Vụ việc thao túng thị trường chứng khoán do ông Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch tập đoàn FLC thực hiện là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của nguyên tắc đầu tư và quản trị rủi ro khi tham gia thị trường. Trong đầu tư chứng khoán, sự hiểu biết về thị trường, kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý rủi ro là những chìa khóa chính dẫn đến thành công.
Vụ “đánh bạc” cổ phiếu FLC khiến nhiều nhà đầu tư phải “tay trắng” (Nguồn: Báo Lao động)
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị truy tố về tội thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Ông Quyết được cho là đã thao túng 5 mã chứng khoán AMD, ART, HAI, GAB, FLC "thổi giá" tăng từ 70% đến 1.700%, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông Quyết còn nâng khống vốn điều lệ của Công ty Xây dựng FLC Faros, chiếm đoạt của các nhà đầu tư 3.600 tỷ đồng.
Sau khi vụ việc xảy ra, không ít nhà đầu tư đã phải trả giá đắt khi "lạc vào ma trận" với nhóm cổ phiếu của ông Quyết, thậm chí có người còn trắng tay. Có thể nói, nhóm nhà đầu tư này đã đặt niềm tin sai chỗ vào nhóm cổ phiếu tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều vấn đề từ trước.
Dấu hiệu thao túng giá đối với 5 cổ phiếu AMD, ART, HAI, GAB, FLC đã xuất hiện từ lâu, không phải đến khi ông Quyết bị bắt mới được phanh phui. Lịch sử giao dịch trong thời gian dài đã cho thấy điều đó.
Đối với cổ phiếu HAI, trong hơn một tháng (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2017), giá cổ phiếu HAI đã trải qua cú tăng phi mã, gấp 5.5 lần với nhiều phiên tăng kịch trần. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau đó, giá cổ phiếu lại giảm hơn một nửa, về quanh mức 10.000 đồng/cổ phiếu.
Đối với cổ phiếu GA, từ khoảng tháng 12 năm 2019 đến cuối tháng 3 năm 2020, giá GAB liên tục tăng trần, từ vùng giá 10.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 140.000 đồng/cổ phiếu, tức tăng hơn 14 lần. Giai đoạn từ tháng 4 năm 2021 đến đầu năm 2022, GAB tiếp tục biến động bất thường theo nhịp, cứ sau một phiên tăng là vài phiên giảm giá.
Tình trạng tăng sốc rồi giảm sâu, biến động giá biên độ lớn cũng xuất hiện ở các cổ phiếu AMD, FLC và ART. Tuy nhiên, trong các giai đoạn tăng/giảm giá bất thường đó, thanh khoản lại tăng lên rất cao, cho thấy nhóm cổ phiếu này thu hút mạnh mẽ dòng tiền từ các nhà đầu tư.
Đáng ngạc nhiên là ngay cả sau khi ông Quyết bị bắt, nhiều người vẫn đặt câu hỏi về việc có nên mua cổ phiếu FLC hay các cổ phiếu liên quan hay không. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không chờ tư vấn đã vội vàng "bắt đáy" với lượng mua vài trăm ngàn, thậm chí cả triệu đơn vị, hy vọng vào một phép màu. Thực tế đến nay, có lẽ những nhà đầu tư này đã nhận ra bài học đắt giá. Không ít người không đủ kiên nhẫn để chờ đợi kết quả mà phải cắt lỗ từ lâu.
Vì sao nhà đầu tư, dù biết rủi ro, vẫn liều lĩnh đặt cược vận may và rồi mất tiền? Tại sao ai cũng than vãn rằng "chứng khoán là canh bạc", nhưng chính họ lại là người tham gia nhiệt tình vào "canh bạc" đó? Tại sao vẫn còn rất nhiều người đầu tư chứng khoán và vẫn có lãi?
Câu trả lời nằm ở nguyên tắc đầu tư và nguyên tắc quản trị rủi ro của mỗi nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Khi nhà đầu tư tuân thủ các nguyên tắc, rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại cũng ở mức thấp, từ đó vẫn có thể đạt được lợi nhuận ở mức mong muốn. Sau câu chuyện “đánh bạc” cổ phiếu FLC, một số bài học được đúc kết như sau:
Lựa chọn doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch sẽ quản trị tối đa rủi ro trong đầu tư cổ phiếu - trái phiếu (Nguồn: VnBusiness)
Khi đầu tư chứng khoán, điều đầu tiên các nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh và minh bạch, được thể hiện qua các yếu tố:
Nhà đầu tư cần tự trau dồi kiến thức về đầu tư cổ phiếu - trái phiếu (Nguồn: Tạp chí Doanh Nhân Trẻ)
Bước tiếp theo, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn về chứng khoán để xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp. Hiện nay, hai phương pháp phổ biến được áp dụng là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, mỗi phương pháp sở hữu ưu nhược điểm riêng biệt. Nhà đầu tư có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với sở thích và mục tiêu đầu tư, hoặc kết hợp cả hai để tối ưu hóa hiệu quả.
Sau khi xác định phương pháp đầu tư phù hợp, nhà đầu tư cần rèn luyện kỷ luật để tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đã đề ra. Việc tuân thủ kỷ luật trong việc lựa chọn cổ phiếu, xác định điểm mua bán và nắm giữ cổ phiếu là yếu tố then chốt dẫn đến thành công.
Tuy nhiên, đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt với cả thắng lợi và thất bại. Việc thiết lập nguyên tắc chốt lời và cắt lỗ phù hợp là vô cùng quan trọng. Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư thường kỳ vọng vào mức lợi nhuận cao từ 20 - 30%, thậm chí là 50%, nhưng ít ai dự tính phương án cho trường hợp thua lỗ. Do đó, việc rèn luyện tâm lý bình tĩnh, tuân thủ kỷ luật và có kế hoạch dự phòng cho những tình huống bất lợi là điều cần thiết để chiến thắng bản thân trong hành trình đầu tư đầy thử thách.
Tìm kiếm giải pháp giao dịch cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư an toàn và hiệu quả là một vấn đề quan trọng đối với nhà đầu tư. Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên tìm kiếm giải pháp tốt:
Một giải pháp giao dịch cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả, nổi bật nhất trên thị trường hiện nay phải kể đến là iStock - sản phẩm của TCBS (TechcomSecurities). Giải pháp này cung cấp dịch vụ Zero Fee - hoàn toàn miễn phí giao dịch chứng khoán, bao gồm cả cổ phiếu, phái sinh, chứng quyền và chứng chỉ quỹ niêm yết. Ngoài ra, iStock còn mang đến lựa chọn vay margin với nhiều tiện ích, lãi suất thấp nhất thị trường chỉ từ 0.5% mỗi năm. Dưới đây là các tính năng nổi bật của iStock:
Giải pháp iStock của TCBS giúp giao dịch chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả (Nguồn: TCBS)
Để mở tài khoản giao dịch chứng khoán iStock tại TCBS, bạn chỉ cần làm theo 3 bước đơn giản sau đây:
Bước 1: Hoàn thành việc điền thông tin cá nhân và lựa chọn số tài khoản ưng ý.
Bước 2: Thực hiện xác thực danh tính (sử dụng thiết bị có camera).
Bước 3: Ký hợp đồng điện tử.
Nhìn chung, qua vụ việc cổ phiếu FLC nhà đầu tư phải nhìn ra tầm quan trọng của việc chọn lọc thông tin, tìm kiếm doanh nghiệp uy tín và tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro. Hãy luôn cẩn trọng, tỉnh táo và trang bị đầy đủ kiến thức trước khi bước chân vào “cuộc đua” thị trường chứng khoán.
Xem thêm
Bật mí một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phổ biến cho người đầu tư lần đầu
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn