Năm 2025, huyện Đông Anh chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ khi sắp xếp lại đơn vị hành chính. Cùng với sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư, thị trường bất động sản Đông Anh hứa hẹn sẽ trở thành “điểm nóng” đầy tiềm năng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin toàn cảnh về quy hoạch, các khu vực phát triển ưu tiên, xu hướng giá đất cũng như cơ hội dành cho nhà đầu tư trong giai đoạn mới.
Huyện Đông Anh có diện tích 185,68 km và dân số tính đến ngày 31/12/2022 đạt 437.308 người, mật độ trung bình khoảng 2.355 người/km2. Trong lộ trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Đông Anh đang tích cực triển khai phương án tái cấu trúc và thành lập 5 đơn vị hành chính mới, dựa trên việc sáp nhập và điều chỉnh địa giới hành chính từ 24 xã hiện hữu.
Phương án này đã được Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm hài hòa các yếu tố lịch sử, văn hóa, nhân khẩu học và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Sau sáp nhập, quy hoạch huyện Đông Anh sẽ còn 5 xã mới dự kiến là Đông Anh, Phúc Thịnh, Thư Lâm, Vĩnh Thanh và Thiên Lộc.
Sau quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, Đông Anh sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới với mục tiêu trở thành một đô thị hiện đại, văn minh nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa và lịch sử. Quy hoạch huyện Đông Anh mới và tinh gọn bộ máy hành chính được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy đầu tư công và tư nhân. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch và phát triển đô thị đồng bộ, thông minh và bền vững.
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh theo đề xuất mới (Nguồn: Lao động thủ đô)
Theo định hướng của UBND Hà Nội, huyện Đông Anh sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa hạ tầng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, dịch vụ chất lượng, thương mại, du lịch sinh thái và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Huyện cũng sẽ hướng đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cải thiện giao thông, giáo dục, y tế nhằm khai thác tối đa nội lực, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống người dân.
Quy hoạch huyện Đông Anh theo định hướng phát triển chung của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều dự án lớn đang được triển khai và xây dựng. Trong đó, tuyến Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng sẽ đi qua 10 xã và thị trấn của huyện Đông Anh. Công trình này được kỳ vọng là động lực then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh, tạo nền tảng kết nối liên vùng và phát triển bền vững.
Tuyến Vành đai 3 sẽ đi qua địa phận huyện Đông Anh (Nguồn: Báo Đầu Tư)
Ngoài ra, hai dự án nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2 với tổng vốn đầu tư hơn 16.148 tỷ đồng sẽ cung cấp 6.447 căn hộ, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân, người lao động tại Đông Anh:
Cả hai dự án được miễn tiền sử dụng và thuê đất theo chính sách hỗ trợ. Tiến độ hoàn thành được đặt ra là năm 2030, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Việt Nam.
Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội. Đông Anh được định hướng trở thành đô thị trung tâm, thông minh ở phía Bắc sông Hồng.
Nhiều dự án lớn như công viên Kim Quy, trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia, tổ hợp y tế công nghệ cao... sẽ thúc đẩy thương mại, dịch vụ, du lịch. Huyện tiếp tục lập và hoàn thiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu dân cư, gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, thu hút đầu tư và đồng bộ hóa hạ tầng.
Trên cơ sở tiềm năng các loại đất, điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng đất cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Huyện Đông Anh đã xác định được định hướng sử dụng đất một số khu chức năng trên địa bàn huyện như sau:
Sau quy hoạch huyện Đông Anh sẽ trở thành đô thị hiện đại phía Bắc của Hà Nội (Nguồn: Báo Người Lao Động)
Trong năm 2024 và bước sang 2025, giá đất tại Đông Anh tiếp tục xu hướng tăng rõ nét, đặc biệt tại các khu vực nằm gần các tuyến giao thông trọng điểm và các trục đường chính như Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Hải Bối. Hiện tại, giá đất dao động từ 30 – 150 triệu đồng/m2, tùy vị trí và khả năng phát triển hạ tầng xung quanh.
Các phân khúc nổi bật gồm:
Sự phát triển đồng bộ của hạ tầng và quy hoạch thành phố thông minh đã tạo lực đẩy mạnh mẽ cho mặt bằng giá bất động sản tăng trưởng, thu hút sự quan tâm lớn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 2025, các điểm nóng giao dịch tại Đông Anh chủ yếu tập trung quanh những khu vực có hạ tầng đang hoặc sắp hoàn thiện:
Sau khi quy hoạch huyện Đông Anh được công bố, thị trường bất động sản Đông Anh đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư. Giá trị tài sản tại các khu vực nằm trong vùng lõi quy hoạch có xu hướng gia tăng mạnh nhờ hiệu ứng tích cực từ loạt dự án hạ tầng trọng điểm được triển khai.
Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi như miễn, giảm tiền sử dụng đất và hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội cũng giúp giảm chi phí đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng. Tại một số khu vực có sức nóng đầu cơ cao, giá đất có thể bị đẩy lên quá mức so với giá trị thực, dẫn đến nguy cơ “bong bóng” nếu các công trình hạ tầng không hoàn thiện đúng tiến độ.
Ngoài ra, sự chênh lệch giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch cục bộ cùng những vấn đề pháp lý chưa rõ ràng tại một số lô đất có thể gây khó khăn cho quá trình chuyển nhượng và khai thác.
Thị trường bất động sản huyện Đông Anh hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và sinh lời trong tương lai (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Qua những thông tin trên, có thể thấy sau quy hoạch huyện Đông Anh bất động sản khu vực này vẫn được đánh giá là một trong những thị trường giàu tiềm năng của Thủ đô. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng về pháp lý, quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài trước khi quyết định xuống tiền tại khu vực này.
Xem thêm
Tổ hợp thể thao - giải trí tại Đông Anh: Bước tiến mới nâng tầm hạ tầng giải trí Hà Nội