Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, phát triển theo mô hình TOD, lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở để quy hoạch phát triển đô thị, là giải pháp tối ưu được cân nhắc. Trong đó, The 9 Stellars hứa hẹn sẽ trở thành dự án tiềm năng trong thời gian tới của thị trường bất động sản TP. HCM.
Tại tọa đàm về quy hoạch tổng thể TP Thủ Đức đến năm 2040, các chuyên gia nhấn mạnh vai trò của mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Theo đó, phân vùng số 4 - bao gồm phường Long Bình cùng một phần các phường Tân Phú, Long Thạnh Mỹ - được đánh giá là khu vực hội tụ đầy đủ ba yếu tố cốt lõi để trở thành một đô thị TOD kiểu mẫu.
Theo quy hoạch, TP Thủ Đức được định hướng trở thành đô thị sáng tạo, đóng vai trò trung tâm kết nối với các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho TP.HCM. Trong tổng số 9 phân vùng chức năng, phân vùng 4 nổi bật nhờ vị trí chiến lược - đóng vai trò cửa ngõ liên kết TP.HCM với Đồng Nai và Bình Dương.
Phân vùng 4 có lợi thế vượt trội về hạ tầng giao thông. Đây sẽ là trung tâm kết nối chính của mạng lưới xe buýt trục chính đến Sân bay Tân Sơn Nhất, Bến xe Miền Đông, Khu Đại học Quốc gia và Sân bay Long Thành. Quy hoạch giao thông công cộng tại khu vực này bao gồm 5 tuyến đường sắt đô thị bên cạnh tuyến Metro số 1, cùng hai tuyến xe buýt trục liên vùng, tạo nên hệ thống giao thông công cộng cốt lõi cho toàn TP Thủ Đức. Đặc biệt, khu vực này có sự hiện diện của ba nhà ga trong bán kính 1km, bao gồm ga Bến xe Miền Đông hiện hữu, ga kết nối với tuyến Metro đi Thành phố mới Bình Dương và Biên Hòa.
Bên cạnh hạ tầng đường sắt, phân vùng 4 còn được quy hoạch phát triển giao thông đường thủy trên các tuyến sông, rạch cấp IV, đồng thời kết hợp các tuyến đường xe đạp chính dọc theo các hành lang giao thông. Sự tích hợp này giúp hình thành mạng lưới giao thông đa phương thức, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho di chuyển nội đô và liên vùng, đồng thời thúc đẩy phát triển đô thị bền vững.
Mô hình TOD sẽ tạo đòn bẩy phát triển cho phía Đông TP.HCM (Nguồn: Báo Đại Biểu Nhân Dân)
Mô hình TOD trở thành một giải pháp quan trọng nhằm tối ưu hóa không gian đô thị, giảm ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng sống cho cư dân.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của mô hình TOD là giảm áp lực giao thông đô thị. Khi hạ tầng công cộng được đầu tư đồng bộ giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn thì xu hướng chuyển từ phương tiện cá nhân sang giao thông công cộng gia tăng. Nhờ đó các tuyến đường chính giảm thiểu đáng kể lưu lượng phương tiện xe cộ. Thời gian di chuyển cũng được rút ngắn đáng kể, giúp tăng năng suất lao động và chất lượng sống.
Không chỉ giải quyết bài toán giao thông, mô hình TOD còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi các khu vực xung quanh ga metro, bến xe buýt hoặc trạm giao thông công cộng được quy hoạch hợp lý, giá trị bất động sản TP.HCM gia tăng, kéo theo các hoạt động kinh doanh, thương mại và dịch vụ phát triển mạnh mẽ.
Đồng thời, sự kết nối thuận tiện giữa các trung tâm đô thị tạo ra hệ sinh thái kinh tế đa dạng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hạn chế mở rộng đô thị thiếu kiểm soát.
Mô hình TOD giúp cải thiện hệ thống giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế (Nguồn: Thế Giới Di Động)
Mô hình TOD không những tập trung vào một loại hình giao thông duy nhất, TOD còn tích hợp nhiều phương tiện công cộng khác nhau như:
Sự kết hợp này giúp tạo nên mạng lưới giao thông đa phương thức và kết nối đồng bộ, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của cư dân đô thị.
Mô hình TOD còn là chiến lược quy hoạch đô thị bền vững, giúp giảm ùn tắc, tối ưu thời gian di chuyển và thúc đẩy kinh tế. Học hỏi từ các quốc gia đã thành công sẽ giúp Việt Nam nói chung và các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội có những định hướng phát triển phù hợp, tạo ra những thành phố đáng sống, hiện đại và văn minh. Nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai thành công TOD và đạt được những kết quả ấn tượng:
TOD gắn sự phát triển cơ sở hạ tầng với phát triển đô thị (Nguồn: Báo Điện Tử Chính Phủ)
Nằm ngay ga cuối Metro số 1 - Bến xe Suối Tiên, The 9 Stellars được đánh giá là một trong những dự án tiêu biểu theo mô hình TOD trong quy hoạch phát triển TP. Thủ Đức. Dự án tọa lạc tại phân vùng 4, khu vực có hệ thống giao thông công cộng đồng bộ, giúp tối ưu hóa khả năng kết nối liên vùng giữa TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
Được phát triển bởi SonKim Land, The 9 Stellars hướng đến mô hình “all-in-one”, kết hợp không gian sống hiện đại với hệ thống tiện ích đa dạng, đồng thời tận dụng tối đa lợi thế giao thông công cộng. Quy hoạch dự án khuyến khích việc di chuyển bằng phương tiện công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ, giảm thiểu khí thải và xây dựng môi trường sống xanh bền vững.
Ngoài ra, The 9 Stellars còn nằm gần Khu Công Nghệ Cao và Làng Đại Học, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các tập đoàn lớn và giới trí thức trẻ. Đây là yếu tố quan trọng giúp gia tăng giá trị bất động sản và tiềm năng phát triển lâu dài của dự án.
Nhờ vị trí chiến lược và định hướng phát triển theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhất là khi Metro Bến Thành - Suối Tiên đi vào hoạt động, The 9 Stellars hứa hẹn sẽ trở thành một trong những đô thị TOD kiểu mẫu của TP. Thủ Đức, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu Đông TP.HCM.
The 9 Stellars được cho là dự án TOD kiểu mẫu tại khu vực phía Đông (Nguồn: CafeF)
Bài viết này đã giới thiệu và phân tích những tác động tích cực của mô hình TOD đến thành phố Thủ Đức. Khi mô hình TOD trở thành xu hướng tất yếu trong quy hoạch đô thị hiện đại, The 9 Stellars nổi lên như một lựa chọn sáng giá dành cho các nhà đầu tư tại thị trường bất động sản TP.HCM. Nhờ vị trí chiến lược, dự án được đánh giá sẽ tận dụng tối đa lợi thế về giao thông và hưởng lợi từ sự phát triển đồng bộ của phân vùng 4 TP. Thủ Đức trong tương lai.
Xem thêm
Căn hộ The Alta Height của dự án The 9 Stellars quận 9: Thông tin mới nhất
Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động, The 9 Stellars quận 9 hưởng lợi thế "vàng"