Thị trường chứng khoán là một thế giới đầu tư đầy hấp dẫn và rủi ro. Để thành công trong lĩnh vực chứng khoán, nhà đầu tư không chỉ cần có kiến thức đầu tư tổng hợp, mà còn phải hiểu rõ về cơ chế hoạt động của thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng phải nắm rõ là nhà tạo lập thị trường. Cùng tìm hiểu về khái niệm, chức năng và vai trò của nhân vật này ngay sau đây.
Nhà tạo lập thị trường (MMs) là tổ chức, doanh nghiệp hoặc trung gian riêng lẻ, luôn sẵn sàng mua hoặc bán một lượng nhất định chứng khoán. Nhờ đó, giao dịch trở nên liên tục và hiệu quả hơn.
Nhờ sự hiện diện của MMs, nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán một cách thuận tiện và nhanh chóng (Ảnh: Thư viện Pháp luật)
Lợi nhuận của nhà tạo lập thị trường đến từ chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra trên mỗi giao dịch. Đồng thời, cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách đáp ứng nhu cầu mua bán chứng khoán của nhà đầu tư.
Giả sử bạn muốn bán một cổ phiếu nhưng không ai muốn mua, nhà tạo lập thị trường sẽ mua cổ phiếu của bạn để giúp bạn thực hiện giao dịch. Ngược lại, nếu bạn muốn mua một cổ phiếu mà không tìm được người bán, nhà tạo lập sẽ bán cho bạn.
Theo kiến thức đầu tư tổng hợp toàn cầu, nhà tạo lập thị trường chủ yếu hoạt động theo hai mô hình sau đây.
Hầu hết các Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đều áp dụng cơ chế tạo lập thị trường. Theo đó, các nhà tạo lập có nghĩa vụ cung cấp báo giá mua và bán liên tục hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Chào giá liên tục là hoạt động mà tổ chức tạo lập thị trường liên tục đưa ra các lệnh mua hoặc lệnh bán, thậm chí cả lệnh mua và lệnh bán trên thị trường. Việc chào giá của MM phải tuân nghiêm ngặt các các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán về tần suất, khối lượng, thời gian tồn tại của lệnh và các điều kiện khác để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường.
Ví dụ: Tại Sở Giao dịch Chứng khoán London, nhà tạo lập thị trường bắt buộc phải duy trì yết lệnh liên tục 90% thời gian giao dịch trong ngày. Ngoài ra, khối lượng chào giá tối thiểu được quy định là 01 EMS (Exchange Market Size) và các nhà tạo lập thị trường phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chênh lệch giá mua và giá bán tối đa.
Việc MMs phải liên tục chào giá sẽ đảm bảo chứng khoán luôn có giá tham chiếu rõ ràng. Điều này tựa như đặt một bảng giá điện tử tại cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng so sánh và quyết định có nên mua hàng hay không. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường.
Tuy nhiên, mô hình đòi hỏi MMs phải sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Việc liên tục nghiên cứu thị trường, điều chỉnh chiến lược và cạnh tranh với các đối thủ khác là những thách thức lớn mà chỉ các tổ chức tài chính quy mô lớn mới có thể đáp ứng.
Bên cạnh chào giá liên tục, nhà tạo lập thị trường còn phải thực hiện chào giá khi có yêu cầu từ nhà đầu tư. Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng, nhà tạo lập phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán về thời gian, khối lượng và các điều kiện khác.
Ví dụ: Sở Giao dịch Chứng khoán Phái sinh Đài Loan (TAIFEX) quy định rõ ràng về nghĩa vụ chào giá của các nhà tạo lập thị trường. Cụ thể, khi nhà đầu tư có yêu cầu, các nhà tạo lập phải đưa ra báo giá 2 chiều mua và bán. Khối lượng tối thiểu tùy theo từng loại hợp đồng. Thời gian tồn tại lệnh là 20 giây.
Mặc dù giảm bớt gánh nặng cho nhà tạo lập thị trường, hình thức chào giá khi có yêu cầu lại gây bất tiện cho nhà đầu tư. Việc phải chờ đợi nhà tạo lập đưa ra báo giá có thể làm chậm quá trình giao dịch và khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Nhà tạo lập thị trường có nghĩa vụ chào giá liên tục hoặc theo yêu cầu từ nhà đầu tư (Ảnh: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ)
So với cơ chế tạo lập thị trường, cơ chế cung cấp thanh khoản thường có các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ đơn giản hơn. Theo đó, nhà cung cấp thanh khoản thường chỉ cần đáp ứng yêu cầu về khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định, như hàng tháng hoặc hàng quý, theo như cam kết ban đầu với Sở Giao dịch hoặc tổ chức phát hành.
Chẳng hạn, tại thị trường Hàn Quốc, khi chênh lệch giá mua và giá bán của một cổ phiếu vượt quá ngưỡng cho phép, các nhà cung cấp thanh khoản có nghĩa vụ phải đưa ra báo giá mua hoặc bán để thu hẹp khoảng cách này.
Trên cả hai thị trường KOSPI và KOSDAQ, tỷ lệ này lần lượt là 3% và 2%. Khối lượng giao dịch tối thiểu mà nhà cung cấp thanh khoản phải thực hiện tương ứng là 5 lần đơn vị giao dịch trên thị trường KOSPI và 10 lần đơn vị giao dịch trên thị trường KOSDAQ.
Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành đánh giá định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) hoạt động tạo lập thị trường của các tổ chức. Dựa trên kết quả đánh giá, Sở sẽ xem xét việc giảm phí giao dịch hoặc áp dụng các chế độ ưu đãi khác để khuyến khích các tổ chức hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình.
Kiến thức đầu tư tổng hợp từ trước đến nay đã cho thấy hai vai trò quan trọng của MMs. Vai trò chủ yếu là đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đặc biệt là những loại chứng khoán có giao dịch ít.
Để thực hiện điều này, các nhà tạo lập thị trường sẽ chủ động mua vào khi thị trường thiếu cầu và bán ra khi thị trường thiếu cung, với các mức giá được họ tự quyết định nhưng phải tuân thủ các quy định của sàn giao dịch.
Nhờ vào hoạt động này, các nhà tạo lập thị trường góp phần duy trì tính liên tục của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, thị trường trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia và hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn một cách dễ dàng.
Thứ hai, nhà tạo lập thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập và duy trì giá cả thị trường. Họ liên tục cung cấp giá mua và giá bán cho các loại chứng khoán, tạo ra một mức giá tham chiếu cho thị trường. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh và đưa ra quyết định mua bán.
Nhà tạo lập thị trường luôn là một mắt xích không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính (Ảnh: Stock Farmer Group)
Trên đây là kiến thức đầu tư tổng hợp về nhà tạo lập thị trường. Hiểu rõ về vai trò và hoạt động sẽ giúp nhà đầu tư tự tin hơn khi tham gia vào thị trường chứng khoán.
Xem thêm
Tác động của cung tiền tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán
Thao túng thị trường chứng khoán là gì? Các phương pháp phòng tránh các hành vi thao túng
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn