Nhận biết "chi phí chìm" trong quản lý tài chính cá nhân

      Nhận biết "chi phí chìm" trong quản lý tài chính cá nhân

      Onehousing image
      5 phút đọc
      06/03/2024
      Chi phí chìm trong quản lý tài chính cá nhân được định nghĩa như thế nào? Làm thế nào để nhận biết và tránh bẫy chi phí chìm trong tài chính cá nhân?

      Chi phí chìm dễ bị “lãng quên” trong lý trí khi không phải ai cũng nhận ra, âm thầm tác động đến tài chính cá nhân của mọi người. Vậy chi phí chìm được hiểu như thế nào? Cách nhận biết chi phí chìm trong quản lý tài chính cá nhân ra sao? Tất cả sẽ được chia sẻ tới bạn đọc ngay sau đây.

      Chi phí chìm là gì?

      Chi phí chìm (hay còn gọi là sunk cost) là một khái niệm kinh tế được sử dụng để chỉ các loại chi phí, bao gồm thời gian và tiền bạc, đã bị tiêu tốn và không thể được thu hồi lại trong tương lai. Điều quan trọng trong việc hiểu chi phí chìm là những khoản chi phí này đã xảy ra trong quá khứ và không thể thay đổi bằng cách thay đổi quyết định ở hiện tại hoặc tương lai.

      Con người thường có cảm giác ngụy biện chi phí chìm, đây là trạng thái cảm xúc tiếc nuối khi vứt bỏ những thứ đã dành nhiều thời gian, công sức nhưng lại không phù hợp với nhu cầu hiện tại. Nền tảng tâm lý của trạng thái này là việc mọi người có mối liên hệ mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc với thứ đã đầu tư, đã mất đi thay vì thứ họ sẽ nhận được.

      Con người thường có xu hướng ngụy biện chi phí chìm (Nguồn: Misa Amis)

      Ví dụ, giả sử bạn đã mua một chiếc vé máy bay đi du lịch, nhưng sau đó bạn bị ốm và không thể đi. Giá tiền đã trả cho vé máy bay là một chi phí chìm vì dù bạn không đi được, số tiền đó đã không thể thu hồi lại. Dù bạn quyết định đi hay không đi, chi phí chìm vẫn không thay đổi.

      Một ví dụ khác mà rất nhiều sinh viên đại học hiện nay gặp phải. Vì bỏ ra số tiền đáng kể để có được tấm bằng đại học, bạn vẫn quyết định học cho xong dù đây không phải là ngành nghề yêu thích, trong khi đó bạn đã đi làm và tìm được hướng đi mà mình quan tâm và có thể phát huy năng lực bản thân tốt hơn. Chi phí chìm ở đây là thời gian và tiền bạc bạn bỏ ra để có được tấm bằng đại học.

       

      Nhận biết chi phí chìm - Tránh gắn bó với quá khứ

      Đọc tiếp

      Nhận biết chi phí chìm không chỉ là quá trình quan trọng trong quản lý dự án kinh doanh mà cũng rất quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là một số lý do vì sao chúng ta cần nhận biết chi phí chìm trong việc quản lý tài chính cá nhân:

      • Đưa ra quyết định tài chính thông minh: Khi đánh giá lựa chọn đầu tư, mua sắm, hoặc sử dụng nguồn tài chính, chúng ta không nên chỉ dựa trên những khoản tiền đã bỏ ra trong quá khứ. Thay vào đó, nên tập trung vào tiềm năng tương lai và lợi ích thực tế để đưa ra quyết định thông minh.
      • Tối ưu hóa nguồn lực tài chính: Nếu chúng ta tiếp tục chi tiêu vào những khoản không cần thiết chỉ vì đã bỏ ra một lượng lớn tiền trong quá khứ, chúng ta sẽ phải chịu thêm chi phí chìm trong tương lai. Nhận ra chi phí chìm giúp chúng ta ngừng chi tiêu không cần thiết và tìm kiếm cách sử dụng cũng như quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
      • Xác định ưu tiên tài chính: Thay vì tiếp tục đầu tư vào những khoản chi phí chìm, chúng ta có thể tập trung vào việc tiết kiệm và đầu tư vào những mục tiêu lâu dài. Điều này giúp chúng ta xây dựng được tài sản và đạt được mục tiêu tài chính của mình.

      Nhận biết chi phí chìm để tránh “gắn bó với quá khứ” (Nguồn: Open End)

      Tóm lại, nhận biết chi phí chìm giúp con người tránh rơi vào cảnh bị "gắn bó với quá khứ" và tập trung vào việc đưa ra quyết định dựa trên những thông tin ở hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực về thời gian, tiền bạc của bản thân và đánh giá hiệu suất của việc quản lý tài chính cá nhân một cách chính xác.

      Tránh bẫy chi phí chìm như thế nào?

      Nhìn về dài hạn

      Một cách hiệu quả để tránh bẫy chi phí chìm là tập trung vào quan điểm dài hạn trong quản lý tài chính cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc tính toán chi phí cơ hội của các quyết định sẽ được đưa ra. Chi phí cơ hội có thể hiểu đơn giản là những lợi ích mà bạn bỏ lỡ hoặc mất đi nếu lựa chọn phương án thay thế khác.

      Dần dần, thói quen này sẽ tạo cho bản cảm giác dễ buông bỏ hơn với những quyết định dường như không còn đúng đắn. Bằng cách nhìn về dài hạn, xem xét giá trị lâu dài và tập trung vào lợi ích tương lai, chúng ta có thể tránh bẫy chi phí chìm và đưa ra quyết định tài chính thông minh.

      Suy nghĩ cẩn trọng

      Trước mỗi quyết định liên quan đến tài chính, hãy dừng lại 5 phút để suy nghĩ. Xem xét lợi ích và giá trị thực sự, tìm hiểu và nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và rèn luyện tư duy tích cực, khả năng chấp nhận rủi ro, bạn có thể đưa ra quyết định tài chính cá nhân thông minh và tránh bẫy chi phí chìm.

      Suy nghĩ cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định tài chính (Nguồn: Generali)

      Quan sát tín hiệu

      Dù trong nhiều việc, chúng ta cần phải kiên trì và gan dạ, nhưng đừng bỏ qua những tín hiệu quan trọng để tỉnh táo trước bẫy chi phí chìm. Trong quản lý tài chính cá nhân, bạn cần để ý tới những tín hiệu về tài chính, thị trường, tín hiệu từ bản thân và những nguồn đáng tin cậy để quan sát và tối ưu kế hoạch của mình.

      Hãy nhớ rằng không có tín hiệu nào là hoàn hảo và không thể dự đoán chính xác tương lai. Quan sát tín hiệu chỉ là một phần trong việc đưa ra quyết định tài chính thông minh. Hãy kết hợp chúng với tư duy kỹ thuật, kiến thức và sự cân nhắc để đưa ra quyết định tốt nhất cho tình hình tài chính của bạn.

      Như vậy, có thể thấy, trong quản lý dự án, quyết định kinh doanh cũng như quản lý tài chính cá nhân, việc tìm hiểu, xem xét và nhận biết chi phí chìm là rất quan trọng. Thay vì tâm lý ngụy biện chi phí chìm, chúng ta nên tập trung vào những chi phí tương lai và và hướng tới các lợi ích tiềm năng về lâu dài.

      Xem thêm

      Bí quyết kiếm 4 tỷ đồng của nữ nhân viên môi giới bất động sản

      Môi giới bất động sản: Phương pháp xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương