Báo cáo kết quả kinh doanh được coi là “xương sống” quan trọng nhất của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, qua đó đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những chỉ số tài chính quan trọng mà nhà đầu tư cần biết khi đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đưa quyết định “xuống tiền” sáng suốt nhất.
Báo cáo kết quả kinh doanh được coi là phần quan trọng của báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phản ánh tổng quan khả năng hoạt động kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán chuẩn mực. Kỳ kế toán ở đây được tính theo pháp luật, thường được theo dõi niêm yết thành hàng quý và hàng năm.
Một mẫu báo cáo kết quả tài chính kinh doanh (Nguồn: Thư viện pháp luật)
Thông qua các chỉ số tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình hoạt động thực tế của công ty, qua đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Bên cạnh đó, những thông tin trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng đối với một số đối tượng khác như: các nhà quản trị doanh nghiệp, đối tác kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước.
Biên lợi nhuận gộp (Gross margin) được hiểu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu đã được chuyển thành lợi nhuận gộp. Trong đó, lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận dư còn lại từ doanh thu sau khi đã thanh toán giá vốn bán hàng ban đầu.
Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp nào có chỉ số tài chính về biên lợi nhuận gộp cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó có khả năng tạo ra khoản lợi nhuận tốt thông qua hoạt động kinh doanh ngành nghề chính của mình.
Không thể bỏ qua biên lợi nhuận gộp khi đọc báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Nguồn: Học viện tài chính)
Công thức tính:
Biên lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu) x 100%
Giả sử tình huống cụ thể sau: Một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 100 triệu đồng, giá vốn ban đầu là 60 triệu đồng và lợi nhuận gộp là 40 triệu đồng. Theo công thức tính trên, ta có chỉ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp là: (40 triệu / 100 triệu) x 100% = 40%.
Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin) được hiểu là tỷ lệ phần trăm khoản lợi nhuận sau khi thanh toán thuế mà công ty thu được từ tổng mỗi đồng doanh thu. Thông qua loại chỉ số tài chính này, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong cùng một ngành, qua đó lựa chọn chính xác cổ phiếu muốn đầu tư. Doanh nghiệp có giá trị biên lợi nhuận ròng cao thì được đánh giá là có hiệu quả hoạt động tốt, có khả năng tạo nguồn tài chính vững chãi.
Công thức tính:
Biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x 100%
Giả sử tình huống cụ thể sau: Một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 100 triệu đồng, giá trị lợi nhuận ròng là 20 triệu đồng. Theo công thức tính trên, ta có chỉ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp là: (20 triệu / 100 triệu) x 100% = 20%.
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp được thể hiện thông qua doanh thu và nguồn lợi nhuận trong báo cáo tài chính, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Thông qua các chỉ số về tốc độ tăng trưởng, nhà đầu tư có thể đánh giá về khả năng sinh lời, mở rộng quy mô, số lượng khách hàng và thị trường của công ty.
Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế càng cao trên thị trường tài chính đầu tư (Nguồn: Open End)
Công thức tính:
Tốc độ tăng trưởng = (Doanh thu kỳ kế toán hiện tại - Doanh thu kỳ kế toán trước đó) / Doanh thu kỳ trước đó x 100%
Giả sử tình huống cụ thể sau: Một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 100 tỷ đồng trong năm 2023 và trong năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp này là 80 tỷ đồng. Theo công thức tính trên, ta có chỉ số tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp là: (100 tỷ - 80 tỷ) / 80 tỷ x 100% = 25%.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin quan trọng về các chỉ số tài chính quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu rõ các thông tin này bạn có thể thiết lập kế hoạch tài chính đầu tư phù hợp để đưa ra những quyết định “xuống tiền” sáng suốt.
Xem thêm
Các triết lý tài chính từ người vợ Nhật với kỹ năng tiết kiệm đạt đến trình độ nghệ thuật