Vốn cổ phần và những lưu ý khi góp vốn cổ phần

      Vốn cổ phần và những lưu ý khi góp vốn cổ phần

      Onehousing image
      7 phút đọc
      27/07/2024
      Vốn cổ phần là gì? Khi góp vốn cổ phần, bạn cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc và cập nhật các thông tin về chủ đề này nhé!

      Vốn cổ phần là một trong các loại vốn quan trọng giúp công ty hoạt động liên tục và không bị gián đoạn. Người góp vốn cổ phần gọi là cổ đông, được sở hữu cổ phần và nhiều quyền lợi khác đi kèm. Vậy khi góp vốn cổ phần, bạn cần lưu ý những nội dung gì? Hãy cùng OneHousing tìm hiểu trong bài viết này nhé!

      Khái niệm và công thức tính vốn cổ phần

      Vốn cổ phần, hay Share Capital, là tổng số tiền công ty huy động được nhờ phát hành cổ phiếu. Tức là, đây là số vốn mà các cổ đông đã đóng góp thông qua hình thức mua cổ phiếu.

      Hiểu theo một cách khác, vốn cổ phần là khoản đầu tư của các cổ đông, được thể hiện là vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời điểm cụ thể. Nguồn vốn này sẽ được dùng cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu công nghệ, sản phẩm mới,...

      von-co-phan-va-nhung-luu-y-khi-gop-von-co-phan-1

      Vốn cổ phần là loại vốn được huy động thông qua phát hành cổ phiếu (Ảnh: Shiksha online)

      Thực tế, cách tính vốn cổ phần rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy số lượng cổ phiếu phát hành mới nhân với mệnh giá danh nghĩa của mỗi cổ phiếu để biết số tiền công ty nhận được từ việc bán cổ phiếu. Đây chính là số vốn thực tế doanh nghiệp đã huy động được. Công thức cụ thể như sau:

      Vốn cổ phần = Số cổ phiếu phát hành mới x Mệnh giá mỗi cổ phần

      Ví dụ: Công ty A phát hành 2 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 1 USD/cổ phiếu. Như vậy, số vốn cổ phần công ty này huy động được là: 2.000.000 x 1 USD = 2.000.000 USD.

      Hai loại vốn cổ phần

      Hiện nay, có hai loại vốn cổ phần phổ biến nhất là vốn từ cổ phiếu phổ thông và từ cổ phiếu ưu đãi và vốn góp bổ sung. Thông tin cụ thể về hai loại vốn cổ phần này như sau:

      Vốn cổ phần huy động từ cổ phiếu phổ thông

      Đây là loại cổ phần phổ biến nhất và thường được phát hành với số lượng lớn. Trong đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Các cổ đông phổ thông sẽ nhận được những quyền lợi cơ bản như được tham gia vào đại hội đồng cổ đông, bầu ban quản trị, giám đốc điều hành, chuyển nhượng cổ phiếu tự do, nhận cổ tức,...

      Nhìn chung, vốn cổ phần có được từ cổ phiếu phổ thông sẽ có những ưu và nhược điểm sau:

      • Ưu điểm: Loại vốn này rất dễ huy động và thường có tính thanh khoản cao.
      • Nhược điểm: So với cổ đông ưu đãi, cổ đông phổ thông có quyền lợi và trách nhiệm thấp hơn. Ngoài ra, quyền lợi của cổ đông phổ thông có thể bị pha loãng khi doanh nghiệpphát hành thêm cổ phiếu mới.

      von-co-phan-va-nhung-luu-y-khi-gop-von-co-phan-2

      Cổ phiếu phổ thông thường có tính thanh khoản cao hơn so với cổ phiếu ưu đãi (Ảnh: ASEAN Securities)

      Vốn cổ phần huy động từ cổ phiếu ưu đãi

      Đây là loại cổ phần được phát hành với số lượng ít. Do đó, cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi (gọi là cổ đông ưu đãi) cũng nhận được nhiều quyền lợi hơn so với cổ đông phổ thông. Cụ thể, cổ đông ưu đãi được ưu tiên nhận cổ tức, biểu quyết, mua cổ phiếu mới phát hành,...

      • Ưu điểm: Cổ phiếu ưu đãi mang lại lợi nhuận cao hơn cho cổ đông, đồng thời cũng giúp công ty huy động được nguồn vốn dài hạn.
      • Nhược điểm: Loại vốn này thường khó huy động hơn so với vốn cổ phần từ cổ phiếu phổ thông. Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi cũng có tính thanh khoản thấp hơn.

      Ưu điểm và nhược điểm của vốn cổ phần

      Tương tự như các loại vốn doanh nghiệp khác, vốn cổ phần cũng sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể là:

      Ưu điểm

      • Vốn cổ phần đem lại nguồn tiền để doanh nghiệp phát triển mà không cố định về thời gian hoàn trả. Nhờ thế, doanh nghiệp có thể giảm sự phụ thuộc vào các hình thức vay nợ bên ngoài.
      • Việc chi trả cổ tức diễn ra linh hoạt, tùy vào tình hình tài chính của công ty.

      Nhược điểm

      • Theo quy định, cổ tức chi trả cho cổ đông góp vốn cổ phần không được khấu trừ thuế.
      • Việc công ty phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ làm loãng quyền sở hữu của các cổ đông hiện tại.
      • Khi phát hành cổ phiếu, công ty phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.
      • Các quyết định quan trọng chỉ được thông qua khi có sự chấp thuận của cổ đông.

      von-co-phan-va-nhung-luu-y-khi-gop-von-co-phan-3

      Việc huy động vốn cổ phần giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nợ ngoài (Ảnh: The Economic Times)

      Hai phương pháp định giá vốn cổ phần

      Thực tế, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để định giá vốn cổ phần. Dưới đây là hai phương pháp phổ biến thường được dùng để định giá loại vốn này trên bảng cân đối kế toán.

      Phương pháp giá trị sổ sách

      Đây là phương pháp định giá vốn dựa trên giá trị sổ sách của cổ phiếu. Theo đó, bạn chỉ cần chia vốn chủ sở hữu có tổng lượng cổ phiếu đã phát hành. Trong đó, giá trị sổ sách sẽ cho biết giá trị ròng của công ty dựa trên mỗi cổ phiếu.

      Công thức tính:

      Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu / Tổng lượng cổ phiếu đã phát hành

      Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng tính toán và có được những thông tin cơ bản về giá trị tài sản ròng của công ty trên một cổ phiếu. Tuy nhiên, phương pháp này không thể phản ánh chính xác giá trị thị trường của cổ phiếu. Đồng thời, phương pháp giá trị sổ sách cũng chưa tính đến các yếu tố phi tài chính, bao gồm, danh tiếng, thương hiệu, tiềm năng phát triển,...

      von-co-phan-va-nhung-luu-y-khi-gop-von-co-phan-4

      Phương pháp giá trị sổ sách giúp bạn dễ dàng tính toán giá trị tài sản ròng của công ty trên một cổ phiếu (Ảnh: Patriot Software)

      Phương pháp giá trị thị trường

      Đây là cách tính dựa trên giá trị thị trường của cổ phiếu trong thời điểm hiện tại. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy giá cổ phiếu giao dịch gần nhất nhân với số lượng cổ phiếu đã được phát hành.

      Công thức tính:

      Giá trị thị trường vốn cổ phần = Giá thị trường của cổ phiếu x Lượng cổ phiếu đã phát hành

      Phương pháp này cho biết chính xác mức độ sẵn sàng chi trả cho cổ phiếu công ty của các nhà đầu tư. Đồng thời, phương pháp giá trị thị trường cũng đã tính đến các yếu tố phi tài chính như danh tiếng, tiềm năng, thương hiệu,... Tuy nhiên, giá trị thị trường có thể bị biến động mạnh trong thời gian ngắn và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như điều kiện kinh tế, tâm lý thị trường,...

      Những lưu ý khi góp vốn cổ phần

      Góp vốn cổ phần là hình thức đầu tư phổ biến, đem lại tiềm năng lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi tham gia vào hình thức này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và cần lưu ý những nội dung sau:

      • Lựa chọn doanh nghiệp uy tín: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến sự thành công của bạn khi đầu tư. Trong đó, bạn cần tìm hiểu cụ thể các thông tin sau của doanh nghiệp.
      • Lĩnh vực hoạt động: Lựa chọn lĩnh vực bạn am hiểu hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai.
      • Ban lãnh đạo: Có năng lực, kinh nghiệm và uy tín.
      • Tình hình tài chính: Nghiên cứu báo cáo tài chính trong những năm gần đây, đặc biệt là dòng tiền và khả năng sinh lời.
      • Kế hoạch kinh doanh: Phải có tính khả thi và tiềm năng thành công.
      • Xác định số vốn đầu tư phù hợp

      Để xác định được số vốn cụ thể, bạn nên cân nhắc dựa trên khả năng tài chính của bản thân. Trong đó, bạn không nên dồn hết tiền vốn vào một khoản đầu tư duy nhất mà hãy chia nhỏ để đầu tư vào các doanh nghiệp khác nhau.

      • Tham khảo ý kiến từ chuyên gia: Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên tìm đến các chuyên gia tài chính để nhận được những lời khuyên hữu ích.

      von-co-phan-va-nhung-luu-y-khi-gop-von-co-phan-5

      Hỏi ý kiến chuyên gia để nhận được lời khuyên hữu ích (Ảnh: Harvard Extension School)

      • Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi tham gia góp vốn, bạn cần theo dõi sát sao quá trình hoạt động của doanh nghiệp để nắm được tình hình kinh doanh và có quyết định đầu tư phù hợp.
      • Tham gia vào hoạt động quản lý: Trong trường hợp có thể, bạn nên tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được tối đa quyền lợi của bản thân.
      • Đọc kỹ hợp đồng góp vốn và các giấy tờ liên quan theo quy định pháp luật.

      Trên đây là những thông tin khái quát nhất về vốn cổ phần - nguồn vốn được doanh nghiệp huy động thông qua phát hành cổ phiếu. Khi tham gia vào hình thức đầu tư này, nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà mình am hiểu hoặc có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ngoài ra, bạn nên xác định đầu tư với số vốn phù hợp với khả năng của mình và có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nếu chưa có kinh nghiệm

      Xem thêm 

      Có thể dùng vàng làm tài sản góp vốn để thành lập công ty hay không?

      Góp vốn kinh doanh homestay với 100 triệu đồng liệu có đáng đầu tư?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương