Vì sao người Việt vẫn thờ ơ với tài chính cá nhân?

      Vì sao người Việt vẫn thờ ơ với tài chính cá nhân?

      Onehousing image
      5 phút đọc
      19/03/2024
      Tiềm năng tài chính cá nhân được xemrất lớn nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ nhiều khách hàng, từ đó dẫn đến việc tín dụng đen và lừa đảo xảy ra.

      Trong xã hội hiện đại, tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống ổn định và bền vững. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, dù tiềm năng của tài chính cá nhân rất lớn nhưng vẫn có sự thờ ơ, thiếu quan tâm đáng kể từ phía người dân. Điều này đặt ra câu hỏi: Vì sao người Việt thờ ơ với tài chính cá nhân mặc dù nó có thể mang lại nhiều lợi ích, an toàn tài chính cho họ?

      Người Việt vẫn chưa quan tâm nhiều đến tài chính cá nhân

      Theo TS Cấn Văn Lực, tiềm năng của tài chính cá nhân tại Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này. Điều này mở ra cơ hội cho sự xuất hiện của các vấn đề như tín dụng đen và lừa đảo.

      Tài chính cá nhân không chỉ đơn thuần là việc quản lý tiền bạc của mỗi người mà còn bao gồm việc lập kế hoạch ngân sách, quản lý tài chính chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư cũng như đánh giá rủi ro tài chính; dự đoán các sự kiện trong tương lai. Việc hiểu biết về tài chính cá nhân giúp mỗi người có thể đưa ra các quyết định thông minh, phù hợp với tình hình của mình.

      Theo ông Lực, nhiều người dân không nhận ra rằng việc tiêu tiền và đầu tư một cách thông minh rất quan trọng để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Bà Nguyễn Thị Hiền - Viện phó Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cũng chỉ ra, mức độ hiểu biết về tài chính của người Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

      Mức độ hiểu biết về tài chính của người Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực (Nguồn: VnExpress)

      Thêm vào đó, một khảo sát năm 2019 của Viện Chiến lược Ngân hàng đã chỉ ra, những người có thu nhập thấp thường hiểu biết ít hơn về tài chính so với nhóm thu nhập trung bình và cao. Ông Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính (VFCA) cũng chia sẻ, dù có nhiều tài liệu hướng dẫn nhưng nhiều người dân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu biết, phần lớn tài liệu họ tiếp cận thường "trôi nổi”, không đảm bảo tính xác thực.

      Trong thời gian gần đây, niềm tin của người dân vào các kênh tài chính cá nhân vẫn còn suy giảm, chưa phục hồi sau nhiều vấn đề như tín dụng nóng, trái phiếu riêng lẻ, bảo hiểm đầu tư và fintech (lĩnh vực công nghệ tài chính, bao gồm: thanh toán điện tử, vay tiền trực tuyến,...) không được kiểm soát. 

      Ông Nghĩa cũng chỉ ra, Việt Nam chưa có chủ trương giáo dục chính danh về tài chính cá nhân, trong khi tài chính cá nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và ổn định của một nền kinh tế.

       

      Quy mô thị trường tài chính cá nhân Việt Nam đang ở mức rất lớn

      Đọc tiếp

      Theo TS Cấn Văn Lực, thị trường tài chính cá nhân của Việt Nam đang ở quy mô rất lớn. Mặc dù chưa có con số chính xác nhưng ông cho biết có thể ước lượng bằng cách tổng hợp các nguồn tiền gửi ngân hàng, các giao dịch chứng khoán và bảo hiểm.

      Theo số liệu của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, khoảng 50% số tiền gửi tại ngân hàng đến từ khách hàng cá nhân. Ngoài ra, thị trường chứng khoán ghi nhận khoảng 7,3 triệu nhà đầu tư riêng lẻ và doanh thu từ bảo hiểm đạt tới 2,2% GDP với hàng chục triệu người tham gia. Dựa trên những ước tính này, TS Lực tin rằng, có khoảng một nửa dân số tham gia thị trường tài chính cá nhân.

      Có khoảng một nửa dân số Việt Nam tham gia thị trường tài chính cá nhân (Nguồn: Tinmoi)

      Về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2011 đến 2022, tổng tài sản trên kênh ngân hàng tăng 12% mỗi năm, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng trưởng khoảng 23% mỗi năm còn kênh bảo hiểm tăng khoảng 20% mỗi năm về doanh thu phí. Tổng cộng, tốc độ tăng trưởng chung của thị trường tài chính cá nhân đạt 14% mỗi năm, cao hơn nhiều so với tài chính doanh nghiệp và tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Điều này cho thấy quy mô thị trường ngày càng lớn.

      Ông Nguyễn Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nhu cầu tài chính cá nhân sẽ tiếp tục tăng lên khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trước đó, theo Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 07 trong số những quốc gia có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự báo, số người có thể chi tiêu trên 15 USD mỗi ngày tại Việt Nam sẽ tăng thêm 36 triệu vào năm 2030. 

      Với quy mô, tốc độ tăng trưởng và tiềm năng phát triển đều ở mức cao, việc thiếu sự quan tâm và hiểu biết của người dân về thị trường tài chính cá nhân trở thành vấn đề lớn. Các chuyên gia đều đồng tình, để cân đối thị trường tài chính cá nhân cần phát huy tiềm năng và hạn chế rủi ro. Việc tăng cường tri thức cho người dân về các loại hình tài chính được coi là biện pháp hiệu quả nhất. 

      Việc người dân ít quan tâm và chủ động tìm hiểu về thị trường trở thành lực cản lớn cho lĩnh vực tài chính cá nhân (Nguồn: Vantamland)

      Theo TS Cấn Văn Lực cần đưa tài chính cá nhân vào chương trình giáo dục từ cấp trung học phổ thông, xem xét việc thành lập các ngành đào tạo về hoạch định tài chính cá nhân tại các trường đại học để tạo ra thế hệ tư vấn viên chuyên nghiệp và có chất lượng. 

      Đối với mỗi cá nhân, việc tìm hiểu và xây dựng lộ trình quản lý tài chính trước khi thực hiện các quyết định tài chính như mua xe, mua nhà hay đầu tư là một bước quan trọng và cần thiết.

      Với những thách thức và cơ hội mà tài chính cá nhân mang lại, việc nâng cao ý thức và kiến thức về tài chính trở thành một phần quan trọng. Bằng cách tạo ra những thói quen về sự tỉ mỉ, cẩn trọng, bạn có thể dễ dàng quản lý tài chính cá nhân, đảm bảo một tương lai tài chính mạnh mẽ, ổn định.

      Xem thêm:

      Luật Đất đai sửa đổi có ảnh hưởng thế nào đầu tư thị trường bất động sản?

      Các bước tự định giá nhà đất chính xác dành cho người mua nhà lần đầu

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K