Tại sao nhà đầu tư chứng khoán dễ đu đỉnh?

      Tại sao nhà đầu tư chứng khoán dễ đu đỉnh?

      Onehousing image
      5 phút đọc
      20/06/2024
      Tìm hiểu lý do tại sao nhà đầu tư dễ đu đỉnh chứng khoán và cách tránh những sai lầm này khi tham gia thị trường để bảo vệ tài sản, tối ưu hóa lợi nhuận.

      Đu đỉnh chứng khoán là hiện tượng phổ biến trong giới đầu tư, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu tham gia thị trường. Nhiều nhà đầu tư dễ rơi vào tình trạng này vì họ bị cuốn vào những đợt tăng giá mạnh mẽ và hấp dẫn của các mã cổ phiếu mà không kịp nhận ra rủi ro tiềm ẩn. Việc thiếu kinh nghiệm, không có chiến lược rõ ràng và bị chi phối bởi tâm lý đám đông là những nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư dễ mắc phải sai lầm này.

      Đu đỉnh chứng khoán là gì?

      Đỉnh là điểm cao nhất trên đồ thị, tương ứng với mức giá cổ phiếu cao nhất trong một chu kỳ. Đu đỉnh chứng khoán là thuật ngữ lóng trong giới đầu tư, dùng để chỉ hành động mua cổ phiếu ở mức giá trần với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng để bán ra và thu được lợi nhuận lớn. 

      Việc dự đoán đúng các chu kỳ đỉnh và đáy là một thách thức lớn, ngay cả với các chuyên gia tài chính. Trong tình hình nhiều nhà đầu tư lo sợ bỏ lỡ cơ hội và sẵn sàng "đu đỉnh" khi thấy giá cổ phiếu tăng mạnh, họ đặt mua cổ phiếu với mọi giá. Nhưng khi lệnh mua được thực hiện, giá có thể ngừng tăng và liên tục giảm, khiến nhà đầu tư hoảng sợ và tiến hành bán tháo cổ phiếu.

      Hiện tượng trên chính là "bán đáy", khi nhà đầu tư lo sợ giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, ngay sau khi chạm đáy, giá cổ phiếu có thể bật tăng trở lại, khiến nhà đầu tư lỗ lần hai khi bán tháo ở mức giá thấp.

      Những nhà đầu tư lão luyện sẽ quan sát thị trường và nếu nhận thấy cơ hội giá đảo chiều, họ sẽ "bắt đáy", mua vào khi giá xuống thấp và chờ đợi thời cơ giá tăng để bán ra. Hiện tượng đu đỉnh hay bán đáy đều là ví dụ điển hình của hiệu ứng FOMO (nỗi sợ bỏ lỡ).

      Đu đỉnh chứng khoán là một hiện tượng khá phổ biến (Ảnh: Mytour)

       

      Tại sao nhà đầu tư chứng khoán dễ bị đu đỉnh?

      Đọc tiếp

      Việc đu đỉnh chứng khoán có thể do các nguyên nhân sau::

      • Hiệu ứng FOMO (Fear of Missing Out): Nhiều nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội khi thấy giá cổ phiếu tăng mạnh. Điều này thúc đẩy họ mua vào ở mức giá cao với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng, nhưng thực tế giá có thể giảm ngay sau đó.
      • Tâm lý đám đông: Khi nhiều nhà đầu tư cùng mua vào một loại cổ phiếu vì nghe theo lời đồn hoặc theo làm theo hành động của những người khác, điều này tạo ra áp lực mua lớn, đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, giá thường sẽ giảm sau khi đạt đỉnh do không có cơ sở vững chắc để duy trì mức giá đó.
      • Thiếu kiến thức và kinh nghiệm: Nhiều nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc phân tích thị trường và định giá cổ phiếu. Họ dựa vào tin tức ngắn hạn hoặc nguồn thông tin không chính thức, dẫn đến quyết định mua vào ở mức giá cao.
      • Chiến lược đầu tư không rõ ràng: Nhiều nhà đầu tư không có chiến lược đầu tư rõ ràng, họ mua bán theo cảm tính hoặc phản ứng theo diễn biến thị trường ngắn hạn, dẫn đến quyết định mua vào ở mức giá cao mà không có kế hoạch dự phòng.
      • Thị trường biến động mạnh: Trong những giai đoạn thị trường có biến động mạnh, giá cổ phiếu có thể tăng nhanh chóng do dòng tiền đầu cơ hoặc tin tức tích cực. Nhà đầu tư dễ bị cuốn theo và mua vào ở mức giá cao mà không đánh giá đúng độ rủi ro.

      Những nguyên nhân trên góp phần tạo ra hiện tượng đu đỉnh trong chứng khoán, khiến nhiều nhà đầu tư mắc kẹt với cổ phiếu ở mức giá cao và chịu thiệt hại khi giá giảm.

      Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội khi thấy giá cổ phiếu tăng mạnh có thể dẫn đến hiện tượng đu đỉnh (Ảnh: Prudential)

      Cái giá phải trả cho việc đu đỉnh là gì?

      Câu hỏi này có thể nhận được nhiều ý kiến khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm và chiến lược đầu tư của từng người. Nhìn chung, việc đu đỉnh thường không được khuyến khích vì hành động này đặt nhà đầu tư vào thế có rủi ro cao.

      • Khi mua vào ở đỉnh giá, nhà đầu tư có nguy cơ phải chịu tổn thất lớn khi giá cổ phiếu giảm. Điều này đặc biệt đúng khi thị trường hoặc cổ phiếu cụ thể điều chỉnh sau một chu kỳ tăng trưởng dài.
      • Việc đu đỉnh không chỉ gây ra thiệt hại tài chính mà còn tạo ra áp lực tâm lý lớn cho nhà đầu tư, khi phải theo dõi cổ phiếu giảm giá hàng ngày.
      • Đầu tư vào một cổ phiếu ở đỉnh giá có thể làm giảm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu khác có tiềm năng tăng trưởng và giá trị tốt hơn về dài hạn. Việc đu đỉnh có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ nhiều cơ hội cải thiện danh mục đầu tư.

      Làm thế nào để không đu đỉnh khi đầu tư chứng khoán?

      Để tránh tình trạng đu đỉnh và tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư có thể thực hiện các biện pháp sau:

      • Tìm hiểu kỹ lưỡng: Luôn tiến hành nghiên cứu và phân tích cơ bản, kỹ thuật trước khi mua cổ phiếu. Điều này giúp nhà đầu tư hiểu rõ về giá trị thực và tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu và tránh đu đỉnh.
      • Xác định mục tiêu đầu tư: Xác định rõ ràng về mục tiêu đầu tư của bản thân, bao gồm thời gian đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng về lợi nhuận. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) dẫn đến đu đỉnh.
      • Đa dạng hóa: Phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, tránh tình trạng đu đỉnh mã chứng khoán duy nhất đang nắm giữ.
      • Quản lý rủi ro: Thiết lập các biện pháp quản lý rủi ro như sử dụng lệnh stop-loss để hạn chế mất mát. Nếu không có biện pháp này, nhà đầu tư rất dễ rơi vào tình trạng đu đỉnh.

      Nhà đầu tư có thể thực hiện một số biện pháp để tránh tình trạng đu đỉnh (Ảnh: VnExpress)

      Như vậy, việc dễ đu đỉnh chứng khoán cho thấy sự thiếu kinh nghiệm và tâm lý không vững vàng của nhiều nhà đầu tư. Để hạn chế tình trạng này, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức vững vàng, rèn luyện khả năng phân tích và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu thay vì cảm xúc. Sự tỉnh táo, kiên nhẫn và chiến lược đầu tư rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư tránh được các bẫy của thị trường và không rơi vào vòng xoáy đu đỉnh chứng khoán.

      Xem thêm

      Thay vì mua, người trẻ tại Hà Nội lựa chọn thuê chung cư để giảm áp lực tài chính

      Giới trẻ: Thế hệ học quản lý tài chính và đầu tư bắt đầu từ số 0

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K