Nhà chung cư hướng Tây hay các căn hộ tầng cao không có che chắn đều có thể bị ánh nắng chiếu trực tiếp nên rất nóng vào mùa hè. Để chống nóng, có 3 nguyên tắc cơ bản đó là: tăng khả năng cách nhiệt của căn hộ, giảm mức hấp thụ nhiệt vào căn hộ, tạo môi trường thông gió trong căn hộ.
Nếu căn hộ đã hoàn thiện và bạn ngại các bước thi công phức tạp, bạn có thể tham khảo các cách chống nóng đơn giản, nhanh chóng dưới đây.
Cách chọn và trồng cây xanh ở ban công để chống nóng
Nhắc tới chống nóng căn hộ chung cư, hầu như nhà nào cũng bắt đầu ngay với cách đơn giản nhất này, đó là trồng thêm cây xanh ở ban công. Cây xanh vừa có tác dụng che chắn nắng, vừa giảm hấp thụ nhiệt, lại tạo thêm cảnh quan khiến căn hộ của bạn thêm mát mẻ và dễ chịu.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết chọn loại cây phù hợp và sắp xếp khoa học ở ban công thì việc chống nóng căn hộ mới phát huy hiệu quả. Thứ nhất, cần ưu tiên các loại cây chịu được nắng, tốt nhất là cây tạo giàn và có khả năng che chắn rộng như hoa giấy, hoa sử quân tử, mai hoàng yến, huỳnh anh,...
Tiếp theo, bạn nên chọn đa dạng các loại cây để có thể phân bổ đều ở không gian ban công, ví dụ như cây treo trên trần, cây treo trên tường, cây trồng chậu và tạo giàn ở lan can, cây trồng chậu và đặt trên sàn. Như vậy, dù có nắng hướng Tây chiếu vào nhưng căn hộ của bạn sẽ luôn xanh mát, dễ chịu.
Một số loại cây chịu được nắng và dễ chăm sóc: tuyết sơn phi hồng, vạn niên thanh, dừa cạn, dạ yến thảo, ngũ sắc, …
Sắp xếp cây xanh hợp lý ở ban công để tăng hiệu quả chống nóng cho căn hộ chung cư.
Lắp hệ thống phun sương hơi nước ở ban công
Hệ thống phun sương hơi nước sẽ giúp bạn tiện “1 công đôi việc”: vừa làm mát không gian và chống nóng căn hộ, vừa không tốn công tưới cây. Những tia nước mỏng nhẹ như sương sẽ mang đến hơi ẩm giúp hạ nhiệt nhanh chóng khu vực ban công cũng như phòng khách. Hệ thống phun sương còn có thể dập bụi từ bên ngoài xâm nhập tới 99%.
Cách chống nóng này được nhiều gia đình áp dụng tại căn hộ chung cư vì ưu điểm là nhỏ gọn và lắp đặt đơn giản, khi vận hành không gây ồn. Đặc biệt, chi phí lắp đặt cho một bộ như vậy không quá 1 triệu đồng.
Hệ thống phun sương giúp làm mát ban công.
Lắp mành chống nắng
Vật liệu mành không còn quá xa lạ với các hộ gia đình dù sống ở nhà mặt đất hay căn hộ chung cư. Mành thường được lắp ở ban công, nơi tiếp giáp giữa lan can và trần, có thể kéo lên xuống linh động tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Chất liệu mành được ưa chuộng hiện nay là tre trúc, thân thiện với môi trường, không bí gió như mành bằng vải bạt, và đặc biệt là độ cản sáng, cản nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là không phải khu chung cư nào cũng được phép lắp mành ở ban công bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan chung, nên bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng cách chống nóng này
Dán phim cách nhiệt chống nóng
Nếu như 3 cách trên chủ yếu tập trung chống nóng cho khu vực ban công và phòng khách thì cách dán phim cách nhiệt này sẽ hữu dụng với khu vực phòng ngủ với các cửa kính.
Với tấm phim chuyên dụng dán vào cửa kính, việc cách nhiệt có thể đạt hiệu quả tới 90% theo cơ chế phản xạ nhiệt và hấp thụ nhiệt. Ưu điểm rõ ràng nhất của cách chống nóng bằng phim cách nhiệt là bạn sẽ không bị mất đi tầm nhìn, có thể thoải mái ngồi ngay sát cửa và cảm thấy đỡ nóng hơn.
Ngoài ra, phim cách nhiệt cũng sẽ giúp bạn giảm tiền điện điều hòa, tăng độ an toàn cho tấm kính, ngăn chặn các mảnh vụn văng ra khi kính vỡ, giảm tới 99% tia cực tím UV và tia hồng ngoại.
Với căn hộ chung cư, bạn nên chọn loại tấm phim cản nhiệt mạnh, không phản gương trong nhà và truyền sáng trên 20% là phù hợp nhất. Phim cách nhiệt còn được ứng dụng nhiều ở văn phòng, showroom, nhà máy,...
Chọn rèm chống nóng
Hầu hết lượng nhiệt không mong muốn đều lọt vào nhà thông qua cửa sổ, do đó, từ xưa tới nay rèm vải luôn là ưu tiên số 1 và là cách chống nóng hữu hiệu nhất, có thể giúp giảm nhiệt tới 6 độ.
Khi kéo rèm, bức xạ nhiệt sẽ được hạn chế xâm nhập vào căn phòng một cách tối đa nhưng cũng đem lại nhược điểm là toàn bộ ánh sáng sẽ bị cản lại, khiến căn phòng tối hơn vào ban ngày. Có nhiều loại rèm chống nóng, ví dụ như: rèm vải 2 lớp (1 lớp voan, 1 lớp vải dày cản nhiệt và cản sáng tới 90%), rèm sáo gỗ, rèm cuốn trơn, rèm lá dọc,...Với mỗi loại rèm, bạn có thể chủ động lượng ánh sáng cần che, phù hợp với nhu cầu chống nóng.
Thị trường có đa dạng loại rèm cản sáng và cách nhiệt để bạn có thể chống nóng cho căn hộ chung cư.
Với 5 gợi ý về cách chống nóng nhanh và đơn giản nhất, OneHousing hi vọng rằng bạn có thể chọn lựa cách phù hợp với gia đình mình để tận hưởng mùa hè mát dịu ở chung cư.
Xem thêm:
Hồng Nhung: 'Xa hoa là khi con người chạm đến vẻ đẹp của thiên nhiên'
Song Hye Kyo - Nữ hoàng đầu tư bất động sản của Hàn Quốc
Danh sách chung cư cao cấp đang mở bán ở quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm
Điểm tin bất động sản tuần qua (31/5 - 7/6)
Là nhà phân phối chính thức của chủ đầu tư Masterise Homes, OneHousing mang đến trải nghiệm mua nhà xuyên suốt, đơn giản và tin cậy, cùng đội ngũ chuyên viên môi giới chuyên nghiệp và am hiểu dự án.
Chúng tôi đồng hành cùng đối tác Masterise Homes và Techcombank kiến tạo một đẳng cấp sống mới tại Việt Nam, mang lại nhiều lựa chọn cho khách hàng trong hành trình sở hữu ngôi nhà mơ ước.
Để tìm hiểu thêm về dự án Masteri West Heights, Masteri Waterfront cũng như các giải pháp mua nhà tối ưu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua một trong các kênh sau: