Quận Hà Đông dù chỉ mới được thành lập được 15 năm nhưng đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội vượt bậc. Đặc biệt, căn cứ theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông thời điểm 2021–2030, khu vực này vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển hạ tầng đô thị, hệ thống giao thông. Kết hợp với những tiềm năng sẵn có, quận Hà Đông đang hướng đến mục tiêu trở thành khu đô thị trung tâm mới đầy tiềm năng của thành phố.
Cập nhật mới nhất về bản đồ quy hoạch quận Hà Đông (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)
Dưới đây là một số thông tin sơ lược để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về quận Hà Đông:
Hà Đông trước đây là thành phố thủ phủ của tỉnh Hà Tây. Cho tới tháng 08/2008, Hà Đông được sáp nhập vào Thủ đô và chính thức trực thuộc Hà Nội vào ngày 08/05/2009.
Hà Đông nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, giữa sông Đáy và sông Nhuệ, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về phía Tây Nam. Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, Hà Đông còn là quận có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất của Hà Nội.
Về địa giới hành chính:
Quận Hà Đông có diện tích 49,64km2, bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc: La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Biên Giang, Hà Cầu, Phú Lãm, Phú Lương, Kiến Hưng, Vạn Phúc, Văn Quán, Yết Kiêu, Đồng Mai, Yên Nghĩa, Dương Nội, Phúc La, Quang Trung.
Với vị trí thuận lợi, hạ tầng đô thị và giao thông hoàn thiện cùng điều kiện dân sinh tốt nên nơi đây trở thành điểm đến an cư và làm việc của nhiều người dân. Theo Wikipedia, tính đến 07/01/2022, quận Hà Đông đang có 440.000 người, mật độ dân cư khoảng 8900 người/km2.
Bên cạnh vị trí địa lý và dân cư, không thể bỏ qua những mảng màu tươi sáng của bức tranh hạ tầng quận Hà Đông kể từ khi sáp nhập vào Hà Nội.
Đây là khu vực có hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại. Nổi bật trong đó phải kể tới: tuyến bus nhanh BRT, đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, đường Trần Phú – Nguyễn Trãi, đại lộ Thăng Long, hầm chui Thanh Xuân, hầm chui Trần Duy Hưng, quốc lộ 6A, vành đai 3, tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông, giúp người dân thuận tiện kết nối với trung tâm thành phố và các tỉnh phía Bắc.
Đặc biệt, thị trường bất động sản Hà Đông cũng được hưởng lợi lớn từ quy hoạch đường vành đai 4 (khởi công ngày 25/6/2023).
Quận Hà Đông cũng quy tụ nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại như: TTTM AEON Mall Hà Đông, công viên Thiên Văn Học lớn nhất Đông Nam Á... Ngoài ra còn có đa dạng tiện ích phục vụ đời sống người dân. Chẳng hạn như: hệ thống trường học các cấp, học viện, trường cao đẳng, đại học, bệnh viện, siêu thị. Chính nhờ những điều này đã kích cầu sự phát triển và gia tăng giá trị cho bất động sản của khu vực.
Tuyến đường Tố Hữu - Lê Văn Lương được đầu tư bài bản (Ảnh: Tạp chí điện tử PetroTimes)
Nhờ quỹ đất rộng, quận Hà Đông có thế mạnh để phát triển các dự án bất động sản thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Chúng tập trung nhiều ở những khu vực dọc theo 4 trục giao thông lớn là: Lê Trọng Tấn, Tố Hữu, Quang Trung và Xa La.
Theo thông tin từ Batdongsan, tính đến Quý 2/2023, quận Hà Đông có 123 dự án bất động sản đã và đang được triển khai. Trong đó có 23 khu đô thị, 19 khu phức hợp, 11 dự án biệt thự, liền kề, 59 dự án căn hộ chung cư, còn lại là các dự án khác.
Như vậy, Hà Đông hiện là một trong những quận tại nội thành tập trung nhiều dự án chung cư nhất. Một số dự án đáng chú ý tại quận Hà Đông có thể kể tới: Anland Premium, Booyoung vina, Chung cư An Lạc, Hyundai HillState, HPC Landmark 105, Hồ Gươm Plaza. Mức giá khoảng 16.88 triệu - 70.82 triệu đồng. (Nguồn: OneHousing, tháng 06/2024)
Các dự án nhà thấp tầng cũng rất được quan tâm. Chẳng hạn như: Him Lam Vạn Phúc với hơn 200 căn liền kề và shophouse; các khu shophouse trong dự án Terra An Hưng; shop villa An Phú trong khu đô thị Dương Nội. Đối với biệt thự, nguồn cung rất dồi dào với các phân khu An Vượng, An Quý, An Khang, An Thịnh thuộc khu đô thị Dương Nội; khu biệt thự Le Jardin trong khu đô thị Park City.
Với loại hình đất nền, dù dư địa dành cho đất nền dự án hiện không còn nhiều như trước nhưng khu vực này vẫn được đánh giá là rất giàu tiềm năng. Đặc biệt là các dự án mới chưa triển khai tại phía Nam quận Hà Đông.
Đáng chú ý, đất nền và nhà xây sẵn tại quận được ưa chuộng vì giá mềm hơn các quận trung tâm mà hạ tầng, tiện ích ngày càng hiện đại. Tại Hà Đông, 3 phường có mức giá bán đất thổ cư, đất nền hấp dẫn là: Đồng Mai, Biên Giang, Yên Nghĩa (mức giá trung bình lần lượt là 15.43 triệu đồng/m2, 17,81 triệu đồng/m2 và 24,03 triệu đồng/m2). (Nguồn: Batdongsan, cập nhật tháng 06/2024)
Quận Hà Đông có nhiều dự án bất động sản lớn, quy hoạch bài bản với đa dạng sản phẩm (Ảnh: Kinh tế Môi trường)
Về quy hoạch, quận Hà Đông nằm trong rất nhiều phân khu quy hoạch nhưng chỉ có 3 phân khu được phê duyệt là phân khu H2-2, H2-3, S4. Trong đó, phân khu S4 được phê duyệt năm 2013, còn 2 phân khu H2-2, H2-3 được phê duyệt năm 2015. Quy hoạch sử dụng đất quận Hà Đông cũng được xác định theo quy hoạch sử dụng đất của 3 phân khu này.
Ngoài ra, sự phân bổ các loại đất, vị trí tiếp giáp, quy hoạch cũng như địa hình thuộc khu vực này cho đến năm 2030 cũng được được thể hiện qua Bản đồ khoanh vùng đất đai quận Hà Đông thời kỳ 2021 - 2030 theo tỷ lệ 1:10 000.
Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông chi tiết giai đoạn 2021 - 2023 (Ảnh: Bất động sản Hà Đông)
Căn cứ theo bản đồ quy hoạch này có thể thấy quận đang tập trung phát triển các hạng mục sau:
Với bản đồ quy hoạch quận Hà Đông đã được thông qua và gấp rút thực hiện, diện mạo của quận ngày càng thay đổi và từng bước trở thành khu đô thị trung tâm mới của thành phố. Không chỉ là khu vực lý tưởng để người dân an cư và làm việc, bất động sản quận Hà Đông còn mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư khi xem bản đồ quy hoạch quận Hà Đông có thể xác định được mục đích sử dụng khu đất, phương hướng quy hoạch trong tương lai. Từ đó, có đánh giá khách quan và lập kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành đầu tư bất động sản tại khu vực này.
Xem thêm
Nhà mặt phố 5 tầng Khu đô thị Xa La quận Hà Đông giá bao nhiêu?