầng, dự án sẽ không được cấp sổ đỏ, có thể mang lại rủi ro lớn cho nhà đầu tư.

      Có ngân hàng bảo lãnh dự án

      Khi dự án được ngân hàng bảo lãnh, người mua sẽ có thể yên tâm một phần vì ngân hàng bảo lãnh thường yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin về nguồn lực tài chính và các giấy tờ pháp lý hợp lệ. Điều này giúp ngân hàng có thể đánh giá khả năng thanh toán và nguồn lực của chủ đầu tư.

      Thông thường khi triển khai phát triển dự án, chủ đầu tư cần phải có ngân hàng bảo lãnh dự án. Việc này mang ý nghĩa sẽ hỗ trợ vốn trong trường hợp chủ đầu tư thiếu vốn hoặc trường hợp nhà đầu tư phát sinh khiếu nại với chủ đầu tư.

      Xem xét dự án có đang thế chấp vốn tại ngân hàng

      Một số trường hợp, dự án được chủ đầu tư sơ cấp sang nhượng cho chủ đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư thứ cấp dùng tài sản để thế chấp ngân hàng nhằm cấp vốn phát triển ban đầu. Điều này sẽ rủi ro đối với nhà đầu tư khi giao dịch dự án đang được thế chấp.

      Bởi lẽ, nếu chủ đầu tư không thanh toán khoản vốn vay đúng thời hạn sẽ có những hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể thực hiện quyền thế chấp và thu hồi tài sản. Mặt khác, việc này có thể dẫn đến gián đoạn trong quá trình triển khai dự án, làm chậm tiến độ phát triển dự án.  

      Ngoài ra, việc chủ đầu tư thứ cấp thế chấp còn tạo nên sự phức tạp trong quản lý tài chính và quyền lợi của các bên liên quan. Vì vậy, nhà đầu tư cần kiểm tra rõ ràng về mức độ thế chấp, nghĩa vụ thanh toán của chủ đầu tư thứ cấp đối với ngân hàng (nếu có) và có các biện pháp phòng tránh nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh.

      Thanh toán đúng thời hạn quy định

      Tuân thủ đúng thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng. Việc thanh toán đúng thời hạn sẽ đảm bảo quyền lợi của người mua và tiến độ xây dựng theo đúng kế hoạch đưa ra. Ngoài ra, người mua chỉ nên thanh toán đúng thời gian được nêu rõ tại hợp đồng, không thanh toán sớm hơn.

      Theo điều 57, luật Kinh doanh bất động sản 2014, quy định người mua thanh toán lần đầu không vượt quá 30% giá trị của bất động sản hình thành trong tương lai. Những lần tiếp theo phải đảm bảo thời gian, phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng không được quá tổng 70% giá trị tài sản khi chưa được bàn giao nhà.

      Trường hợp, người mua đã nhận được nhà nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận sẽ không được thanh toán quá 95% giá trị hợp đồng. Vì vậy, nếu người mua nhận thấy sự bất thường, có thể xem xét và tìm hiểu thật kỹ để bảo toàn tiền của mình.

      Xử lý nghiêm trường hợp không tuân thủ đúng hợp đồng

      Khi mua nhà trên giấy để đảm bảo tiền an toàn nhất có thể, hợp đồng cần có các điều khoản và quy định rõ ràng về trách nhiệm và hậu quả khi một bên không tuân thủ. Điều này giúp người có cơ sở pháp lý khi đối mặt với vấn đề phát sinh xảy ra.

      Xem xét uy tín chủ đầu tư

      Nhiều trường hợp, chủ đầu tư không minh bạch về cách xử lý những trường hợp về phát sinh xảy ra. Điều này gây khó khăn, trở ngại cho nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, việc xem xét uy tín của chủ đầu tư rất quan trọng khi ký hợp động mua nhà trên giấy.

      việc xem xét uy tín của chủ đầu tư rất quan trọng (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

      Bạn nên nghiên cứu lịch sử hoạt động của chủ đầu tư để đánh giá mức độ uy tín. Các dự án trước đây có được hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng có được đảm bảo không? Đây được xem là bước quan trọng nhất khi xem xét mua nhà trên giấy đảm bảo tiền không bị mất mát.

      Một số trường hợp gặp phải khi mua nhà trên giấy

      Trường hợp thực tế xảy ra đó là chủ đầu tư chậm bàn giao 3 tháng và lấy lý do “đang phát triển bị dừng thi công để sửa chữa 3 căn nhà dân bị nứt”. Xét về tình hình, việc triển khai phát triển dự án sẽ có một số yếu tố ngoại tác không thể lường trước được. Vì vậy, dự án có thể bị chậm tiến độ so với kế hoạch là chuyện thường xuyên xảy ra. 

      Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã ngỏ lời gửi thư xin lỗi các nhà đầu tư và đưa ra mốc thời gian bàn giao là 3 tháng. Nhưng nếu trường hợp này tiếp tục tái diễn, nhà đầu tư và người mua cần phải khiếu nại sớm nhất đến với chủ đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như tiền của mình.

      Một lời khuyên từ độc giả Quốc Huy nói rằng “Phải tìm 1 thương hiệu uy tín mà đầu tư”. Trong những cách đảm bảo tiền an toàn nhất khi mua nhà trên giấy, việc xem xét độ uy tín của chủ đầu tư rất cần thiết. 

      Về cơ bản, khi mua nhà trên giấy, người mua sẽ mong muốn lợi nhuận cao và có sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng đi kèm với đó sẽ có những rủi ro như không bàn giao đúng thời hạn, không được cấp sổ đỏ. Vì thế, việc lựa chọn chủ đầu tư uy tín sẽ là bước quan trọng khi xem xét mua nhà trên giấy.

      Nhìn chung khi mua nhà trên giấy, sự cẩn trọng là chìa khóa giúp giảm thiểu rủi ro. Việc thực hiện 7 bước trên không chỉ giúp bảo vệ tài chính của bạn mà còn tạo ra cơ hội đầu tư bền vững và lâu dài. Thông qua bài viết trên, OneHousing hy vọng bạn sẽ nắm được cách giảm thiểu rủi ro khi mua nhà trên giấy nhé!

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

      Xem thêm:

      Có cần chữ ký của vợ khi bán đất thừa kế riêng?

      Năm 2024 nên đầu tư đất nền ở đâu để sinh lời nhanh?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương