Quản lý tài sản là quá trình giám sát và tối ưu hóa các tài sản của tổ chức hoặc cá nhân để nâng cao hiệu quả tài chính và vận hành. Tài sản này bao gồm cả tài sản vật chất như bất động sản, máy móc và tài sản vô hình như thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ. Quản lý tài sản hiệu quả giúp giảm chi phí, tăng giá trị và cải thiện khả năng cạnh tranh. Vậy có những loại tài sản nào đáng chú ý? Mời bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây.
Quản lý tài sản (trong tiếng Anh là asset management) là thuật ngữ mang ý nghĩa rộng, chỉ việc giám sát các hệ thống liên quan đến tài sản hữu hình hoặc vô hình. Về mặt pháp lý, quản lý tài sản được hiểu là việc bảo quản và giữ gìn tài sản, đảm bảo tránh mất mát hoặc hao hụt do hao mòn tự nhiên. Quy trình này thường được áp dụng bởi các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, doanh nhân và doanh nghiệp.
Pháp luật về tài sản có phạm vi điều chỉnh rất rộng, được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2025 và Luật Quản lý, Sử dụng Tài sản Công năm 2017, tập trung vào lĩnh vực quản lý tài sản công.
Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, thay vì tự đầu tư và đối mặt với rủi ro thua lỗ, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn quản lý tài sản từ các tổ chức chuyên nghiệp. Giải pháp này không chỉ giúp khách hàng bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản mà còn tiết kiệm thời gian và công sức.
Quản lý tài sản chỉ việc giám sát các hệ thống liên quan đến tài sản hữu hình hoặc vô hình (Nguồn: Viện Kiểm Toán)
Đánh giá và quản lý tài sản giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản khỏi các rủi ro hoặc sự cố không mong muốn. Đồng thời, việc quản lý này còn hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá và xử lý các nguy cơ theo hướng phù hợp.
Quản lý tài sản giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả, tối ưu hóa chi phí vận hành. Việc giám sát và bảo dưỡng tài sản định kỳ còn giúp giảm chi phí thay thế. bảo trì, sửa chữa.
Quản lý tài sản hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ các quy định liên quan như kiểm kê, báo cáo tài sản, thuế và các yêu cầu pháp lý khác.
Doanh nghiệp có thể tận dụng tốt tài sản để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Quản lý tài sản giúp bảo vệ tài sản doanh nghiệp (Nguồn: CafeF)
Tài sản cố định không có một định nghĩa chung, nhưng theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định được xác định là tài sản có thời gian sử dụng lâu dài, được khấu hao theo thời gian. Định nghĩa cụ thể của tài sản cố định được áp dụng riêng cho từng loại tài sản, cụ thể như sau:
Là các tư liệu lao động có hình thái vật chất, đáp ứng tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình dáng ban đầu. Ví dụ: nhà cửa, máy móc, vật kiến trúc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Là các tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện giá trị đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình, sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Ví dụ: Quyền phát hành, chi phí liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, bản quyền tác giả, bằng sáng chế…
Tài sản cố định hữu hình và vô hình (Nguồn: 1Office)
Là tài sản cố định doanh nghiệp thuê từ công ty cho thuê tài chính. Khi hết thời hạn thuê, bên thuê có quyền mua lại hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận. Tổng tiền thuê trong hợp đồng tài chính phải tối thiểu tương đương giá trị tài sản tại thời điểm ký hợp đồng. Tài sản cố định thuê không đáp ứng tiêu chí trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
Là tài sản cố định có công dụng và giá trị tương đương, sử dụng trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.
Tài sản lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn và các tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại tài sản này bao gồm: Tiền mặt, hiện vật (như vật tư, hàng hóa), chứng khoán có tính thanh khoản cao và các khoản nợ phải thu ngắn hạn.
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 (luật hiện hành) và các văn bản liên quan, chưa có quy định cụ thể về tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia thành hai loại chính, đó là: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Cụ thể:
Phân loại tài sản theo doanh nghiệp (Nguồn: Dragonlend)
Ngoài phân loại theo doanh nghiệp, tài sản lưu động còn được phân loại dựa trên đặc điểm kinh tế. Việc phân loại tài sản lưu động có thể thực hiện theo đặc điểm kinh tế và khả năng chuyển đổi:
Tài sản lưu động bao gồm toàn bộ tiền mặt trong quỹ, tiền gửi tại ngân hàng và tiền đang chuyển. Cần lưu ý, tiền ở đây không chỉ giới hạn ở tiền mặt mà còn bao gồm: Tiền gửi ngân hàng, tiền trên thẻ tín dụng, tiền dưới dạng séc các loại, tiền trong quá trình thanh toán và các loại thẻ ATM.
Đá quý, vàng, bạc, kim khí quý là nhóm tài sản đặc biệt chủ yếu được sử dụng để dự trữ. Tuy nhiên, trong các ngành như ngân hàng, bảo hiểm và tài chính, giá trị của kim cương, đá quý, vàng bạc và kim khí quý lại rất cao.
Nhóm này bao gồm các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh chóng, tức là dễ bán và chuyển thành tiền khi cần thiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này. Chỉ những chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao mới được coi là tài sản lưu động trong nhóm này.
Ngoài ra, các giấy tờ thương mại ngắn hạn có mức độ an toàn cao cũng thuộc nhóm này, như hối phiếu ngân hàng, kỳ phiếu thương mại, bộ chứng từ hoàn chỉnh
Chi phí trả trước là những khoản tiền mà công ty đã thanh toán trước cho người bán, nhà cung cấp hoặc các bên liên quan khác. Một số khoản chi trả trước có mức độ rủi ro cao vì chúng phụ thuộc vào những yếu tố khó lường trước.
Phân loại tài sản theo đặc điểm kinh tế và khả năng chuyển đổi (Nguồn: Vietcap)
Các khoản phải thu là một tài sản quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các công ty kinh doanh thương mại hoặc mua bán hàng hóa. Trong quá trình giao dịch mua bán, các khoản tín dụng thương mại sẽ phát sinh. Trên thực tế, các khoản phải thu bao gồm nhiều mục khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của quan hệ mua bán và hợp đồng.
Vật tư hàng hoá được ghi nhận trong mục gọi là hàng tồn kho. Hàng tồn kho không có nghĩa là hàng hóa không bán được. Thực tế, nó bao gồm tất cả nguyên, nhiên vật liệu còn lại trong kho, quầy hàng, xưởng. Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại như nguyên vật liệu phụ, nguyên vật liệu chính, vật liệu bổ trợ và thành phẩm...
Trên thực tế, có một lượng nguyên vật liệu và chi phí phát sinh nhưng chưa thể phân bổ vào giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ ngay lập tức. Những chi này sẽ được tính vào giá thành trong một khoảng thời gian phù hợp.
Mục tiêu của việc quản lý tài sản là xác định, kiểm soát và duy trì các tài sản của doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, việc quản lý còn giúp cho doanh nghiệp có được sự đồng nhất trong việc gia tăng giá trị tài sản và đảm bảo tính khả dụng của chúng.
Quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sử dụng tài sản và tài nguyên trong sản xuất và kinh doanh. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi nhuận.
Quản lý tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất công việc. Khi tài sản được quản lý tốt, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí, thúc đẩy sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tích lũy dự trữ tài chính và khai thác các cơ hội đầu tư. Nhờ quản lý tài sản hiệu quả, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn lực sẵn có để tạo ra vốn mới hoặc đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng.
Quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tài nguyên (Nguồn: Base)
Tổng kết, tài sản là nguồn lực quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Quản lý tài sản bao gồm việc giám sát, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Quá trình này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài sản, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Xem thêm
Đầu tư vào quỹ mở cần thực hiện những bước nào?
Hướng dẫn lộ trình quản lý gia sản cá nhân cho người mới bắt đầu