Tổng quan bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất

      Tổng quan bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất

      Onehousing image
      11 phút đọc
      11/10/2024
      Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, bao gồm số liệu, định hướng quy hoạch và tiềm năng đầu tư tại khu vực.

      Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm đang thu hút sự chú ý của nhiều người dân và nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh huyện hướng tới mục tiêu lên quận trước năm 2025. Việc tra cứu quy hoạch giúp mọi người nắm bắt rõ hơn về các khu vực phát triển và dự án trọng điểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, từ đó giúp người dân và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về định hướng phát triển của khu vực trong tương lai.

      Tổng quan về huyện Gia Lâm

      Huyện Gia Lâm, một trong những vùng ngoại thành của Hà Nội, đang trở thành tâm điểm phát triển với tiềm năng lớn về kinh tế và đô thị hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống hạ tầng đang được hoàn thiện, Gia Lâm thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực bất động sản.

      Vị trí địa lý

      Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông của thủ đô Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế. Vị trí địa lý đặc biệt của huyện giúp Gia Lâm trở thành một khu vực chiến lược với nhiều tiềm năng phát triển.

      • Phía Đông giáp thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
      • Phía Tây giáp các quận Long Biên, Hoàng Mai và huyện Đông Anh, Hà Nội.
      • Phía Nam giáp huyện Thanh Trì, Hà Nội và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
      • Phía Bắc giáp thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

      Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho Gia Lâm phát triển mạnh mẽ về kinh tế, giao thông và hạ tầng đô thị, góp phần vào mục tiêu đưa huyện trở thành quận vào năm 2025.

      Ranh giới địa lý huyện Gia Lâm, Hà Nội (Nguồn: Google Earth)

      Diện tích và dân số

      Huyện Gia Lâm có diện tích tự nhiên là 116,64 km², với dân số năm 2022 đạt 309.353 người. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.652 người/km². Với mật độ dân số tương đối cao cho thấy Gia Lâm đang phát triển nhanh chóng về dân cư, đòi hỏi sự mở rộng về cơ sở hạ tầng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người dân.

      Cơ sở hạ tầng

      Huyện Gia Lâm có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, thương mại và giao thông. Trên địa bàn huyện có nhiều trường học từ mầm non đến trung học phổ thông, cùng với các trường đại học lớn như Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Học viện Tòa án Việt Nam... thu hút hàng nghìn sinh viên mỗi năm.

      Bên cạnh đó, hệ thống chợ và trung tâm thương mại cũng được phát triển mạnh mẽ để phục vụ nhu cầu của người dân. Chợ Ninh Hiệp là một trong những chợ lớn và nổi tiếng, không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn là đầu mối giao thương cho các tỉnh lân cận.

      Gia Lâm còn nổi bật với sự phát triển của các khu công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Khu công nghiệp Phú Thị là một điểm sáng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn trong các ngành sản xuất và chế biến, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Khu vực ngoại ô của huyện cũng phát triển các mô hình nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và trồng trọt. Những khu nông nghiệp sạch này không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực của thành phố mà còn xuất khẩu ra các thị trường lớn. 

      Hệ thống giao thông

      Huyện Gia Lâm đóng vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, với nhiều tuyến đường huyết mạch giúp kết nối vùng và định hình một khu đô thị hiện đại. Khu vực hữu ngạn sông Đuống có bốn tuyến đường song song, bao gồm quốc lộ 5 cũ, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường 39B (Hà Nội – Hưng Yên) và đường đê Long Biên – Xuân Quan. Quốc lộ 17 chạy ngang, giao cắt với cả bốn tuyến đường này, tạo thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc di chuyển và giao thương.

      Ở phía tả ngạn sông Đuống, huyện Gia Lâm cũng có quốc lộ 1 cũ và cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, tạo thêm các lựa chọn giao thông cho cư dân và doanh nghiệp. Từ những trục đường lớn này, huyện tiếp tục phát triển hệ thống giao thông liên xã, liên thôn để kết nối các khu vực dân cư và khu công nghiệp.

      Đặc biệt, tuyến đường từ khu đô thị Trâu Quỳ qua đường Dương Xá – Đông Dư đến ga Phú Thụy, được đưa vào khai thác từ đầu năm 2019, đã mang lại nhiều lợi ích cho việc kết nối khu vực. Tuyến đường này giúp dễ dàng di chuyển từ trung tâm thị trấn Trâu Quỳ đến các khu công nghiệp tại Dương Xá, giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên quốc lộ 5.

      Hệ thống giao thông huyện Gia Lâm đang được đầu tư và cải thiện mạnh mẽ với nhiều dự án hạ tầng mới (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

      Tình hình kinh tế - xã hội

      Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở Đông Bắc Hà Nội, đã duy trì và phát triển kinh tế - xã hội ổn định trong những năm qua. Huyện có hơn 1.110 doanh nghiệp công nghiệp và 2.226 hộ sản xuất công nghiệp, cùng nhiều làng nghề truyền thống như Kiêu Kỵ (dát bạc, đồ gỗ), Bát Tràng (gốm sứ), và Ninh Hiệp (buôn bán vải vóc). Đến nay, 100% xã trong huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, góp phần nâng cao đời sống người dân.

      Trong 5 năm qua, Gia Lâm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,03%, với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, huyện vẫn tăng trưởng 4,61% trong các ngành kinh tế, với thu ngân sách đạt 2.117,5 tỷ đồng, khẳng định sự phát triển bền vững.

      Tình hình bất động sản tại huyện Gia Lâm trong năm 2024

      Trong năm 2024, tình hình bất động sản tại huyện Gia Lâm đang có những chuyển biến tích cực, với sự gia tăng đáng kể về nhu cầu và giá trị bất động sản do các dự án phát triển hạ tầng và đô thị hóa mạnh mẽ.

      Giá đất nền huyện Gia Lâm

      Giá đất nền tại huyện Gia Lâm có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, đặc biệt là những nơi phát triển như thị trấn Trâu Quỳ, Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Với sự phát triển hạ tầng hiện tại, giá đất tại các khu vực trên có thể lên tới 90 triệu - 160 triệu đồng/m², (Theo Batdongsan). Ngược lại, tại các khu vực xa hơn hoặc nằm ngoài các dự án lớn, giá đất nền thường thấp hơn, dao động từ 30 triệu - 50 triệu đồng/m².

      Dự án bất động sản tiêu biểu tại huyện Gia Lâm

      Gia Lâm gần đây đã thu hút nhiều dự án lớn từ các nhà đầu tư bất động sản nổi tiếng như Vingroup, Masterise Homes, và Eurowindow Holding. 

      Dự án nổi bật nhất là Vinhomes Ocean Park Gia Lâm, với tổng mức đầu tư lên tới 87.385 tỷ đồng, được xây dựng theo mô hình đại đô thị sinh thái thông minh. Dự án này không chỉ cung cấp hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và nhà liền kề, mà còn tích hợp đầy đủ tiện ích hiện đại như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và hồ nước nhân tạo lớn, tạo nên một môi trường sống lý tưởng cho cư dân.

      Vinhomes Ocean Park Gia Lâm là một khu đô thị sinh thái hiện đại, nổi bật với không gian sống xanh tại phía đông Hà Nội (Ảnh: Vinhomes Land)

      Ngoài ra, huyện còn giáp ranh với nhiều dự án lớn khác ở các quận Long Biên và tỉnh Hưng Yên, như Vinhomes Riverside và khu đô thị Ecopark, mang lại nhiều lợi thế cho thị trường bất động sản Gia Lâm. Sự hiện diện của những dự án này không chỉ nâng cao giá trị bất động sản địa phương mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

      Cập nhật bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm tính đến năm 2030

      Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất tập trung vào mục tiêu trở thành quận, đáp ứng các tiêu chí cần thiết, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Quy hoạch của huyện Gia Lâm được tích hợp trong các phân khu đô thị như N9, N10, N11, GN và R6. Đến năm 2030, huyện sẽ định hướng sử dụng đất theo các khu chức năng chuyên biệt, phù hợp với kế hoạch phát triển lâu dài.

      Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm định hướng đến năm 2030 (Ảnh: Tra cứu quy hoạch)

      Chỉ tiêu và quy hoạch sử dụng đất

      Theo quy hoạch sử dụng đất của huyện Gia Lâm đến năm 2030, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 11.664,36 ha. Cơ cấu sử dụng đất được phân chia như sau:

      • Đất nông nghiệp chiếm 3.880,74 ha (khoảng 33,27%)
      • Đất phi nông nghiệp là 7.607,65 ha (chiếm 65.22%)
      • Diện tích đất chưa sử dụng là 175.97 ha (1.51%).

      Gia Lâm định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh với quy mô lớn. Mục tiêu là ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các khu vực đất nông nghiệp sẽ chủ yếu phục vụ cho sản xuất lúa nước, chăn nuôi và các hoạt động nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.

      Ngoài đất nông nghiệp, các loại đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng cho các mục đích như phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ thương mại, và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đất dành cho xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện nước, cũng chiếm một phần lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và kinh tế ngày càng tăng. 

      Định hướng quy hoạch không gian

      Theo định hướng quy hoạch không gian đến năm 2030, huyện Gia Lâm sẽ phát triển theo mô hình đô thị hiện đại kết hợp với nông nghiệp sinh thái. Quy hoạch không gian được phân chia rõ ràng theo từng khu chức năng cụ thể, với việc đẩy mạnh phát triển các khu đô thị mới, khu công nghiệp và khu dân cư tập trung, đồng thời bảo tồn và phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái.

      Khu vực phía Nam huyện sẽ tập trung các khu đô thị, dịch vụ thương mại và công nghiệp lớn như Vinhomes Ocean Park và các khu công nghiệp hiện hữu như Phú Thị. Các vùng phía Bắc và phía Đông sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 

      Quy hoạch cũng chú trọng đến việc bảo tồn các khu làng nghề truyền thống và khu dân cư hiện hữu, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông và các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường​.

      Huyện Gia Lâm định hướng phát triển hạ tầng đồng bộ để nâng cao chất lượng sống và thu hút đầu tư (Ảnh: Báo Người Lao động)

      Quy hoạch phát triển công nghiệp

      Theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm đến năm 2030, huyện sẽ chú trọng vào việc củng cố, phát triển và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. 

      Mục tiêu là đến năm 2030, ngành công nghiệp công nghệ thông tin sẽ trở thành một trong những lĩnh vực chính đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện. Để đạt được điều này, huyện đã xác định các khu vực dành riêng cho phát triển công nghiệp với tổng diện tích khoảng 214,05 ha, tương đương 5,53% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

      Quy hoạch đô thị Gia Lâm 

      Trong những năm gần đây, Gia Lâm đã chứng kiến sự phát triển đô thị hóa mạnh mẽ với nhiều khu đô thị lớn được hình thành, như Đặng Xá, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp, và Vinhomes Ocean Park. Sự xuất hiện của các dự án này đã đóng góp đáng kể vào việc gia tăng dân số và tỷ lệ cư dân thành thị tại huyện.

      Theo quy hoạch tổng thể xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Gia Lâm sẽ trở thành một phần không thể thiếu của khu đô thị mở rộng về phía Đông. Khu vực Long Biên - Gia Lâm - Yên Viên được định hướng để phát triển mạnh mẽ về dịch vụ thương mại, giáo dục và y tế, đồng thời thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao dọc theo các tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 5. 

      Đặc biệt, huyện Gia Lâm đang nỗ lực để trở thành quận trước năm 2025, với mục tiêu phát triển hạ tầng đồng bộ và tăng cường các dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Dự kiến, dân số của huyện có thể đạt khoảng 700.000 người vào năm 2030​.

      Quy hoạch hệ thống giao thông

      Đến năm 2030, Gia Lâm dự kiến sẽ có thêm ba cây cầu bắc qua sông Đuống, nhằm nâng cao khả năng kết nối với quận Long Biên và tỉnh Hưng Yên. Cầu Giang Biên, nằm giữa cầu Đuống và cầu Phù Đổng, cũng sẽ được xây dựng, góp phần kết nối xã Ninh Hiệp với quận Long Biên. Tính đến năm 2030, huyện Gia Lâm sẽ sở hữu tổng cộng 8 cầu vượt qua sông Hồng và sông Đuống.

      Giai đoạn 2020-2050, Hà Nội sẽ triển khai hai tuyến đường sắt đô thị quan trọng đi qua địa phận Gia Lâm. Tuyến số 1, kéo dài 38,7 km từ Ngọc Hồi đến Yên Viên, sẽ bao gồm hai ga tại Gia Lâm: ga Yên Viên và ga Cầu Đuống. Bên cạnh đó, tuyến số 8 dài 28km từ Sơn Động đến Mai Dịch và Dương Xá cũng đang trong quá trình quy hoạch. Những tuyến đường sắt này, kết hợp với hệ thống đường huyết mạch và các cây cầu sắp xây dựng, sẽ giúp việc di chuyển giữa Gia Lâm với nội đô và các khu vực lân cận trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn​.

      Theo quy hoạch, huyện Gia Lâm sẽ tập trung vào cải thiện kết nối giao thông và nâng cấp hạ tầng hiện có (Ảnh: VinWonders)

      Tóm lại, việc nắm rõ bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm không chỉ giúp người dân và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của khu vực mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định đầu tư trong tương lai. Qua việc tra cứu quy hoạch, mọi người có thể theo dõi sự thay đổi và cải thiện của hạ tầng cũng như các dự án trọng điểm. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về quy hoạch huyện Gia Lâm, giúp nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định hợp lý.

      Xem thêm

      Cập nhật bản đồ quy hoạch phường Quán Thánh quận Ba Đình Hà Nội mới nhất

      Cập nhật bản đồ quy hoạch phường Nguyễn Trung Trực quận Ba Đình Hà Nội mới nhất

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương