Thâm hụt ngân sách tác động như thế nào đến nền kinh tế?

      Thâm hụt ngân sách tác động như thế nào đến nền kinh tế?

      Onehousing image
      7 phút đọc
      09/08/2024
      Hiểu rõ về thâm hụt ngân sách là rất quan trọng đối với nhà đầu tư, giúp họ nắm bắt được bức tranh tài chính của quốc gia và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của mình. Tìm hiểu ngay về tình hình này để nâng cao kiến thức đầu tư tổng hợp.

      Gần đây, nhiều nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách đáng kể. Sự mất cân bằng này gây ảnh hưởng xấu đến đà phát triển của các quốc gia và mang lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Vậy thâm hụt ngân sách là gì và nó tác động đến nền kinh tế ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết kiến thức đầu tư tổng hợp dưới đây để hiểu rõ hơn.

      Khái niệm thâm hụt ngân sách

      Thâm hụt ngân sách (Budget Deficit) là tình trạng khi chi tiêu vượt quá nguồn thu của ngân sách trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Thâm hụt ngân sách được coi là chỉ báo quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một quốc gia, doanh nghiệp hay cá nhân. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được sử dụng trong bối cảnh nhà nước nhiều hơn so với các công ty hoặc cá nhân.

      Công thức tính thâm hụt ngân sách: B = G - T

      Trong đó, T là Tax Revenue (Thu ngân sách Nhà nước), G là Government Spending (Chi tiêu của chính phủ), B là Budget Deficit (Hiệu số giữa thu và chi ngân sách).

      • Nếu B < 0: Ngân sách Nhà nước thặng dư
      • Nếu B = 0: Ngân sách Nhà nước cân bằng
      • Nếu B > 0: Ngân sách Nhà nước thâm hụt

      Để hiểu rõ hơn về thâm hụt ngân sách, cần phân biệt ba khái niệm:

      • Thâm hụt ngân sách thực tế: Là tình trạng thực tế chi tiêu vượt mức thu nhập trong một thời gian nhất định.
      • Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt được tính toán giả định khi nền kinh tế đang hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
      • Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh. Thâm hụt chu kỳ là chênh lệch giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu.

      Trong ba loại trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh chính sách tài khóa của chính phủ, như việc định ra thuế suất hay các chương trình chi tiêu công. Do đó, loại thâm hụt này thường được dùng trong việc đánh giá về hiệu quả của chính sách tài khóa.

      Thâm hụt ngân sách là vấn đề khá phổ biến trên thế giới, và nếu không được kiểm soát hợp lý, nó có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống người dân.

      Ví dụ cụ thể, một cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ thường xuyên đối mặt với thâm hụt ngân sách. Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong nửa đầu năm tài khóa 2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024) đã vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. (Nguồn: Báo Nhân dân)

      Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ CBO đã báo cáo về 7 tháng đầu của năm tài khoá đã lên tới 855 tỷ USD. CBO cũng dự đoán rằng, thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ ở mức 2,6 nghìn tỷ USD trong năm 2034. Dự kiến chỉ trong vòng 10 năm tới, theo tỷ trọng so với GDP, thâm hụt ngân sách liên bang sẽ tăng từ 5,6% lên 6,1%. (Nguồn: VnEconomy)

      tham-hut-ngan-sach-tac-dong-nhu-the-nao-den-nen-kinh-te-2

      Mức độ thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ theo các năm. Đơn vị: nghìn tỷ USD (Nguồn: CBO/CNBC)

      Nguyên nhân dẫn đến ngân sách bị thâm hụt

      Chi tiêu vượt mức

      Chi tiêu vượt mức có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với chính phủ, điều này có thể là do tăng cường đầu tư vào các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp.

      Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 vừa qua, hầu hết các chính phủ trên toàn thế giới đã phải chi nhiều hơn cho lĩnh vực y tế, các chương trình cứu trợ và các kế hoạch kích thích kinh tế, dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách.

      Đối với các doanh nghiệp, việc chi tiêu vượt mức có thể xuất phát từ việc phân bổ ngân sách chưa hợp lý hoặc cần đầu tư vào nhiều hạng mục trong giai đoạn phát triển.

      Giảm sút thu nhập

      Có rất nhiều yếu tố dẫn đến giảm thu nhập, chẳng hạn như suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.

      Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều quốc gia đã phải thực hiện các biện pháp cắt giảm thuế, đồng thời các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính. Điều này góp phần gây ra thâm hụt ngân sách.

      Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, khi có nhiều biến động, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu bán hàng. Việc này cũng làm cho nhiều nguồn thu nhập khác giảm đáng kể.

      Thâm hụt ngân sách tác động như thế nào đến nền kinh tế?

      Thâm hụt ngân sách là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong kiến thức đầu tư tổng hợp bởi nó có nhiều tác động đến nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách gây nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế như:

      Gia tăng nợ công

      Khi chi tiêu của chính phủ vượt quá mức thu, việc vay mượn từ trong và ngoài nước trở nên cần thiết để bù đắp phần thiếu hụt. Hậu quả là nợ công tăng cao, gây áp lực lên tài chính quốc gia. Nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng này sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế, dẫn đến chi phí vay mượn tăng cao và tăng áp lực nợ nần lên chính phủ ngày càng lớn.

      Giảm đánh giá tín dụng quốc gia

      Nếu thâm hụt ngân sách không được kiểm soát hiệu quả, điều này có thể làm suy giảm đánh giá tín dụng của quốc gia trên trường quốc tế. Bởi, thâm hụt ngân sách được xem là chỉ báo đánh giá sức khỏe tài chính gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nguồn đầu tư nước ngoài vào các dự án trong nước và khiến suy giảm sức mạnh kinh tế trong tương lai.

      Lãi suất tăng

      Nợ công gia tăng thường kéo theo việc lãi suất phải tăng lên nhằm đối phó với thâm hụt ngân sách. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời làm giảm khả năng đầu tư của khu vực tư nhân. Hệ quả là sự chậm phát triển kinh tế và hiện tượng “đuổi vốn” (crowding out) khi nhà đầu tư tư nhân không còn thấy động lực để đầu tư.

      Lạm phát

      Một trong những biện pháp chính phủ có thể áp dụng để giải quyết thâm hụt ngân sách là in thêm tiền. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến lạm phát khi giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng, trong khi thu nhập của người dân không kịp tăng theo. Hệ quả là nhu cầu giảm sút do không đủ tiền chi tiêu. Ngoài ra, lượng tiền tăng lên trong nền kinh tế sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, tăng tỷ giá hối đoái và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

      tham-hut-ngan-sach-tac-dong-nhu-the-nao-den-nen-kinh-te-3

      Thâm hụt ngân sách gây ra nhiều hệ lụy kiềm hãm sự phát triển kinh tế của quốc gia (Nguồn: Tạp chí Tổ chức nhà nước)

      Giải pháp nào cho tình trạng thâm hụt ngân sách?

      Một số chính phủ đã áp dụng các chiến lược để giảm thiểu thâm hụt ngân sách, bao gồm:

      Giảm chi tiêu

      Một phương pháp hiệu quả để đối phó với thâm hụt ngân sách là giảm chi tiêu. Theo kiến thức đầu tư tổng hợp, việc cắt giảm chi tiêu tập trung vào các khoản không cần thiết hoặc kém hiệu quả giúp giảm tổng chi phí và hạn chế thâm hụt ngân sách.

      Tăng thu nhập

      Tăng thu nhập là một giải pháp khác để giảm thâm hụt ngân sách. Dựa vào cách tính thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể xem xét việc tăng thuế hoặc gia tăng nguồn thu nhập qua việc thanh lý tài sản không cần thiết, thu hồi nợ…

      Kết hợp cả hai giải pháp

      Để giải quyết hiệu quả vấn đề thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể áp dụng cả hai biện pháp trên. Đồng thời, cần chú trọng vào việc phát triển kinh tế bền vững, nâng cao năng suất lao động và quản lý chi tiêu một cách hiệu quả.

      Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động như hiện nay, việc nắm rõ ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách là vô cùng quan trọng để thực hiện các quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả. Để giải quyết các tình huống như vậy, việc làm chủ kiến thức đầu tư tổng hợp đóng vai trò thiết yếu, giúp chúng ta đưa ra những quyết định tài chính thông minh và tối ưu hóa các nguồn lực.

      Xem thêm 

      Những điều nhà đầu tư cần biết về định chế tài chính và vai trò đối với nền kinh tế

      Chính sách nới lỏng tiền tệ có vai trò gì trong việc tăng trưởng kinh tế?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương