5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà, vợ chồng trẻ cần tránh

      5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà, vợ chồng trẻ cần tránh

      Onehousing image
      9 phút đọc
      20/06/2023
      Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng muố mua nhà nhưng lại gặp vấn đề lớn về tài chính. Hãy cùng OneHousing tìm hiểu về 5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà mà vợ chồng trẻ cần tránh qua bài viết dưới đây!

      Với mong muốn sở hữu cho mình một căn nhà, nhiều vợ chồng trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng tài chính cá nhân. Vậy những lý do gì dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà của các cặp vợ chồng trẻ?Cùng OneHousing tìm hiểu 5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà mà các cặp vợ chồng trẻ cần tránh!

      Tình hình mua nhà của vợ chồng trẻ ngày nay

      Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trẻ lo sợ rằng để tiền mặt sẽ mất giá nên đã dồn toàn bộ vốn liếng để mua nhà đất. Nhưng thời gian gần đây, các chính sách của nhà nước và sự khủng hoảng của nền kinh tế trên toàn cầu, giá trị bất động sản có xu hướng giảm. Điều này khiến cho các cặp vợ chồng đầu tư mua nhà trở tay không kịp, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu tài chính, không xoay vòng được vốn.

      Đọc tiếp

      Tầm quan trọng của việc quản lý tài chính khi mua nhà trong giai đoạn hiện nay

      Dù tình hình dịch bệnh Covid-19 đã đi qua nhưng vẫn có những hệ lụy ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Để đảm bảo được nguồn vốn của mình, các cặp vợ chồng trẻ cần phải nắm rõ về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính khi mua nhà trong giai đoạn này.

      Huỳnh Trung Minh - chuyên gia tài chính nhận định rằng: “Biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả giúp các gia đình tiết kiệm. Điều này cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào”. Thực tế ngày nay, phần lớn người trẻ thường có xu hướng làm bao nhiêu xài bấy nhiêu dẫn đến việc đi làm cả năm nhưng không tích lũy được. Cùng với tình hình kinh tế ảm đạm, đây chính là thời điểm thích hợp để xem lại cách quản lý tiền bạc.

      Tại Việt Nam, còn nhiều người cảm thấy mơ hồ về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân do chưa được giảng dạy đúng cách. Hậu quả có không ít người rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc, phải đi vay mượn để bù đắp chi tiêu quá đà. Và khi xảy ra căng thẳng về tài chính, tâm trạng của họ sẽ trở nên khó chịu, ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ gia đình.

      Cái khó của gen Z khi mua nhà tại các thành phố lớn?

      5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà vợ chồng trẻ cần tránh

      Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng phân tích cụ thể 5 lý do mà các cặp vợ chồng trẻ cần lưu ý khi mua nhà để tránh khủng hoảng tài chính

      Lý do 1: Thiếu những kỹ năng quản lý tài chính

      Vì mới cưới nên các cặp vợ chồng trẻ thường có suy nghĩ thong thả, vui chơi nên có đồng nào tiêu ngay đồng đó. Đến khi lên chức bố mẹ, nhiều người mới giật mình nhận ra quỹ dự phòng trống rỗng, không có tài chính để nuôi con.

      Cuộc sống gia đình vốn luôn xảy ra các sự cố bất ngờ như ốm đau, tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp,.. Các tình huống này khiến bạn buộc phải chi tiêu một khoản kinh tế không hề nhỏ.

      5-ly-do-dan-den-khung-hoang-tai-chinh-khi-mua-nha-vo-chong-tre-can-tranh-onehousing-1

      Thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân (Nguồn: Connect)

      Các hậu quả tiêu cực khi không biết cách quản lý tài chính trong việc mua nhà

      Nợ chồng chất: Khi sống không có kế hoạch tài chính, các cặp vợ chồng trẻ sẽ không biết cách phân chia dòng tiền hợp lý. Nếu có những phát sinh không mong muốn, họ buộc phải đi vay để giải quyết vấn đề đó. Từ đó, họ luôn mang áp lực trả nợ và khó thoát được “vòng xoáy” này.

      Chất lượng cuộc sống không cân bằng: Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân được thể hiện ở chất lượng cuộc sống của bạn. Chẳng hạn: Một người sẵn sàng đi ăn nhà hàng sang trọng vào đầu tháng để rồi cuối tháng phải ăn mì gói. Từ đó, họ rơi vào hoàn cảnh khó cân bằng chất lượng cuộc sống.

      Tâm lý căng thẳng: Việc không biết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Các cặp vợ chồng sẽ luôn suy nghĩ về việc không đủ tiền chi tiêu hay giải quyết nợ nần.

      Lý do 2: Chọn mua nhà quá sức tài chính

      Nhiều cặp vợ chồng trẻ ngày nay chưa có tiềm lực tài chính vững mạnh nhưng luôn muốn chọn mua những ngôi nhà to đẹp, sang trọng. Họ thích cảm giác hưởng thụ cuộc sống, đi làm về có nhà đẹp, hệ thống tiện ích đầy đủ. Số khác lại muốn khoe khoang về cơ ngơi hoành tráng của mình. Những điều này dễ dẫn  đến tình trạng vượt quá khả năng chi trả tài chính. Hàng loạt hệ lụy không nhỏ phía sau.

      Điển hình có thể kể đến khó khăn như vướng vào nợ nần. Dù sống trong căn nhà rộng rãi nhưng tâm lý họ không hề thoải mái, luôn suy nghĩ làm thế nào để trả số nợ đã vay để mua nhà. Tình trạng này kéo dài khiến không ít người rơi vào trạng thái căng thẳng. Gia đình khó duy trì hạnh phúc, dễ nảy sinh bất hòa.

      5-ly-do-dan-den-khung-hoang-tai-chinh-khi-mua-nha-vo-chong-tre-can-tranh-onehousing-2

      Chọn mua nhà quá sức tài chính (Nguồn: Báo Lao động)

      Lý do 3: Không tính đến các chi phí phụ liên quan đến sở hữu nhà

      Bên cạnh việc cân bằng tài chính mua nhà, các khoản chi phí phụ trong việc sở hữu nhà cũng là lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính mà vợ chồng trẻ cần tránh. Những chi phí phụ đó có thể kể đến, gồm:

      Lệ phí trước bạ

      Khi các gia đình thực hiện thủ tục mua bán căn hộ sẽ phải chịu khoản lệ phí trước bạ. Tuy nhiên cũng có thể thỏa thuận khác với chủ đầu tư, chủ sở hữu có thể là người đóng lệ phí này.

      Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản

      Khi làm thủ tục mua bán căn hộ, phần lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Như vậy, tùy vào việc bạn mua nhà tại khu vực nào sẽ áp dụng theo mức phí do Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương tại đó quy định.

      Phí công chứng hợp đồng mua bán căn hộ

      Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán căn hộ phải nộp phí công chứng cho tổ chức hành nghề theo mức phí dựa trên tổng giá trị của tài sản hoặc hợp đồng.

      Phí quản lý

      Đây là phí mà người mua nhà phải nộp trong quá trình sinh sống. Khoản phí này gồm tất cả các chi phí cho các hoạt động về vận hành và quản lý tòa nhà.

      Phí dịch vụ theo tháng

      • Phí dịch vụ: Chi phí người dân phải nộp cho ban quản lý để chi trả vào các công việc như an ninh, vệ sinh và bảo dưỡng, bảo trì cảnh quan,..
      • Phí gửi xe: Tùy từng khu mà mức thu gửi giữ xe khác nhau, dao động từ 50.000 - 1.200.000 đồng/xe/tháng, tùy loại xe sử dụng.
      • Phí bảo trì căn hộ: Người dân sẽ phải đóng phí này cho chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà với mức thông thường là 2% trên tổng giá trị căn hộ và đóng một lần cho toàn bộ thời gian sử dụng.
      • Chi phí điện, nước và internet: Đối với chi phí này, mức thu phụ thuộc vào số lượng tiêu thụ mỗi gia đình theo bảng giá của nhà nước hoặc đơn vị cung cấp.

      Các khoản phí trên khi gộp lại sẽ thành một khoản tương đối lớn. Nếu như các vợ chồng mua nhà không xem xét, tính toán cẩn thận thì về lâu dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình.

      Lý do 4: Không có kế hoạch về việc dự phòng tài chính

      Tầm quan trọng của việc có kế hoạch dự phòng tài chính khi mua nhà

      Quản lý tốt vấn đề thu chi: Lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể về các nguồn thu nhập và các lĩnh vực chi tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thời gian lên kế hoạch đầu tư để có thêm nguồn tài chính dự phòng.

      Tập trung vào những mục tiêu: Kế hoạch tài chính cụ thể sẽ có những mốc thời gian để tuân theo. Điều này giúp người lập kế hoạch tập trung vào cách quản lý tiền bạc, thời gian để đạt được mục tiêu.

      Chủ động chuẩn bị cho các sự kiện lớn: Việc lập kế hoạch tài chính giúp bạn có thêm nguồn chi phí để chi trả cho việc sinh em bé, học tập của các con sau này.

      Tránh stress về mặt tài chính: Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra stress, xung đột trong gia đình nằm ở vấn đề tiền bạc. Khi tài chính không đủ thanh toán các hóa đơn điện, nước,sinh hoạt... sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.

      Các biện pháp cần thực hiện để đối phó với những khó khăn tài chính không mong đợi

      Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý: Bạn hãy lập danh sách các khoản cần chi tiêu và sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần. Điều này giúp bạn giải quyết tốt khoản nợ, đồng thời xây dựng thói quen chi tiêu hợp lý.

      Ngừng vay nợ thêm: Khi khoản nợ cũ chưa thể thanh toán, việc vay thêm sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Những người có thói quen sử dụng thẻ tín dụng cần biết cách kiểm soát chi tiêu, chẳng hạn như hạn chế mua sắm.

      Từ bỏ thói quen chi tiêu vào những món đồ đắt tiền: Thói quen này khiến nhiều người rơi vào trạng thái nợ nần chồng chất. Mỗi tháng bạn chỉ nên chi trả trong khả năng để vừa mua được món đồ đẹp mà không cần phải vay mượn ai.

      Tìm thêm nguồn thu nhập: Tìm thêm một nguồn thu nhập chính là giải pháp hữu hiệu giúp bạn thoát khỏi nợ nần. Tùy vào tính chất công việc và sở trường mà bạn có thể tìm thêm những công việc ngoài giờ để gia tăng thu nhập.

      Lý do 5: Không tìm hiểu và tận dụng các chương trình hỗ trợ tài chính

      Khi bước vào đời sống hôn nhân, việc lập kế hoạch tài chính và quản lý tiền bạc là yếu tố quan trọng để xây dựng một nền tảng tương lai vững chắc.

      Các chương trình hỗ trợ tài chính dành cho vợ chồng trẻ có thể cung cấp kiến thức về việc lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách, tiết kiệm và định hướng tài chính cho tương lai. Chương trình này còn cung cấp các phương pháp để tối ưu hóa việc quản lý tiền bạc giúp vợ chồng hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý tài chính gia đình.

      Tìm hiểu và áp dụng các chương trình hỗ trợ tài chính như tính toán ngân sách, phân bổ các khoản chi phí,... giúp vợ chồng trẻ thiết lập được quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư để đảm bảo mục tiêu tài chính.

      Trên đây là 5 lý do điển hình dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà vợ chồng trẻ cần tránh mà OneHousing tổng hợp. Để có được cuộc sống gia đình chất lượng, không bị vướng vào nợ nần, các vợ chồng trẻ nên nghiên cứu kỹ và chuẩn bị tài chính một cách thận trọng trước khi mua nhà.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.

      Xem thêm

      5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà Gen Z cần tránh

      5 lý do dẫn đến khủng hoảng tài chính khi mua nhà mẹ đơn thân cần tránh

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương